Di sản Hoàng thành được “đánh thức”, tăng sức hút với du khách
Mãn nhãn với hoa hướng dương, vườn chong chóng giữa Thủ đô | |
Hoàng thành Thăng Long trong Mộc bản triều Nguyễn |
Với những ý nghĩa văn hóa, lịch sử, trong những năm gần đây, khu di tích nơi đây đang chuyển mình mạnh mẽ, dần đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội bao gồm Trục trung tâm Thành cổ Hà Nội và Di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu, là bộ phận quan trọng nhất của Kinh thành Thăng Long - Kinh đô của Quốc gia Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII.
|
Trải qua thời gian, tòa thành đồ sộ và những lầu son gác tía không còn nữa nhưng những di tích, di vật còn lại vẫn chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa vô giá, minh chứng cho sự phát triển liên tục của Kinh đô Thăng Long và lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long hiện nay còn nhiều vết tích và các di tích được bảo tồn, lưu giữ qua nhiều thế kỷ. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến các di tích như: Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Nền Điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Chính Bắc Môn (Cửa Bắc), di tích cách mạng Nhà và Hầm D67.
|
Với những giá trị lịch sử, văn hóa vô giá, trong thời gian qua, Ban Quản lý khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã triển khai nhiều sự kiện văn hóa hấp dẫn cùng các hoạt động trải nghiệm để thu hút du khách.
Những năm gần đây, khu di sản Hoàng thành đã trở thành nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, đặc biệt trong mỗi dịp lễ Tết nơi đây trở thành điểm diễn ra các hoạt động vui chơi, lưu giữ nét văn hóa truyền thống như: Lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế vào đầu Xuân, điểm đến di sản mùa Xuân, lễ dựng cây Nêu, lễ hội ông Công ông Táo, biểu diễn múa rối nước, chương trình vui tết Trung thu...
| |
Những di tích, di vật còn lại trong Hoàng thành vẫn chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa vô giá, minh chứng cho sự phát triển liên tục của Kinh đô Thăng Long. |
Không chỉ thu hút người lớn vào tham quan Hoàng thành để hiểu rõ hơn về lịch sử của dân tộc, nơi đây hàng năm thu hút nhiều các bạn nhỏ ghé thăm. Thời gian qua, trung tâm đã tổ chức những chương trình như: không gian “Em tập làm nhà khảo cổ”, cho các em nhỏ tham quan, chơi trò chơi, xem phim giới thiệu về Hoàng thành... Khi Hoàng thành thu hút được sự quan tâm đông đảo của thế hệ trẻ, đó cũng là cách gieo mầm tình yêu di sản một cách bền vững nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ
Công đoàn 23/01/2025 13:03
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07