--> -->

Đề xuất bỏ thông tin “quê quán”, dùng “nơi cư trú” trên căn cước công dân

Dự thảo Luật Căn cước bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin “quê quán”, sửa đổi “số thẻ căn cước công dân” thành “số định danh cá nhân”, “căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”, “nơi thường trú” thành “nơi cư trú”, bổ sung “nơi đăng ký khai sinh”... để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước.
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV: Cho ý kiến và sẽ thông qua một số dự án luật quan trọng Những kiến nghị tâm huyết của cử tri Thủ đô gửi tới Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV Danh sách 44 chức danh lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, sáng 25/10, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.

Đề xuất bỏ thông tin “quê quán”, dùng “nơi cư trú” trên căn cước công dân
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước. (Ảnh: QH)

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên Thẻ căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Tên gọi này cũng phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước; phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số.

Đồng thời, việc sử dụng tên gọi Thẻ căn cước, theo giải trình, là phù hợp và sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân. Việc đổi tên Thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào Thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý Nhà nước toàn diện, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân.

Đề xuất bỏ thông tin “quê quán”, dùng “nơi cư trú” trên căn cước công dân
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Về nội dung thể hiện trên Thẻ căn cước, đại biểu Quốc hội cho rằng chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, không trùng lắp; cân nhắc một số thông tin chưa phù hợp; đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chip điện tử trên Thẻ căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các thông tin thể hiện trên Thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể, bảo đảm không trùng lặp, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân.

Dự thảo luật bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ) để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin “quê quán”, sửa đổi “số thẻ căn cước công dân” thành “số định danh cá nhân”, “căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”, “nơi thường trú” thành “nơi cư trú”, bổ sung “nơi đăng ký khai sinh”... để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước.

Việc này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm bảo đảm tính chính xác về các thông tin của người dân trong xác thực, hạn chế việc phải cấp đổi Thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân.

Đề xuất bỏ thông tin “quê quán”, dùng “nơi cư trú” trên căn cước công dân
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Bên cạnh đó, việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên Thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, chỉnh sửa một số trường thông tin; bổ sung quy định cụ thể về thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên Thẻ căn cước, bảo đảm phù hợp và khả thi.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để triển khai Đề án 06, việc mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước là rất cần thiết để khai thác, đối sánh, xác minh thông tin.

Dự thảo Luật Căn cước quy định chỉ cập nhật các trường thông tin trong thực tế quản lý đã rõ, được sử dụng thường xuyên, cần có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trong các trường thông tin quy định, có 7 trường thông tin bắt buộc người dân phải cung cấp gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Quốc tịch.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội đưa Hà Nội phát huy lợi thế để phát triển bứt phá

Cơ hội đưa Hà Nội phát huy lợi thế để phát triển bứt phá

Hà Nội là nơi sở hữu nhiều chất xám, trí tuệ của các nhà khoa học, do đó Thủ đô cần có những chính sách đột phá về phát triển khoa học công nghệ, mở một hành lang chính sách thông thoáng, thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư giàu tiềm lực.
Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định, trong lĩnh vực giao thông, sẽ xây dựng cơ chế chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm; cung cấp dịch vụ vận tải công cộng an toàn, tiện lợi và có sức hấp dẫn cao.
Xây dựng Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ xã Phù Đổng vững mạnh toàn diện

Xây dựng Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ xã Phù Đổng vững mạnh toàn diện

Xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và tính nêu gương của tổ chức Đảng… đó là phương hướng cho nhiệm kỳ 2025 - 2030 mà Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Phù Đổng, Hà Nội đã xác định.
Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Sáng 19/7, nhiều phường, xã trên địa bàn Hà Nội đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là hành động thiết thực nhằm chỉnh trang diện mạo Thủ đô, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại, hướng tới hình ảnh một Hà Nội xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Hiện nay, nhu cầu cấp giấy phép lái xe đang tăng cao, tuy nhiên nhiều trung tâm đào tạo lại đối mặt với tình trạng thiếu thí sinh. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do tâm lý lo lắng, không đủ tự tin, thậm chí là sợ trượt khiến hàng loạt học viên xin lùi lịch thi. Tình trạng này đang gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo trong việc lập danh sách đủ số lượng tối thiểu, đồng thời khiến năng lực tổ chức sát hạch chưa được khai thác hiệu quả.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Phường Kim Liên: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ I

Phường Kim Liên: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ I

Ngày 19/7, Đảng ủy phường Kim Liên đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập các tổ chức đảng, đơn vị sự nghiệp phường Kim Liên; đồng thời triển khai một số nội dung trọng tâm phục vụ Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức

Triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức

Bộ Nội vụ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, lựa chọn phần mềm quản lý cán bộ, cập nhật dữ liệu theo mô hình tổ chức mới trước ngày 15/8.
Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Chấn chỉnh ngay tình trạng "cò làm giấy tờ" tại các Trung tâm phục vụ hành chính công

Chấn chỉnh ngay tình trạng "cò làm giấy tờ" tại các Trung tâm phục vụ hành chính công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 111 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hành chính, chuyển đổi số giai đoạn đầu vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên Khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên Khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/7, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ khách Hàn Quốc đánh người phụ nữ Việt Nam

Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ khách Hàn Quốc đánh người phụ nữ Việt Nam

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 17/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi về vụ việc 2 phụ nữ Hàn Quốc hành hung người Việt tại quán chụp ảnh.
Cảnh giác trước lời mời ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao

Cảnh giác trước lời mời ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao

Đại diện Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam cần tỉnh táo trước những lời mời chào ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao, không yêu cầu về bằng cấp, trình độ, không có hợp đồng ký kết, không thông qua doanh nghiệp, không thông qua tổ chức phái cử lao động.
Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cán bộ

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đồng chí Đỗ Đức Duy và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến theo thẩm quyền.
Không để chậm trễ, ách tắc thủ tục hành chính sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Không để chậm trễ, ách tắc thủ tục hành chính sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 110/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Người dân được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia

Người dân được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia

Bộ Tư pháp đã ban hành Quy chế tạm thời quản lý, vận hành, khai thác Cổng pháp luật quốc gia (tên miền: https://phapluat.gov.vn). Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia, trừ chuyên mục AI pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động