Đến năm 2050, các vụ lũ lụt trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay
Vận động ủng hộ đồng bào Nam Trung Bộ, Tây Nguyên bị thiệt hại do lũ lụt | |
Sức khỏe con người đang bị đe dọa! | |
Chính phủ hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão, lũ |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Bài phân tích đăng trên tờ Jakarta Post cho biết nước biển dâng do hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ làm tăng đáng kể tần suất lũ lụt đối với các quốc ven biển vào giữa thế kỷ, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới.
Báo cáo của tạp chí Scientific cho rằng mực nước biển toàn cầu vào năm 2050 sẽ tăng gấp đôi từ 10-20cm, kéo theo đó làm tăng gấp đôi nguy cơ lũ lụt ở các quốc gia cũng như các thành phố ven biển.
Các thành phố lớn dọc bờ biển ở Bắc Mỹ như Vancouver, Seattle, San Francisco và Los Angeles cùng với các thành phố dọc theo bờ biển ở Đại Tây Dương sẽ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tại các quốc gia nhiệt đới, cư dân sống dọc các con sông lớn cũng phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt với tần suất tăng gấp đôi hiện nay, đặc biệt là người dân ở các quốc gia có mật độ dân số cao như ở châu Á và châu Phi. Ngay cả ở các thành phố như Mumbai, Kochi, Abidjan và nhiều thành phố khác ở những nơi cao hơn so với mực nước biển cũng phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt nặng nề.
Theo ông Sean Vitousek - nhà khoa học về khí hậu thuộc Đại học Illinois, Chicago (Mỹ), các đảo nhỏ bé vốn dễ bị ngập lụt thậm chí phải đương đầu với nguy cơ tệ hại hơn là bị xóa sổ. Ông nhấn mạnh sự gia tăng tần suất lũ lụt với biến đổi khí hậu sẽ thách thức sự tồn tại và tính bền vững của các cộng đồng ven biển trên toàn cầu.
Lụt lội ở các thành phố ven biển là do bão lớn và càng trở nên tồi tệ hơn khi các đợt sóng lớn và thủy triều dâng cao. Cơn bão Sandy ở Mỹ (năm 2012) đã gây thiệt hại hàng chục tỷ USD, cơn bão Haiyan ở Philippines (năm 2013) đã làm cho hơn 7.000 người thiệt mạng hoặc mất tích. Những trận bão này đi qua đều gây ra những trận lũ lụt kinh hoàng.
Nếu nước biển tăng thêm đến 25cm vào giữa thế kỷ, lũ lụt sẽ thực sự là thảm họa khôn lường đối với các quốc gia ở vùng nhiệt đới.
Theo dự báo của Cục Quản lý Khí hậu và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng lên đến 2,5m vào năm 2100. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng thêm 1 độ C (tương đương 1,6 độ F) kể từ giữa thế kỷ 19 và nó đã để lại hậu quả nặng nề trong vòng 70 năm qua.
Theo Như Tầm/Báo đầu tư
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54