--> -->

“Đi chợ thuê”- cứu cánh cho các bà nội trợ trong thời gian dịch Covid-19

Sau Chỉ thị của Chính phủ về việc triển khai biện pháp cách ly toàn xã hội nhằm phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người dân được yêu cầu hạn chế tối đa ra đường…Để giảm thiểu việc đi lại cũng như hạn chế đến những nơi đông người như chợ, siêu thị, nhiều bà nội trợ ngay lập tức đã chuyển sang sử dụng dịch vụ “đi chợ thuê” – dịch vụ tích hợp đang được nhiều hãng xe công nghệ triển khai mạnh mẽ trong mùa dịch và trở thành “cứu cánh” cho các bà nội trợ.
di cho thue cuu canh cho cac ba noi tro trong thoi gian dich covid 19 Xét nghiệm dịch hầu họng cho 343 người liên quan đến ổ dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai
di cho thue cuu canh cho cac ba noi tro trong thoi gian dich covid 19 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc về hợp tác chống dịch Covid-19
di cho thue cuu canh cho cac ba noi tro trong thoi gian dich covid 19 Lãnh đạo quận Nam Từ Liêm kiểm tra, động viên công tác phòng chống dịch trên địa bàn

Xe công nghệ chạy đua “đi chợ thuê”

Thực tế, không phải đến thời điểm này dịch vụ “đi chợ thuê” mới được các bà nội trợ quan tâm. Năm 2017 tại Việt Nam, Now.vn dựa trên nền tảng mạng xã hội chuyên kết nối cộng đồng ẩm thực đánh giá về địa điểm, quán ăn đã chính thức lấn sân sang mảng giao nhận thực phẩm với tên gọi Now.vn Grocery (tên cũ MarketNow), đồng thời mở ra một bước tiến mới về việc ứng dụng công nghệ trong việc giao nhận đồ ăn, phục vụ nhu cầu khách hàng tại các thành phố lớn.

di cho thue cuu canh cho cac ba noi tro trong thoi gian dich covid 19
Các hàng xe công nghệ nhanh chóng tung ra gói dịch vụ giao hàng an toàn, giao nhận thức ăn...được nhiều khách hàng tin dùng vì tiện lợi và an toàn

Tuy nhiên, thời điểm này khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc hạn chế tiếp xúc, hạn chế đến nơi đông người và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Do đó, việc “đi chợ thuê”, thanh toán qua ứng dụng Banking, ví điện tử Momo…đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Thay vì phải đi đến siêu thị hay các cửa hàng thực phẩm, người dùng chỉ cần mở ứng dụng, lựa chọn món hàng cần mua và thanh toán, thực phẩm sẽ được giao tới tận nhà.

Nắm bắt được tâm lý này, những “ông lớn” trong ngành xe công nghệ như Grab, Be, Goviet nhanh chóng tung ra các ứng dụng mới nhắm thu hút khách hàng. Cụ thể, với Grab, sau thời điểm triển khai dịch vụ GrabFood tại tất cả các tỉnh, thành phố (trừ Đà Nẵng), thì mới đây hãng này đã tung ra thử nghiệm dịch vụ GrabMart cho người dùng tại TP. Hồ Chí Minh và GrabAssistant (dịch vụ mua hộ hàng hóa, giao nhanh 1 giờ tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng); giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm và chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, trái cây tươi, thức uống đóng chai, rau, củ, quả từ các đối tác liên kết là các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Khi người dùng tick chọn mua đơn hàng sẽ gửi trực tiếp đến máy nhận đơn của siêu thị, các tài xế nhận đơn hàng chỉ cần đến cửa hàng, báo số đơn, nhận hàng và giao hàng.

Cũng như Grab, 2 hãng xe công nghệ là Goviet và Be cũng không nằm ngoài cuộc đua “đi chợ”, với GoViet hiện hãng này vẫn duy trì hoạt động “đi chợ” giúp các bà nội trợ bằng dịch vụ giao nhận thực phẩm GoFood và giao nhận hàng hóa GoSend. Trong khi đó, hãng xe công nghệ Be cũng đang triển khai dịch vụ Be đi chợ và BeDelivery bình thường trong thời gian dịch bệnh, đồng thời các dịch vụ luôn đảm bảo việc tuân thủ nghiêm những khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ tốt cho bản thân và cộng đồng trong việc phòng, chống dịch Covid-19.

“Cứu cánh” cho các bà nội trợ

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16/CT-TTg về việc cách ly xã hội, từ 2/4 đến hết 15/4, các hãng xe công nghệ tại Hà Nội tạm dừng cung cấp dịch vụ hành khách qua ứng dụng, tuy nhiên, dịch vụ giao nhận thực phẩm và giao hàng chuyển phát vẫn được triển khai. Đây thực sự là tin vui cho các bà nội trở, bởi từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, dịch vụ “đi chợ thuê” từ các hãng xe công nghệ đã trở thành cứu cánh cho họ trong mùa dịch.

Chị Thùy Vân ở chung cư D22 Bộ Tư lệnh Biên phòng (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết, chị là người thường xuyên sử dụng dịch vụ “đi chợ thuê” của Grab hay Goviet bởi sự tiện ích, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh thì việc ứng dụng dịch vụ này lại càng được chị Vân áp dụng triệt để. Theo chị Vân, việc sử dụng các ứng dụng này không chỉ giúp chị mua được các sản phẩm sạch, an toàn, mà còn giúp hạn chế được việc đến các chỗ đông người.

di cho thue cuu canh cho cac ba noi tro trong thoi gian dich covid 19
"Đi chợ thuê" cứu cánh cho các bà nội trợ trong thời điểm hạn chế ra ngoài và đến nơi đông đúc như chợ, siêu thị

“Các ứng dụng này hiện nay rất nhiều, việc thanh toán cũng đơn giản hơn trước. Trong khi đó, nhiều hãng xe công nghệ còn áp dụng các biện pháp an toàn trong việc phòng, chống Covid-19 cho khách hàng như: Giao hàng tận nhà, giữ khoảng cách giao hàng, thanh toán không dùng tiền mặt…Đặc biệt trong những ngày cách ly như thế này, nếu không có dịch vụ “đi chợ thuê” từ các hãng xe công nghệ, chắc chắn nhiều gia đình sẽ gặp khó”, chị Vân cho hay.

Cũng giống như chị Vân, chị Hải Yến ở khu đô thị Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) cũng cho biết, mặt tốt nhất của dịch vụ đi chợ thuê là việc khách hàng không cần đến những nơi công cộng đông người như chợ, siêu thị để mua sắm, do đó hạn chế được việc ra đường, nâng cao phòng, chống dịch bệnh trong thời điểm này. “Chỉ cần ngồi nhà, dùng điện thoại chọn đồ, chọn giờ giao hàng là hoàn tất, đến giờ hẹn sẽ có nhân viên đến giao tận nhà. Dù không được cầm đồ lên chọn như mua trực tiếp, nhưng tôi thấy an tâm về chất lượng và quan trọng nhất là hạn chế phải ra ngoài”, chị Hải Yến nói.

Tiện ích là vậy, tuy nhiên theo các bà nội trợ, việc giao hàng hiện nay vẫn chưa được đúng hẹn và chậm trễ hơn theo lịch hẹn. Lý giải về điều này nhiều người cho rằng, nguyên nhân một phần là do nhu cầu tăng đột biến của những người mua hàng trực tuyến, mặt khác là do sự lo lắng về tình hình dịch bệnh nên nhiều tài xế công nghệ đã nghỉ việc nên nguôn nhân lực giao hàng bị thiết hụt.

Khó khăn là điều khó tránh khỏi trong thời gian dịch bệnh, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dịch Covid-19 đã tác động tâm lý và thay đổi thói quen của người tiêu dùng là hạn chế mua sắm nơi công cộng, ăn uống ngoài do lo ngại dịch lây lan. Đặc biệt, chằm hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), hiện Bộ đang nỗ lực xây dựng "Đề án phát triển nền tảng ứng dụng thương mại điện tử" để thúc đẩy kết nối giữa các nhà sản xuất và phân phối trên nền tảng liên kết chặt chẽ về thông tin từ nhà sản xuất đến hệ thống phân phối cùng sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tổ chức triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa có dán tem IDEA-Blockchain đối với một số mặt hàng nông sản nhằm nâng cao thương hiệu. Cùng đó, thiết lập email thương hiệu, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Bộ cũng đang thực hiện kết nối với các Tập đoàn bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới để tạp thuận lợi cho doanh nghiệp và người tiên dùng tiếp cận với thương mại điện tử và chắc chắn trong tương lai thương mại điện tử sẽ giúp ích rất nhiều cho người tiêu dùng, trong đó có cả các bà nội trợ.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an Hà Nội khuyến cáo phòng tránh rủi do về đuối nước trong mùa hè

Công an Hà Nội khuyến cáo phòng tránh rủi do về đuối nước trong mùa hè

Thời gian gần đây, Hà Nội đã ghi nhận hàng loạt vụ tai nạn khiến nhiều học sinh tử vong. Đáng lo ngại, hầu hết các trường hợp đều do thiếu kỹ năng an toàn dưới nước và sự chủ quan của người lớn. Khi “thời gian vàng” để cứu nạn chỉ kéo dài vài phút, việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả đã được tuồn ra thị trường từ một “nhà máy ma” nằm sâu trong khu dân cư ở Hưng Yên. Đứng sau đường dây tinh vi này là một cặp vợ chồng dược sĩ, cùng 17 công ty “vỏ bọc” được lập ra để che mắt cơ quan chức năng. Những kẻ lừa đảo này đã vận hành cả một “đế chế hàng giả” quy mô lớn như thế nào?
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
TP.HCM: Chuẩn bị kiểm định khí thải khoảng 9 triệu xe mô tô, xe gắn máy

TP.HCM: Chuẩn bị kiểm định khí thải khoảng 9 triệu xe mô tô, xe gắn máy

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang tập trung chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng để tiến hành kiểm định cho 9 triệu xe mô tô, xe gắn máy nhằm giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030.
Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Tại tỉnh Bình Dương, một căn nhà nặng khoảng hơn 1.000 tấn vừa được các “thần đèn” di dời lùi về sau 40m so với vị trí ban đầu bằng hệ thống thuỷ lực và con lăn để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Hà Nội: Phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước

Hà Nội: Phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước

Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho hơn gần 2.000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.
Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Hơn 1 triệu học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút” để chuẩn bị cho kỳ thi có nhiều đổi mới. Những thay đổi này mang theo nhiều kỳ vọng cải cách, nhưng đồng thời cũng có cả những áp lực đối với học sinh, giáo viên và nhà trường. Chúng ta sẽ cùng lắng nghe chia sẻ của học sinh lớp 12, giáo viên và đại diện nhà trường để hiểu rõ hơn về tâm thế, sự chuẩn bị và kỳ vọng trước kỳ thi bước ngoặt này.

Tin khác

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thời gian gần đây, thị trường thực phẩm online tại Việt Nam chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một mặt hàng tưởng chừng như xa lạ, nhưng lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người tiêu dùng đó là lòng se điếu.
Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện mang chủ đề “Tự hào nông sản Việt 2025”. Sự kiện kéo dài liên tục từ nay đến hết ngày 7/5/2025 trên toàn hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market của tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động