Đề xuất rà soát vướng mắc thực tiễn trong xã hội hoá hoạt động thi hành án dân sự
Thêm cơ chế ủy thác, thuận lợi hơn trong thu hồi tài sản thi hành án Đề xuất các giải pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp để thi hành án hiệu quả Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi? |
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, vừa góp ý vào Dự thảo Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự đối với các bản án kinh doanh, thương mại, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Theo VCCI, hoạt động thi hành án trong thời gian qua chứng kiến tình trạng quá tải về khối lượng công việc. Theo tính toán, trung bình trong giai đoạn 2018-2020, mỗi chấp hành viên thụ lý mỗi năm là 223 việc. Như vậy, trung bình chỉ hơn một ngày rưỡi (1,5 ngày), một chấp hành viên lại phải hoàn thành xong một vụ việc thi hành án.
Giá trị về tiền mà mỗi chấp hành viên phải xử lý cũng rất lớn, ở mức 60 tỷ đồng/chấp hành viên/năm. Trong khi đó, số lượng nhân sự của cơ quan thi hành án không đủ nhiều và khó có thể tăng đủ lớn để đáp ứng do yêu cầu về tinh giản biên chế bộ máy Nhà nước. Do vậy, công tác thi hành án luôn gặp tình trạng quá tải, tồn đọng một lượng lớn án dân sự.
![]() |
Ảnh minh họa (ảnh: VOV) |
Xuất phát từ tình trạng đó, xã hội hoá hoạt động thi hành án là cần thiết nhằm giảm tải gánh nặng cho Nhà nước, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp có nhu cầu một lựa chọn khác. Tuy vậy, hiện nay, việc xã hội hoá hoạt động thi hành án còn tương đối hạn chế, chủ yếu mới thực hiện với các hoạt động thủ tục như tống đạt giấy tờ, lập vi bằng. Các hoạt động liên quan đến xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành án còn rất mờ nhạt.
Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung vào Đề án nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát quy định pháp luật và vướng mắc thực tiễn trong việc xã hội hoá hoạt động thi hành án dân sự.
Bên cạnh đó, theo VCCI, chất lượng thi hành án kinh doanh, thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của doanh nghiệp với hoạt động này, do vậy, những đánh giá về chất lượng thi hành án kinh doanh thương mại là rất cần thiết.
Các nghiên cứu, đánh giá độc lập, chuyên sâu sẽ cung cấp các thông tin về chất lượng thi hành án kinh doanh, thương mại gồm cả các thông tin thực tiễn như thời gian thực hiện trên thực tế, năng lực của chấp hành viên, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực…
Từ đó sẽ giúp cho các cơ quan Nhà nước nhận diện được các vấn đề đang tồn tại, mức độ phức tạp và nghiêm trọng của vấn đề, khả năng cải thiện vấn đề. VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá độc lập về chất lượng, hiệu quả thi hành án kinh doanh, thương mại vào Đề án, ví dụ như thông qua các cuộc khảo sát từ cộng đồng doanh nghiệp.
Theo Bộ Tư pháp, việc xây dựng Đề án nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành các bản án kinh doanh thương mại, hướng tới nâng cao hiệu quả thiết chế thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhất là của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật; củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước trong việc thực thi các bản án kinh doanh thương mại, các phán quyết giải quyết tranh chấp, từ đó cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Mục tiêu cụ thể được đề ra là phấn đấu nâng cao kết quả thi hành án kinh doanh thương mại; nâng tỷ lệ thi hành các bản án kinh doanh thương mại xong về việc và về tiền trong kỳ báo cáo thống kê từ mức 57,60% về việc và 37,44% về tiền của năm 2020 lên tỷ lệ 60% về việc và 40% về tiền vào năm 2026.
Nâng cao chất lượng thi hành án kinh doanh thương mại; đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về trình tự thủ tục, quy định pháp luật liên quan. Khắc phục tình trạng sai sót, vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án; đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp, giảm thiểu chi phí, thời gian của cá nhân, tổ chức kinh doanh.
Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án; nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp, người dân đánh giá “phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng” từ mức 79,1% của năm 2020 lên mức 85% vào năm 2026, góp phần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau
Tin mới 18/04/2025 06:24

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả
Tin mới 17/04/2025 20:51