Đề xuất nâng mức trợ cấp xã hội với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội
Theo thông tin từ Bộ LĐTBXH, hiện nay cả nước có khoảng 3,7 triệu đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng vẫn ưu tiên đầu tư cho an sinh xã hội, trợ cấp xã hội. Mức chuẩn trợ giúp xã hội được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP là 360 nghìn đồng/tháng. Tổng kinh phí Nhà nước đang chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, cấp thẻ bảo hiểm y tế khoảng 28 nghìn tỷ đồng/năm.
Hiện nay đã có 14 tỉnh, thành phố nâng mức trợ giúp xã hội cao hơn mức quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP, đồng thời đã có 32 tỉnh, thành phố quy định thêm các đối tượng thuộc diện trợ cấp, trợ giúp chưa được quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Tuy vậy, chế độ trợ cấp hằng tháng còn thấp, mới chỉ hỗ trợ được một phần nhu cầu thiết yếu của người dân; chưa tương đồng với chính sách bảo hiểm xã hội, lương hưu, giảm nghèo và trợ cấp đối với người có công với cách mạng. Mức trợ cấp xã hội hiện chỉ bằng khoảng 24% chuẩn nghèo nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 (1,5 triệu đồng/tháng), bằng 20% tiền lương cơ sở (1,8 triệu đồng/tháng).
![]() |
Ảnh minh họa. |
Để đảm bảo đời sống cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, Chính phủ đã giao Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ nâng mức trợ cấp xã hội đối với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội.
Bộ LĐTBXH đang đề xuất phương án tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng từ 360 nghìn đồng lên 500 nghìn đồng, áp dụng từ ngày 1/7/2024. Mức đề xuất này tương đương 33% chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021 - 2025.
Với mức chuẩn trợ cấp xã hội 500 nghìn đồng/tháng thì số kinh phí thực hiện một năm sẽ khoảng 37.113 tỷ đồng, tăng hơn so với mức quy định hiện tại là 9.465 tỷ đồng. Nếu thực hiện từ 1/7/2024 thì năm 2024 ngân sách nhà nước bố trí thêm khoảng 4.700 tỷ đồng so với năm 2023.
Một phương án nữa được Bộ LĐTBXH đề xuất là nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng từ 360 nghìn đồng lên 750 nghìn đồng, tương đương 50% chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021 - 2025.
Với mức chuẩn trợ cấp xã hội là 750 nghìn đồng thì tổng kinh phí thực hiện một năm khoảng 54.000 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước bố trí tăng thêm khoảng 26.300 tỷ đồng/năm. Nếu thực hiện từ 1/7/2024 thì năm 2024 ngân sách nhà nước bố trí thêm khoảng 13.100 tỷ đồng so với năm 2023.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân
Tin khác

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực
Chính sách 15/04/2025 17:26

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức
Chính sách 15/04/2025 16:22

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức
Chính sách 14/04/2025 13:52

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Chính sách 13/04/2025 16:45

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 10/04/2025 13:41

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy
Chính sách 09/04/2025 11:02

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến
Chính sách 05/04/2025 22:37

Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?
Chính sách 05/04/2025 18:24

Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?
Chính sách 05/04/2025 18:24

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn
Chính sách 04/04/2025 09:17