Đề phòng đột quỵ gia tăng
![]() | Chớ chủ quan với chứng đau đầu khi thời tiết thay đổi |
![]() | Cách đơn giản cứu người đột quỵ tại nhà |
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), hơn 50% tử vong và 90% số người sống sót gặp di chứng về thần kinh và vận động. Tỉ lệ tử vong do đột quỵ hàng năm còn nhiều hơn số người chết do 3 căn bệnh: AIDS, lao và sốt rét cộng lại. Đáng lưu ý, nhiều bệnh nhân đột quỵ ở vùng nông thôn do hiểu biết còn hạn chế nên thường được đưa đến viện muộn hoặc người thân sơ sứu không đúng cách khiến bệnh càng thêm nặng. Với bệnh nhân đột quỵ, thời gian là vàng. Khi thấy người có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, chúng ta cần nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế có khả năng điều trị chuyên sâu trong vòng ít nhất 4-5 giờ đầu, muộn nhất là trong 6 giờ đầu để được điều trị hiệu quả.
![]() |
Ra đường cần phải mặc ấm. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, nhiều gia đình chủ quan, thiếu hiểu biết không đưa người đột quỵ đi cấp cứu nhanh chóng. Thậm chí, nhiều người còn cho bệnh nhân đột quỵ ăn uống, nhét thuốc vào miệng khiến họ sặc, dẫn đến suy hô hấp do viêm phổi, ngừng tim trước khi đến bệnh viện.
Theo PGS Tôn, bệnh nhân đột quỵ thường xuất hiện triệu chứng đột ngột như đột ngột hôn mê, mất ý thức, mất thăng bằng, không phối hợp động tác...
Khi chúng ta nghi ngờ một người nào đó bị đột quỵ có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ tay lên. Nếu họ không giữ được thăng bằng thì cần chuẩn bị sơ cứu ngay lập tức. Ngoài ra, bệnh nhân lúc nào cũng không thể huýt sáo khi được yêu cầu, không thể nói hoặc nói bị méo tiếng, mặt méo,… “Bệnh nhân có 3 triệu chứng trên, 90% mắc đột quỵ. Nhận biết điều này rất quan trọng để cứu sống họ”, PGS Tôn khuyến cáo.
Vì vậy, để phòng bệnh này, PGS Tôn cho hay, bệnh nhân đột quỵ là một cấp cứu nội khoa nên cần phải đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Gia đình cần gọi cấp cứu 115 nhanh nhất. Trong thời gian chờ đợi nhân viên y tế, chúng ta phải tiến hành sơ cứu bệnh nhân. Cụ thể, người nhà nên đặt bệnh nhân nằm gối cao 30-45 độ, nới lỏng quần áo của họ. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải có cấp cứu ngừng tuần hoàn. Nếu bệnh bị nôn, nên xoay mặt họ sang một bên để chống sặc. Trường hợp bệnh nhân lên cơn co giật, lấy đũa quấn xung quanh một chiếc khăn rồi để ngang miệng giúp bệnh nhân không cắn vào lưỡi. Người thân cần chú ý tuyệt đối không cho người bị đột quỵ ăn uống.
Đột quỵ có thể xảy ra bất kể lứa tuổi khác nhau, vì thế nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sức khỏe để dự phòng yếu tố nguy cơ, tăng huyết áp, đái tháo đường. Những bệnh nhân đã bị đột quỵ lần 1 thì nguy cơ bị lần 2 rất cao. Do đó, họ cần được giám sát chặt chẽ y tế để điều trị yếu tố nguy cơ. Hàng ngày, người bệnh nên có 30-45 phút vận động để giảm thiểu nguy cơ.
Theo khuyến cáo của Tổ chức đột quỵ thế giới, 6 người trong chúng ta thì có một người nguy cơ sẽ bị đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ và tỉ lệ này có xu hướng ngày càng gia tăng. Sau đột quỵ, cứ một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Barcelona vs Celta Vigo: Cơ hội vàng để Barca bứt tốc

Ronaldo im tiếng, Al Nassr thua đau phút cuối trước Al Qadsiah

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Nhận định Ipswich vs Arsenal: Pháo thủ lấy đà trước thềm đại chiến châu Âu

Cựu nhân viên Vietcombank chiếm đoạt gần 49 tỷ đồng của khách hàng

Nhận định Heidenheim vs Bayern Munich: Hùm xám dồn lực, chủ nhà lâm nguy
Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25