Vì sao vẫn chậm trễ di dời trụ sở các bộ, ngành khỏi nội đô?
Trả lại không gian công cộng từ những cơ sở công nghiệp di dời Hà Tĩnh: Chi trả tiền hỗ trợ di dời các phần mộ để làm cao tốc Bắc - Nam Trụ sở 13 bộ, ngành được đề xuất di dời ra Mễ Trì và tây Hồ Tây |
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thực hiện Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành trung ương đến nay triển khai chậm.
Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất là còn có cơ quan chưa thực sự quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 130, như là chậm xây dựng đề án di dời bao gồm danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời.
Thứ hai là nguồn ngân sách bố trí cho việc di dời trụ sở và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khu vực quy hoạch trụ sở mới trong khi nhu cầu vốn rất lớn mà ngân sách còn hạn chế.
Thứ ba là chưa có phương án huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác đầu tư xây dựng các trụ sở mới.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ảnh: VPQH) |
Về trách nhiệm, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chung về việc thực hiện giám sát, đôn đốc công tác này cũng chưa thực sự hiệu quả trong thời gian vừa qua. Trách nhiệm thứ hai là các cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể theo nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao cũng chưa quyết liệt, chưa đúng như nhiệm vụ Thủ tướng giao.
Đối với các giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, các bộ, ngành trung ương và thành phố Hà Nội cần thúc đẩy tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, xác định các danh mục cơ sở cần di dời, lộ trình di dời, biện pháp thực hiện, đồng thời cũng xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ di dời để đảm bảo theo đúng nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 130.
Trong đó, các bộ như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế, quy hoạch giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thủ đô để trình Thủ tướng phê duyệt, lập danh mục xây dựng biện pháp, lộ trình di dời cũng như sử dụng quỹ đất sau di dời.
Bộ Tài chính tăng cường phối hợp với bộ, ngành, thành phố Hà Nội và các tỉnh trong vùng Thủ đô xây dựng cơ chế, chính sách di dời, đảm bảo phù hợp với mục tiêu theo Quyết định 130, đảm bảo đáp ứng đúng Nghị định 167 và Nghị định 67 của Chính phủ. Thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai thực hiện công tác rà soát, lập đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng chấp thuận và lập quy hoạch phân khu đô thị cũng như xác định quỹ đất phù hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị cũng như hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ và phát huy giá trị các công trình kiến trúc.
Giải pháp cuối cùng, quan tâm dành nguồn lực thực hiện công tác di dời các trụ sở bộ, ngành cũng như các cơ sở sản xuất.
![]() |
Hiện Bộ Xây dựng đang hoàn thiện Đồ án Quy hoạch khu trụ sở bộ, ngành tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì, Hà Nội (ảnh minh họa) |
Trước đó, tại báo cáo gửi đại biểu Quốc hội, Bộ Xây dựng cho biết đã hoàn thành tổ chức Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở làm việc các bộ, ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây. Trên cơ sở kết quả thi tuyển, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo hoàn thiện Đồ án Quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, ngành trung ương, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt; có văn bản gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan có liên quan về Đồ án Quy hoạch khu trụ sở bộ, ngành tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì, Hà Nội.
Đến ngày 16/9/2022, Bộ Xây dựng đã nhận đủ văn bản góp ý trong đó đa số đồng thuận với các nội dung chính của Đồ án; một số cơ quan bổ sung, làm rõ nhu cầu sử dụng trong tương lai.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp, Đồ án đã được chỉnh sửa, bổ sung các nội dung phù hợp và hiện đang triển khai lấy thêm ý kiến cộng đồng dân cư tại các khu đất thuộc phạm vi ranh giới nghiên cứu lập đồ án quy hoạch (phường Mễ Trì và phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm), phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm). Công tác này dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 11/2022, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022 để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47