Để trẻ không sợ “hội chứng áo trắng”: Nên bắt đầu từ phụ huynh
Điều trị đái tháo đường ở trẻ sơ sinh bằng thuốc uống | |
Giải mã “bệnh lạ” khiến 5 cháu bé tử vong | |
Nhiều nhạc sĩ Việt đang sống trong cảnh túng thiếu, bệnh tật |
Hỏi cháu nhỏ, con của một người bạn, cháu sợ gì nhất, cháu nói ngay: “Cháu sợ đi bệnh viện, cháu sợ bác sĩ, cháu sợ tiêm”. Cháu sợ bác sĩ vì mẹ bảo bác sĩ toàn tiêm trẻ con khóc, tiêm vào mồm nếu không ăn.
Cháu Ngân, 3 tuổi, ở Yên Bái, mỗi lần thấy bác sĩ vào phòng khám là khóc thét, nhất định không cho các y bác sĩ đụng vào người. Mẹ cháu Ngân chia sẻ: Khi ở nhà mỗi lần cháu lười ăn, hay nghịch là chị thường dọa cháu không ăn là mẹ cho bác sĩ tiêm... Chị cũng không nghĩ, việc dọa cháu lại làm cháu sợ bác sĩ đến thế.
Ths.Bs Nguyễn Trọng Vinh, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ: Rất nhiều trẻ nhỏ sợ bác sĩ. Chúng tôi gọi việc này là hội chứng áo trắng. Nguyên nhân là khi dạy con, phụ huynh hoặc người lớn thường có thói quen đưa hình ảnh bác sĩ ra dọa, làm trẻ hình tượng về bác sĩ rất đáng sợ. Những lần như thế, trẻ sẽ in sâu vào trong tâm trí những nỗi khiếp đảm. “Vì vậy khi các cháu bị bệnh, bác sĩ rất vất vả vì trẻ cứ nhìn thấy bác sĩ, y tá mặc áo trắng là ôm chặt vào người thân. Nhưng khi chúng tôi cởi bỏ áo trắng ra là các con lại cho tiêm, cho truyền và lại nói chuyện bình thường…”, bác sĩ Vinh cho hay.
Khi gặp bác sĩ, cha mẹ luôn ở sát và động viên con. |
Bên cạnh trẻ sợ bác sĩ do bị người lớn dọa thì có những trẻ chưa được đi mẫu giáo đã phải vào bệnh viện. Nhiều trẻ bị mắc những bệnh phải thường xuyên ở bệnh viện, nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Các cháu bị tiêm, truyền nhiều lần trong ngày cũng trở lên sợ bác sĩ. Nhưng gia đình vẫn là những người thường xuyên bên trẻ, trẻ sẽ bớt sợ bác sĩ hơn khi phụ huynh biết cách nói chuyện và dỗ dành trẻ.
Hội chứng áo trắng (HCAT) của trẻ tưởng rất đơn giản nhưng nó lại mang một hệ luy lâu dài. Khi trẻ lớn lên trẻ vẫn sợ bị tiêm, sợ đi bệnh viện và trẻ thường không nói thật khi mình đau hoặc khi gặp sự cố về sức khỏe. HCAT không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà ngay cả đối với người lớn, thậm chí cả người già cũng mắc phải. Từ việc ngại phải vào bệnh viện, ngại đi khám, nhiều người không đi khám sức khỏe định kỳ hoặc có đi khám thì chỉ khám khi thật cần thiết. Nhiều trường hợp mắc HCAT nặng, họ thà chấp nhận sống chung với bệnh chứ nhất định không đi điều trị.
Theo các chuyên viên tâm lý, trước khi đưa bé đi khám bệnh, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ. Phụ huynh nên cho bé biết ngày mai phải đi khám bệnh thì nên dành chút thời gian để bé đặt câu hỏi và giải thích, trấn an cho bé. Tuyệt đối không nói dối bé là đi chơi rồi dẫn bé vào bệnh viện. Đồng thời, cha mẹ cũng nên trả lời các câu hỏi của bé một cách trung thực. Bé sẽ thấy yên tâm nếu phụ huynh diễn tả rằng, bác sĩ rất hiền, sẽ làm cho bé mau hết bệnh. Khi gặp bác sĩ thì cha mẹ luôn ở sát bên con… |
Chuyên viên tâm lý Kiều Thanh Xuân, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, cho biết: Với trẻ lớn thì chứng sợ bác sĩ sẽ giảm dần vì ở lứa tuổi đó, bé đã dần nhận biết từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nhưng với trẻ 2-3 tuổi thì khác, bé thường khóc, vùng vẫy và tỏ ra không hợp tác với bác sĩ. Nguyên nhân chủ yếu làm cho trẻ sợ vẫn là do cách định hướng từ phía phụ huynh.
Theo bác sĩ Vinh, để các bé khỏi sợ bác sĩ, sợ đi khám thì môi trường bệnh viện phải là môi trường thân thiện và gần gũi. Khi trẻ nằm viện, vừa chữa bệnh cho trẻ vừa kết hợp cho trẻ vui chơi, giải trí, học tập… vì không phải đi bệnh viện là trẻ phải từ bỏ tất cả. Để chữa HCAT của trẻ, hiện nay trên thế giới nhiều bệnh viện đã tạo không gian riêng cho trẻ. Bệnh viện còn thay đổi cả dụng cụ tiêm như: Kim tiêm hình con bướm, hình củ cà rốt, hay chai nước truyền hình các loại hoa quả… để trẻ không còn sợ khi nhìn thấy chúng. Ở Việt Nam, một số bệnh viện cũng đã học tập mô hình này và cũng đã xây dựng nhiều khu vui chơi, thậm chí cả lớp học về văn hóa, lớp học đàn, hát… cho trẻ nhưng chưa nhiều.
Gia đình là môi trường rất quan trọng nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Việc gia đình gần gũi trẻ và kể cho trẻ những câu chuyện về gương tốt của các bác sĩ, không chỉ giúp trẻ chữa HCAT mà còn giúp tâm hồn trẻ trong sáng hơn. Khi trẻ được nghe nhiều câu chuyện hay về những tấm gương tốt trẻ sẽ noi theo. Phụ huynh có những ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ, trẻ luôn nhìn bố mẹ để bắt trước, quan trọng là phụ huynh phải biết cách định hướng và giáo dục trẻ.
Theo các chuyên viên tâm lý, trước khi đưa bé đi khám bệnh, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ. Phụ huynh nên cho bé biết ngày mai phải đi khám bệnh và nên dành chút thời gian để bé đặt câu hỏi và giải thích trấn an cho bé. Tuyệt đối không nói dối bé là đi chơi rồi dẫn bé vào bệnh viện. Đồng thời, cha mẹ cũng nên trả lời các câu hỏi của bé một cách trung thực. Bé sẽ thấy yên tâm nếu phụ huynh diễn tả rằng bác sĩ rất hiền, sẽ làm cho bé mau hết bệnh. Khi gặp bác sĩ thì cha mẹ luôn ở sát bên con… Nếu bé còn lo lắng vì sợ tiêm hay phải há cổ họng, đè lưỡi thì trấn an bé “nhanh lắm, chớp mắt là xong ngay” và khuyến khích bé mạnh dạn, không có gì phải sợ. Nếu trẻ chưa sẵn sàng tâm lý để đi khám thì phụ huynh nên thuyết phục, không nên đánh mắng trẻ, làm trẻ càng sợ hãi.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47