Đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh Trung học cơ sở từ năm học 2022-2023
Cụ thể, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2022 (diễn ra ngày 4/7), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết đối với học phí năm học 2022-2023 để các đơn vị kịp thời triển khai thực hiện. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ giao Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thực hiện sửa Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (Nghị định 81) để làm căn cứ pháp lý thực hiện từ năm học 2023-2024.
Theo đó, học phí giáo dục mầm non công lập năm học 2022-2023: Đối với cơ sở giáo dục mầm non chưa tự bảo đảm chi thường xuyên đề nghị giữ ổn định học phí như năm học 2021-2022; đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành. Cơ sở giáo dục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.
![]() |
Bộ GD&ĐT kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh Trung học cơ sở toàn quốc ngay từ năm học 2022-2023 |
Đối với các địa phương đã ban hành Nghị quyết quy định mức thu học phí năm học 2022-2023 mà mức thu học phí cao hơn so với năm học 2021-2022, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với năm học 2021-2022 đến hết năm học 2022-2023.
Từ năm học 2023-2024, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí mầm non theo chỉ số giá tiêu dùng hằng năm.
Đối với giáo dục đại học công lập, lùi khung học phí quy định tại Nghị định 81 thêm 1 năm. Năm học 2022-2023, mức học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tăng tối đa 15% (theo Nghị định 81 là 25%) so với năm học 2021-2022. Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2 lần so với cơ sở chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81). Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: được xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2,5 lần so với cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81).
Đặc biệt, đối với hệ Trung học cơ sở, Bộ GD&ĐT đề xuất thực hiện ngay việc miễn học phí cho toàn bộ (100%) học sinh trung học cơ sở từ năm học 2022-2023 (ước tính ngân sách cấp bù miễn học phí: 5,5 triệu học sinh x học phí bình quân 2 triệu đồng/năm học = 11.199,8 tỷ đồng/năm học). Nếu thực hiện đề xuất này thì ngân sách Nhà nước phải tăng thêm là 25.199 tỷ đồng trong giai đoạn 03 năm (2022-2024) (sau khi trừ đi số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, học sinh đã được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 81).
Đối với hệ Trung học phổ thông, đề nghị giữ ổn định mức học phí như năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục Trung học phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông tự đảm bảo chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành. Cơ sở giáo dục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.
Đối với các địa phương đã ban hành nghị quyết định mức thu học phí năm học 2022-2023 mà mức thu học phí cao hơn so với năm học 2021-2022, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với năm học 2021-2022 đến hết năm học 2022-2023. Từ năm học 2023-2024, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí đối với trung học phổ thông công lập theo chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.
Các nội dung không nêu tại Nghị quyết của Chính phủ đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Cũng tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ lưu ý Bộ GD&ĐT cần khẩn trương làm việc với các bộ, ngành hữu quan, trình Chính phủ để ban hành nghị quyết về các nội dung nêu trên cho kịp triển khai từ năm học 2022-2023.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ
Tin khác

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập
Giáo dục 13/05/2025 10:48

Học sinh Việt Nam giành 4 Huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev
Xã hội 13/05/2025 09:41

Người “ươm mầm” giọng hát
Giáo dục 12/05/2025 21:25

8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á
Giáo dục 11/05/2025 11:06

Khuyến khích nghệ sĩ, vận động viên tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển năng khiếu cho học sinh
Giáo dục 11/05/2025 11:06

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết
Giáo dục 10/05/2025 20:40

9 dự án của học sinh Việt Nam tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế
Giáo dục 10/05/2025 20:38

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới
Giáo dục 09/05/2025 17:39

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định
Giáo dục 08/05/2025 21:25

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp
Giáo dục 08/05/2025 21:18