--> -->

Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định thống nhất theo hướng cả nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương và nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương thì Ủy ban nhân dân đều được tổ chức theo mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Ngày 5/2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Mở rộng việc áp dụng mô hình chính quyền đô thị

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tóm tắt Tờ trình của Chính phủ cho biết, Dự thảo Luật gồm 7 chương, 46 điều (giảm 97 điều so với Luật hiện hành và giảm 13 điều so với dự thảo Luật đã trình).

Trong đó, dự thảo Luật quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hướng: Mở rộng việc áp dụng mô hình chính quyền đô thị tại quận của Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng để áp dụng cho tất cả các quận của thành phố trực thuộc Trung ương; mở rộng việc áp dụng mô hình chính quyền đô thị tại phường của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng để áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, tại thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị trấn: Tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).

Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Tại quận, phường, xã thuộc đô thị (gồm: thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND là cơ quan hành chính tại địa phương.

Tại tỉnh, huyện, xã (trừ xã thuộc đô thị), tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND. Đối với đơn vị hành chính ở hải đảo, tổ chức phù hợp với quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định; đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó...

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc điều chỉnh tổ chức mô hình chính quyền địa phương, cấp chính quyền địa phương ở từng loại đơn vị hành chính phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo.

Về việc mở rộng phạm vi không tổ chức HĐND ở các xã thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, quy định như dự thảo Luật là phù hợp. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cần lý giải cặn kẽ, có tính thuyết phục hơn việc mở rộng này bởi đây là vấn đề có tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các thiết chế về dân chủ ở địa phương.

Có ý kiến cho rằng, mô hình tổ chức chính quyền địa phương như đề xuất tại dự thảo Luật chưa có sự thống nhất với mô hình tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Thủ đô.

Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu, cho ý kiến tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Do đó, đề nghị Chính phủ thể hiện rõ quan điểm về việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội sắp tới nên được tiếp tục thực hiện theo Luật Thủ đô hay sẽ thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương?

Đề xuất UBND đều được tổ chức theo mô hình cơ quan hành chính

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, quy định về tổ chức và hoạt động của UBND như dự thảo Luật chưa thể hiện rõ yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chưa phân định rõ phạm vi trách nhiệm giữa Chủ tịch UBND với tập thể UBND... dẫn đến sự phức tạp, thiếu thống nhất trong mô hình tổ chức cơ quan hành chính ở địa phương.

Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định thống nhất theo hướng cả nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương và nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương thì UBND đều được tổ chức theo mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng.

Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp (đối với nơi có tổ chức HĐND), trước cơ quan nhà nước cấp trên và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn, tổ chức, đơn vị trực thuộc (đối với cấp tỉnh, cấp huyện) hoặc công chức ở cấp xã sẽ là bộ phận hợp thành cơ cấu của UBND ở từng cấp.

Việc không duy trì các chức danh Ủy viên UBND đồng thời là người đứng đầu cơ quan chuyên môn của UBND cũng giúp cho việc phân tách nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng hơn của người đứng đầu các cơ quan này trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và của cơ quan chuyên môn.

Quy định như vậy sẽ tạo sự thống nhất về tổ chức, hoạt động của UBND ở tất cả các đơn vị hành chính trên cả nước, kể cả nơi có tổ chức HĐND và nơi không tổ chức HĐND...

Cân nhắc bỏ thẩm quyền quyết định của tập thể UBND

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương cần đảm bảo đồng bộ với các luật khác; đồng thời rà soát các quy định mới đảm bảo không trái với Hiến pháp.

Về mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu, có thể tăng quyền của Chủ tịch UBND, nhưng cân nhắc bỏ thẩm quyền quyết định của tập thể UBND.

Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận nội dung thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Nội vụ có văn bản lấy ý kiến các địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội khi sửa đổi các quy định liên quan đến thẩm quyền của HĐND và UBND. Đối với đề xuất không tổ chức HĐND ở xã trong đô thị, cần đánh giá, tổng kết kỹ lưỡng, trên cơ sở làm rõ mặt được, mặt chưa được để có cơ sở trình Quốc hội cho ý kiến...

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định rõ nhiệm vụ, cơ chế làm việc của HĐND, của UBND, Chủ tịch UBND các cấp trong dự thảo Luật theo hướng khái quát, nhưng đủ cụ thể và phân định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, cơ chế làm việc của các cấp chính quyền, của từng cơ quan trong hệ thống chính quyền, đảm bảo tính khái quát, ổn định, khả thi của Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng nêu rõ, đối với 2 vấn đề lớn khác là không tổ chức HĐND ở xã trong đô thị và tổ chức mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng thay vì hai mô hình như hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thảo luận, trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.
Kỳ 1: Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

Kỳ 1: Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

Xác định giai cấp công nhân là lực lượng lao động nòng cốt, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô và đất nước, thành phố Hà Nội đã chú trọng triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong công nhân lao động. Từ đó, mỗi công nhân lao động đều coi “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là “kim chỉ nam” trong cuộc sống và công việc để không ngừng nỗ lực, phấn đấu bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia

Từ nay đến cuối năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội tập trung giảm nợ đọng BHXH, nâng cao hiệu quả truyền thông, đẩy mạnh phát triển người tham gia...
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.

Tin khác

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực, cả nước có 34 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh). Trụ sở chính của BHXH cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, ngày 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới đã nêu trong Báo cáo chính trị trình Đại hội, đồng thời gợi mở, phân tích, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để các đại biểu tiếp tục nghiên cứu và thảo luận trong Đại hội.
Xem thêm
Phiên bản di động