-->

Dẹp nạn đổ trộm phế thải xây dựng ở Mễ Trì, Hà Nội: “Liều thuốc” hiệu quả

Trong khi nhiều địa phương “đau đầu” giải quyết vấn nạn đổ trộm phế thải xây dựng thì ở phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) một giải pháp tạm thời nhưng đang mang lại những hiệu quả tích cực đã được triển khai.
lieu thuoc hieu qua Phế thải đổ tràn lan dưới tuyến đường sắt trên cao đoạn phố Hào Nam
lieu thuoc hieu qua Xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật đê điều ở quận Tây Hồ

Tràn lan vi phạm

Theo tìm hiểu, hiện phần lớn rác, phế thải xây dựng của Thủ đô được chuyển tới bốn bãi tập kết nằm ở ngoại thành. Những bãi này do các đơn vị vệ sinh môi trường xã hội hóa phối hợp với chủ sở hữu đất lập ra để chôn lấp là: Vân Nội, Nguyên Khê (Đông Anh), Vĩnh Quỳnh (Thường Tín) và bãi tại huyện Đan Phượng...

Tuy nhiên, có một thực tế hiện các bến bãi tập kết trên nằm ở khá xa và bắt đầu có dấu hiệu quá tải trong khi đó nhu cầu “xả thải” của người dân vẫn rất cao, đặc biệt ở các khu vực đang phát triển hạ tầng mạnh như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Gia Lâm…

lieu thuoc hieu qua
Phường Mễ Trì đã dành hẳn một khu đất trống, quây lợp rào tôn để người dân đổ phế thải xây dựng khi có nhu cầu. (Ảnh Đinh Luyện)

Ở Hà Đông, các điểm được coi là “nóng” về vấn đề này có thể kể đến khu vực ven tuyến đường từ cổng của Khu Công viên Thể thao cây xanh của quận giáp với khu đô thị Văn Phú. Đoạn ven tuyến đường mới, chạy dọc khu đô thị Xa La và khu đô thị Thanh Hà cũng là một điểm thường xuyên tái diễn tình trạng đổ trộm phế thải.

Tương tự, khu vực phường Trung Văn, trên trục đường Lương Thế Vinh, đoạn ngay sát một trường học dù có biển cấm của công an phường nhưng vẫn trở thành một “điểm đen” chứa rác. Đáng chú ý, cũng ngay cuối trục đường trên nhưng thuộc phường Mễ Trì, đoạn cắt giao từ khu dân cư ra tuyến đường vành đai 3 cũng tồn ứ, la liệt nhiều đống phế thải xây dựng.

Không dừng lại ở mức đổ trộm, “phế thải tặc” còn hoạt động lén lút, nhiều khu vực chúng còn hoạt động khá công khai, manh động và chống đối chính quyền. Khu đất nông nghiệp số 5 Đại lộ Thăng Long ở Nam Từ Liêm là một ví dụ. Một diện tích lớn khu vực này hiện đã bị san lấp bằng phế thải. Để ngăn chặn các hành vi vi phạm, chính quyền sở tại đã phải sử dụng phương án quây tôn xung quanh khu đất, thường xuyên tuần tra, giải tỏa các vi phạm, lấn chiếm. Xử lý mạnh là vậy, nhưng hễ vắng bóng lực lượng chức năng “phế thải tặc” lại lộng hành. Chúng táo tợn đến mức cắt khóa, tiếp tục đổ rác, phế thải vào khu đất.

Mô hình hay cần nhân rộng

Xoay quanh câu trả lời cho “bài toán” xử lý tận gốc nạn đổ trộm phế thải, có thể thấy hiện việc phát hiện, xử lý vi phạm trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao một phần do thủ đoạn đối phó tinh vi của các đối tượng vi phạm. Mặt khác, do lực lượng chức năng còn mỏng, địa bàn rộng, nhiều tuyến đường ít người qua lại nên việc đổ lén phế thải rất khó bắt quả tang.

Chưa hết, hiện việc xử lý đối tượng đổ trộm phế thải vẫn còn tồn tại “lỗ hổng” đó là sự chồng chéo giữa các cơ quan chức năng. Nói cách khác, hiện việc quản lý, xử phạt nạn đổ trộm phế thải xây dựng thuộc rất nhiều ngành như: Thanh tra Giao thông, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường, Thanh tra xây dựng... các đơn vị thuộc cấp địa phương như phường, xã – nơi nắm và quản lý địa bàn lại không có thẩm quyền xử lý vi phạm. Nhắc chuyện này, một cán bộ cấp phường ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ: “Phường không có thẩm quyền thu dọn rác, phế thải xây dựng và phường cũng không đủ thẩm quyền để bắt các đối tượng này”.

Đó là cấp quản lý, nhưng ngay từ phía người dân dường như công tác tuyên truyền về vấn đề trên vẫn đang tồn tại những bất cập nhất định. Mặc dù Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về việc tăng cường quản lý phá dỡ, thu gom, vận chuyển, xử lý phế thải xây dựng trên đia bàn trong đó nhấn mạnh các chủ đầu tư xây dựng công trình trước khi khởi công phải có trách nhiệm gửi thông báo đến UBND cấp xã, Đội thanh tra xây dựng UBND cấp huyện.

Ngoài các hồ sơ thông báo khởi công phải kèm theo hợp đồng ký kết với nhà thầu có đủ điều kiện năng lực và tư cách pháp nhân để thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng đổ đúng nơi quy định và phải có bản cam kết bảo vệ môi trường. Nhưng thực tế, đa phần người dân khi xây dựng nhà ở họ chỉ biết thuê đội ngũ vận chuyển phế liệu xây dựng đến dọn dẹp. Nhưng khi hỏi sâu hơn về “đường đi” của nguồn thải này thì người dân đều tỏ ra không quan tâm vì đã “tiền trao cháo múc” với đội ngũ vận chuyển.

Liên quan đến câu chuyện xử lý nạn “phế thải tặc”, khi tìm hiểu vấn đề trên địa bàn phường Mễ Trì (Q. Nam Từ Liêm) người viết tình cờ biết được một phương cách tạm thời nhưng đang phát huy được hiệu quả nhất định ở địa phương này. Đó là việc mở một điểm tập kết phế thải xây dựng tạm thời.

Theo ông Hứa Đức Minh - Phó Chủ tịch UBND phường Mễ Trì, có thời điểm tình trạng đổ trộm, tập kết trái phép phế thải xây dựng diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng đổ trộm phế thải thường là người ngoài địa phương nên rất khó khăn trong công tác tuyên truyền và xử lý. “Tình trạng đổ trộm phế thải là do trên địa bàn phường còn rất nhiều các khu đất đã quy hoạch dự án nhưng chưa triển khai, để hoang hóa và chưa có các biện pháp quản lý đất. Bởi thế nên các đối tượng đã lợi dụng để đổ trộm vào ban đêm và sáng sớm. Điều này gây nhiều khó khăn cho quản lý của chính quyền và công an” – ông Minh chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch phường Mễ Trì, do trên địa bàn phường có nhiều công trình xây dựng nên bên cạnh việc đốc thúc, mật phục, thường xuyên báo cáo các vi phạm nảy sinh cho công an quận xử lý thì nhiều tháng nay đơn vị này còn dành hẳn một khu đất để người dân có thể tạm thời tập kết phế thải xây dựng. Bãi tập kết này nằm ở khu đất trống, cách UBND phường 700m. Ông Hứa Đức Minh khái lược: “Với các dự án xây dựng trên địa bàn, phường đã bố trí 1 điểm tập kết để khi nhân dân có nhu cầu xây dựng, người ta có thể đổ ra đó. Sau khi tập kết ở điểm đó sẽ có đơn vị chuyên trách dọn đi”.

Trong khi chờ những “liều thuốc” công hiệu hơn để chữa tận gốc nạn đổ trộm rác, phế thải xây dựng thì rõ ràng giải pháp tạm thời của Mễ Trì có thể coi là khả thi và có thể nhân rộng ra nhiều địa phương nếu có quỹ đất phù hợp. Về lâu dài, thiết nghĩ Thành phố nên sớm quy hoạch, xây dựng thêm các khu tập kết phế thải xây dựng chung. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đối với các đơn vị trực tiếp xử lý phế thải xây dựng. Với việc đồng bộ nhiều giải pháp như vậy, tin chắc nạn “phế thải tặc” sẽ sớm không còn nhức nhối.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Quận Hoàn Kiếm: Bảo đảm an ninh trật tự đêm Giao thừa

Quận Hoàn Kiếm: Bảo đảm an ninh trật tự đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Công an quận Hoàn Kiếm triển khai phương án bảo vệ trận địa pháo hoa quanh hồ Hoàn Kiếm đêm Giao thừa; bảo đảm an ninh trật tự, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép, bãi xe tự phát trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên

Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên

(LĐTĐ) Từ chiều 28/1 (29 Tết) đến sáng 29/1 (mùng 1 Tết), Công an thành phố Hà Nội sẽ huy động 100% các lực lượng trực, ứng trực làm nhiệm vụ để bảo đảm an ninh, an toàn phục vụ nhân dân đón Tết bình yên.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
Xem thêm
Phiên bản di động