--> -->

Đề xuất phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” để đi xe buýt sẽ khó triển khai vào thực tế

Mới đây, thông tin Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đang xây dựng bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sau khi Thành phố nới lỏng giãn cách đã nhận được không ít sự quan tâm của dư luận.
500 “Túi An sinh Công đoàn” đến với người lao động Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Lan tỏa những mô hình sáng tạo, hiệu quả của Công đoàn trong hỗ trợ người lao động Động viên, hỗ trợ người lao động vượt qua dịch bệnh

Trong đó, điểm đáng chú ý trong bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, Sở GTVT Hà Nội xây dựng là các tiêu chí về “thẻ xanh Covid” và “thẻ vàng Covid”.

Theo đó, ngoài yêu cầu hành khách thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K; khai báo y tế điện tử (chỉ khai báo y tế bằng giấy theo mẫu tờ khai của Bộ Y tế khi không thực hiện được khai báo y tế điện tử); hạn chế nói chuyện, ăn uống trong suốt chuyến đi và chủ động khai báo nếu xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, khó thở…

Đề xuất phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” để đi xe buýt sẽ khó triển khai vào thực tế
Dịch Covid-19 tác động khiến doanh nghiệp vận tải Thủ đô gặp muôn vàn khó khăn. (Ảnh: Giang Nam)

Điểm đáng chú ý là việc di chuyển trên phương tiện giao thông công cộng sẽ thắt chặt hơn qua “thẻ xanh Covid” và “thẻ vàng Covid”.

Cụ thể, theo tìm hiểu, “thẻ xanh Covid” được quy định cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm mũi vắc xin thứ 2 được 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã được tiêm 1 mũi vắc xin được 14 ngày và không quá 12 tháng; người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly trong vòng 21 ngày tính từ khi khỏi bệnh.

“Thẻ vàng Covid” được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng các điều kiện là đã tiêm 1 mũi đối với vắc xin có yêu cầu 2 mũi được 14 ngày.

Đối với các cá nhân không có thông tin dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử (sổ sức khỏe điện tử) có thể chứng minh bằng các giấy tờ có liên quan như: giấy chứng nhận tiêm chủng bảo đảm điều kiện của thẻ xanh/thẻ vàng.

Về thời gian khôi phục lại hoạt động xe buýt, dự kiến chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, điểm nhấn là lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và tại nhà chờ xe buýt nhanh (BRT) và hành khách phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ.

Tần suất hoạt động của xe buýt bị giới hạn công suất. Xe chỉ được vận chuyển không quá 50% số chỗ (ngồi, đứng) và không quá 20 người tại cùng một thời điểm trên xe, kể cả lái xe và nhân viên phục vụ…

Quanh câu chuyện này, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội cho biết đề xuất trên rất khó triển khai vào thực tế. Trong đó yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe và tại nhà chờ xe buýt nhanh và hành khách phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ sẽ tăng khó khăn cho doanh nghiệp.

Đề xuất phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” để đi xe buýt sẽ khó triển khai vào thực tế
Trong bối cảnh đang rất khó khăn vì dịch như hiện nay thì yêu cầu xét nghiệm thường xuyên cho lái xe, phụ xe sẽ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, thêm nữa chi phí test nhanh cũng sẽ là rào cản khiến hành khách e dè lựa chọn loại hình vận tải hành khách công cộng này. (Ảnh: Giang Nam)

Ông Nguyễn Trọng Thông cũng thẳng thắn chỉ ra, trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị vận tải đã gánh chịu muôn van khó khăn. Bởi vậy, trong bối cảnh đang rất khó khăn hiện nay thì doanh nghiệp sẽ không thể đủ sức mỗi ngày tốn hàng trăm triệu đồng chỉ làm xét nghiệm cho lái, phụ xe.

Hơn nữa, ở khía cạnh hành khách hẳn nhiên sẽ có rất ít người chịu bỏ 170.000 đồng chi phí test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR chỉ để phục vụ mỗi lần đi xe buýt.

Ngoài ra, với tiêu chí “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ với những người trên xe, ở lý thuyết thì đây là biện pháp tốt để kiểm soát dịch.

Tuy nhiên, trên thực tế thời gian xe dừng ở mỗi điểm đón, trả khách sẽ không thể quá dài, rất khó để kiểm soát hết các yêu cầu được đưa ra. Thêm nữa, nhân viên phục vụ trên xe, ngoài công tác vận hành thì bị tăng thêm chức năng kiểm tra, giám sát, không phù hợp chuyên môn.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Với 436/438 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 99,54%), ngày 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Công an Hà Nội khuyến cáo phòng tránh rủi do về đuối nước trong mùa hè

Công an Hà Nội khuyến cáo phòng tránh rủi do về đuối nước trong mùa hè

Thời gian gần đây, Hà Nội đã ghi nhận hàng loạt vụ tai nạn khiến nhiều học sinh tử vong. Đáng lo ngại, hầu hết các trường hợp đều do thiếu kỹ năng an toàn dưới nước và sự chủ quan của người lớn. Khi “thời gian vàng” để cứu nạn chỉ kéo dài vài phút, việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả đã được tuồn ra thị trường từ một “nhà máy ma” nằm sâu trong khu dân cư ở Hưng Yên. Đứng sau đường dây tinh vi này là một cặp vợ chồng dược sĩ, cùng 17 công ty “vỏ bọc” được lập ra để che mắt cơ quan chức năng. Những kẻ lừa đảo này đã vận hành cả một “đế chế hàng giả” quy mô lớn như thế nào?
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
TP.HCM: Chuẩn bị kiểm định khí thải khoảng 9 triệu xe mô tô, xe gắn máy

TP.HCM: Chuẩn bị kiểm định khí thải khoảng 9 triệu xe mô tô, xe gắn máy

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang tập trung chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng để tiến hành kiểm định cho 9 triệu xe mô tô, xe gắn máy nhằm giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030.
Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Tại tỉnh Bình Dương, một căn nhà nặng khoảng hơn 1.000 tấn vừa được các “thần đèn” di dời lùi về sau 40m so với vị trí ban đầu bằng hệ thống thuỷ lực và con lăn để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Tin khác

Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính (đoạn nối từ đường trục phía Nam đến đường Hương Sơn - Tam Chúc) có chiều dài 12,5km. Dự án với tổng mức đầu tư 2.080 tỷ đồng, thời gian thi công 690 ngày. Công tác giải phóng mặt bằng được 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa triển khai khẩn trương, đạt được kết quả tích cực, tạo điều kiện sẵn sàng để khởi công xây dựng.
Tai nạn giao thông giảm ở Hà Nội

Tai nạn giao thông giảm ở Hà Nội

Qua thống kê, trong quý I/2025, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 306 vụ tai nạn giao thông, làm 177 người tử vong, 199 người bị thương. So cùng kỳ năm 2024 giảm 81 vụ.
Công an Đồng Nai và TP.HCM lần đầu tiên tổ chức kỳ thi sát hạch, cấp GPLX

Công an Đồng Nai và TP.HCM lần đầu tiên tổ chức kỳ thi sát hạch, cấp GPLX

Đây là kỳ thi sát hạch đầu tiên kể từ khi Bộ Công an tiếp quản mảng sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cũ.
Tăng cường phòng ngừa tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Tăng cường phòng ngừa tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Những ngày nắng nóng gay gắt, tại khu vực ven sông Hồng (đoạn chảy qua Hà Nội), có hiện tượng người dân đổ ra các bãi bồi, bãi sông để tắm, bơi lội. Trước nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đuối nước do người dân tắm sông tại các bãi tắm tự phát, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn, bảo đảm an toàn giao thông trên sông.
Chuyển đổi khai thác các đường bay nội địa còn lại của Vietnam Airlines sang nhà ga T3

Chuyển đổi khai thác các đường bay nội địa còn lại của Vietnam Airlines sang nhà ga T3

Ngày 14/5, đại diện Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất cho biết, sau hơn 20 ngày khai thác thực tế đường bay giữa Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội, Vân Đồn của Vietnam Airlines tại nhà ga hành khách T3, kể từ 4h00 ngày 17/5/2025 Cảng HKQT Tân Sơn Nhất và Vietnam Airlines thống nhất chuyển đổi toàn bộ khai thác các đường bay nội địa còn lại của Vietnam Airlines sang nhà ga hành khách T3.
Hà Nội: Danh sách phương tiện bị "phạt nguội" mới nhất tháng 4/2025

Hà Nội: Danh sách phương tiện bị "phạt nguội" mới nhất tháng 4/2025

Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội vừa công bố danh sách các phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông qua hệ thống camera giám sát trong tháng 4/2025; có 467 lượt phương tiện vi phạm bị phát hiện và xử lý "phạt nguội".
Kiên quyết không để phương tiện không bảo đảm an toàn lưu thông trên đường

Kiên quyết không để phương tiện không bảo đảm an toàn lưu thông trên đường

Thực hiện kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và xây dựng văn minh đô thị, thời gian qua, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đội Cảnh sát giao thông địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các phương tiện xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn.
Ứng xử sau va chạm giao thông: Đừng để hối hận bởi phút nóng giận!

Ứng xử sau va chạm giao thông: Đừng để hối hận bởi phút nóng giận!

Không ai mong muốn xảy ra va chạm khi tham gia giao thông. Thế nhưng, nếu chẳng may gặp sự cố, điều cần thiết nhất là sự bình tĩnh và ứng xử có văn hóa. Đáng tiếc, chỉ vì thiếu kiềm chế, không ít trường hợp mâu thuẫn nhỏ bị đẩy lên thành xô xát, để lại hậu quả đáng tiếc, thậm chí khiến người trong cuộc vướng vào vòng lao lý.
Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Ngày 13/5, Phòng Cảnh giao thông Hà Nội cho biết, để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Đại lễ Phật đản (Vesak) 2025; Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện từ 13 - 21/5.
Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội xuất hiện thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới, trong đó có quy định về Hà Nội và TP.HCM sẽ cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn. Thông tin ngay lập tức lan truyền và gây "xôn xao" dư luận. Thậm chí khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.
Xem thêm
Phiên bản di động