Di dời trụ sở bộ, ngành, trường đại học… ra khỏi nội đô: Không thể chần chừ mãi!
Di dời trụ sở bộ, ngành, trường học khỏi nội đô: Không thể mãi chần chừ! Vì sao vẫn chậm trễ di dời trụ sở các bộ, ngành khỏi nội đô? |
Thực hiện nghiêm lộ trình
Mới đây, Ban Bí thư đã có Chỉ thị số 23 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, trong đó đã nhắc đến chủ trương di dời trụ sở bộ ngành. Ban Bí thư yêu cầu thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn, khu sản xuất công nghiệp… ra ngoài khu vực trung tâm Thành phố theo quy hoạch.
Trụ sở Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức chuyển xuống Hòa Lạc tạo tiền đề để các trường đai học, bộ, ngành… di chuyển góp phần giảm áp lực giao thông cho nội đô cũng như có quỹ đất xây trường học (Ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội ). |
Trước đó, trong tháng 4/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã ký quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030. Theo đồ án, hệ thống trụ sở mới này sẽ là nơi làm việc của 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ và 6 cơ quan Trung ương của các đoàn thể. Đồ án quy hoạch này gồm hai bản quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại hai khu vực là Tây Hồ Tây và Mễ Trì. Trong đó khu Tây Hồ Tây có diện tích 35 ha, gồm 20,7 ha thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ và 14,3 ha tại phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm. Khu Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) có quy mô 55 ha, với 43,6 ha thuộc phường Mễ Trì và 11,4 ha thuộc phường Trung Văn. Dự kiến khu vực này sẽ là trụ sở làm việc của 23 cơ quan.
Đồ án quy hoạch cũng chỉ rõ, đối với hệ thống các cơ sở nhà đất hiện có sau khi di dời yêu cầu phải có biện pháp quản lý tập trung. Đồng thời giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội xác định phương án khai thác cụ thể cho từng cơ sở nhà đất để phục vụ hoạt động của các cơ quan Trung ương, phục vụ hoạt động của Thành phố. Trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng làm cơ quan hành chính thì thực hiện đấu giá công khai để thu lại nguồn lực cho Nhà nước.
Đối với cơ sở không có nhu cầu sử dụng làm cơ quan hành chính, việc chuyển đổi phải đảm bảo nguyên tắc đã được định hướng trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội là ưu tiên tái cấu trúc đô thị, sử dụng cho mục đích công cộng, vườn hoa, bãi đỗ xe, hạn chế việc chất tải thêm vào hạ tầng tại khu vực.
Khi Ban Bí thư, Chính phủ có những Chỉ thị, quyết định mới về việc di dời các cơ quan, bộ, ngành ra khỏi nội đô, nhiều người dân Thủ đô bày tỏ sự vui mừng. Ông Nguyễn Văn Hưng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Tôi rất đồng tình với việc chuyển di dời các cơ quan, bộ, ngành, trường học, nhà máy, bệnh viện… ra khỏi nội đô. Hi vọng với những Chỉ thị, quyết định mới của Ban Bí thư, Chính phủ sẽ là một trong những “chìa khóa” quan trọng nhất để giải bài toán giao thông nội đô diễn ra trong nhiều năm qua. Đồng thời, việc di dời sẽ giúp người dân chúng tôi hưởng lợi nhiều hơn từ các không gian công cộng được xây dựng sau đó”.
Cần cơ chế đặc thù cho Hà Nội
Nói về lợi ích của việc di dời các cơ quan, bộ, ngành ra khỏi nội đô, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng, việc di dời này nhằm nâng cao chất lượng của Thủ đô Hà Nội, tạo ra một cơ cấu mới để giải quyết những áp lực cho Thủ đô. Ví dụ: giảm áp lực về giao thông; tạo khoảng không gian công cộng để có thể nâng cao chất lượng sống của người dân, xây mới trường học cho học sinh. Ngoài ra, trụ sở các bộ, ngành phần lớn xây dựng trong suốt thời gian sau hòa bình lập lại, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn diện tích, hạ tầng, kĩ thuật… đều không đáp ứng được yêu cầu làm việc của các bộ, ngành. Việc di dời cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo điều kiện tốt hơn, thuận lợi hơn trong quá trình làm việc.
“Thời gian qua, trong các lần quy hoạch, đặc biệt là Quy hoạch được phê duyệt năm 1992, sau đó là quy hoạch phê duyệt năm 1998, quy hoạch phê duyệt năm 2011 đều khẳng định, phải di dời trụ sở một số bộ, ngành, cơ sở công nghiệp, trường học… ra khỏi nội đô Hà Nội. Đây là những định hướng nhằm cơ cấu lại đô thị trung tâm của thành phố Hà Nội, phù hợp với yêu cầu mới, phát triển cho Thủ đô. Đặc biệt trong Luật Thủ đô cũng đã đặt ra một yêu cầu phải di dời đi để tạo ra thuận lợi cho Hà Nội trong việc phát triển kinh tế xanh, văn hiến, văn minh”, ông Nghiêm cho biết.
Cũng theo ông Nghiêm, với quá trình dài như vậy, Hà Nội đã triển khai ngay từ sau năm 1998 về việc di dời các trụ sơ, ban ngành ra khỏi nội đô. Đến năm 2015, Chính phủ đã có quyết định, lộ trình di dời, gần đây nhất, vừa rồi Chính phủ cũng đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030. “Lần này là một dấu ấn mới, một sự kiện của cả quá trình hơn 20 năm thực hiện việc di dời sở, bộ, ngành nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Hi vọng rằng với sự kiện lần này, với dấu ấn lần này, chúng ta sẽ thực hiện được việc di dời”, ông Nghiêm bày tỏ.
Lý giải nguyên nhân việc di dời trong những năm qua vẫn còn chậm trễ, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, có nhiều nguyên nhân, thứ nhất việc bố trí trụ sở mới trong quy hoạch đã xác định, gần đây Bộ Xây dựng đã thống nhất quy hoạch nhưng tiền để xây dựng trụ sở mới phải huy động từ ngân sách, trong khi rất khó bố trí cùng lúc đủ tiền ngân sách để xây trụ sở tất cả các bộ, ngành. Thứ hai là bất cập khung pháp lý, chẳng hạn đất trụ sở cũ sau di dời giao cho ai quản lý. Thời gian qua, việc di dời 6 cơ quan, đơn vị ra khỏi nội đô chưa có tác động đến Hà Nội, bởi một số cơ quan không giao cho Hà Nội được, và cũng không muốn giao. Cũng từ lý do đó, cần có cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội được tiếp nhận đất trụ sở cũ sau di dời.
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03