-->

Đề xuất kinh phí công đoàn được sử dụng đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định kinh phí công đoàn được sử dụng để “đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê; nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...
Trao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ Bố trí thời gian cho cán bộ Công đoàn hoạt động tại cơ sở căn cứ vào số lượng đoàn viên

Bảo đảm vận hành bộ máy công đoàn không phụ thuộc vào ngân sách

Ngày 8/6, thảo luận tại tổ về Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu tán thành với việc sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn hiện hành nhằm khắc phục một số hạn chế, bất cập trong thời gian qua.

Đồng thời, thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới.

Vấn đề phí công đoàn và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn đã được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) bày tỏ nhất trí về việc cần phải duy trì kinh phí công đoàn 2% như hiện nay. Tuy nhiên, theo đại biểu, cần bổ sung quy định để công khai, minh bạch, đảm bảo kinh phí công đoàn 2% phục vụ tốt nhất cho người lao động.

Đề xuất kinh phí công đoàn được sử dụng đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhất trí về việc cần phải duy trì kinh phí công đoàn 2% như hiện nay.

Hiện nay, kinh phí công đoàn theo quy định là 2%. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, thời gian qua khi có dịch Covid-19, có ý kiến đề xuất giảm mức kinh phí công đoàn, tuy nhiên, việc duy trì kinh phí này trong mấy thập niên qua đã tương đối ổn định, bảo đảm việc vận hành bộ máy công đoàn không phụ thuộc vào ngân sách.

Mức thu này cũng không có tác động lớn đối với doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc duy trì cũng bảo đảm theo đúng kết luận của Bộ Chính trị liên quan đến vấn đề này; bảo đảm nguồn lực để công đoàn thu hút, tập hợp đông đảo người lao động đến với tổ chức mình. Đồng thời, phương án phân chia được công đoàn tính toán rất hợp lý, trên cơ sở số người lao động tham gia vào tổ chức.

Đồng quan điểm cần giữ nguyên quy định phí công đoàn là 2%, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) phân tích, nếu không duy trì quy định này, có nghĩa công đoàn sẽ phải tính đến một nguồn lực khác để nhận hỗ trợ.

Đề xuất kinh phí công đoàn được sử dụng đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ chiều 8/6.

Nói về một số hiệp hội, doanh nghiệp rằng khó khăn mà vẫn phải đóng thêm 2% kinh phí công đoàn, đại biểu cho biết, trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong 3 năm đại dịch Covid-19, số tiền Công đoàn bỏ ra để cùng với doanh nghiệp, cùng với Nhà nước chăm lo và hỗ trợ cho người lao động tại chính những đơn vị này là rất lớn.

“Việc duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2% là hợp lý và đảm bảo đủ điều kiện để công đoàn cùng với Đảng và Nhà nước, cùng chính quyền địa phương chăm lo cho người lao động tại các đơn vị, địa phương”, đại biểu phân tích.

Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động

Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hóa) cũng ủng hộ tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí Công đoàn 2%, nhằm bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động. Theo đại biểu, tài chính công đoàn độc lập, không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đã trở thành thông lệ.

So với yêu cầu chăm lo về vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, tỷ lệ đóng 2% kinh phí công đoàn hiện nay là phù hợp, nhằm đảm bảo cho công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và có tích lũy để xử lý các tình huống đặc biệt (như hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch, người lao động bị mất việc làm hàng loạt do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, thiên tai...). Theo kết quả nghiên cứu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kinh phí công đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp (trung bình khoảng 0,38%).

Cũng theo đại biểu Võ Mạnh Sơn, qua khảo sát tại các công đoàn cơ sở, ở phần lớn công đoàn cơ sở doanh nghiệp, nhiều năm qua, ban chấp hành công đoàn đã công khai cho đoàn viên, người lao động biết danh mục quyền lợi (gồm cả mức chi) hàng năm mà họ được hưởng (ví dụ: thăm hỏi ốm đau, quà tết, chi các ngày lễ 8/3, 20/10, 1/6, Rằm Trung thu, Ngày Quốc tế Lao động…).

“Nếu giảm, có thể sẽ tạo nên cú sốc cho người lao động về việc phúc lợi giảm, ảnh hưởng đến việc thu hút, tập hợp người lao động vào tổ chức Công đoàn”, đại biểu nói.

Đề xuất kinh phí công đoàn được sử dụng đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân
Duy trì kinh phí công đoàn 2% để đảm bảo phúc lợi ổn định cho người lao động. (Ảnh: Hoàng Phúc)

Đầu tư nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn

Với hai phương án về phân phối kinh phí công đoàn, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Đoàn tỉnh Điện Biên) nhất trí với Phương án 2, quy định cụ thể tỷ lệ phân phối theo tỷ lệ công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng 25%; 75% còn lại được phân phối cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Đồng thời, quy định cụ thể cách thức phân phối kinh phí cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Về sử dụng kinh phí công đoàn, dự thảo Luật quy định kinh phí công đoàn được sử dụng để “Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê; nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; các thiết chế công đoàn phục vụ đoàn viên, người lao động”.

“Tôi nhất trí với quy định kinh phí công đoàn được sử dụng để đầu tư nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo. Đây là chính sách rất thiết thực, hiện nay đoàn viên công đoàn các xã vùng sâu, vùng xa khu vực biên giới, hải đảo còn rất nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về nhà ở.

Tuy nhiên, để quy định được rõ ràng, thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung giải thích khái niệm “nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn”; đồng thời, đối chiếu quy định này với quy định của Luật Nhà ở năm 2023 để đảm bảo sự đồng bộ, tương thích của hệ thống pháp luật”, đại biểu đoàn Điện Biên đề nghị.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin với báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.

Tin khác

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin với báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; hợp tác quốc tế trên nguyên tắc "các bên cùng thắng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi số, xác định chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố then chốt và động lực đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời góp phần từng bước hiện thực hóa các cam kết tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về bằng "0" vào năm 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/4, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024, vinh danh 23 tác giả có tác phẩm xuất sắc và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025.
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, góp phần thực hiện 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra.
Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ông Trần Quang Lâm, 52 tuổi, Giám đốc Sở Giao thông công chánh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động