-->

Đề phòng bệnh sốt xuất huyết tiến triển nặng

Theo các bác sĩ, ước tính có khoảng 1/20 bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng, nguy kịch, đe dọa tính mạng, nhất là đối với trẻ nhỏ, bệnh nhân bị nhiễm lần 2 sẽ là yếu tố nguy cơ làm sốt xuất huyết tiến triển nặng thêm.
Không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà Trưng dụng Hội trường bệnh viện thành phòng điều trị sốt xuất huyết Không nên tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

1/20 bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng

Sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh tại Hà Nội, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/10 - 4/11) trên địa bàn Thành phố ghi nhận hơn 1.312 ca mắc. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội ghi nhận 10.716 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021).

Do đông bệnh nhân nên nhiều người phải điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, khi nào người bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện là điều mà nhiều người quan tâm.

Đề phòng bệnh sốt xuất huyết tiến triển nặng
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Ảnh: Dương Hải

Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, sốt xuất huyết là bệnh có thể dễ dàng được điều trị và chăm sóc tại nhà bằng các kiến thức y khoa thông thường như: Nghỉ ngơi, uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, uống thuốc hạ sốt. Đồng thời, người dân cần chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đi khám, nhập viện điều trị. Thông thường các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện vào thời điểm pha sốt muộn (ngày bệnh thứ 3 - 4, hoặc nhiệt độ hạ, hạ thân nhiệt), cộng với ban xuất huyết, chảy máu mũi, miệng,…

Tuy nhiên, có nhiều người sốt xuất huyết diễn tiến bệnh nặng từ ngày thứ 4, hạ tiểu cầu, sốc xuất huyết, nhưng không biết và đến viện muộn đã rơi vào nguy kịch, thậm chí tử vong. Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 12 ca tử vong, trong khi năm 2011 không ghi nhận ca nào.

Theo bác sĩ Đỗ Anh, ước tính tới 1/20 bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng, đe doạ tính mạng. Sốt xuất huyết có thể từ không có triệu chứng, biểu hiện nhẹ đến nguy kịch, nặng. “Biểu hiện của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt do căn nguyên khác (cúm A,B, vi rút hợp bào hô hấp - Rsv… trong những ngày đầu của bệnh). Vì biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết không đặc hiệu nên cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm (sốc) sớm, để nhanh chóng nhập viện và can thiệp sớm, giảm nguy cơ tử vong”, bác sĩ Đỗ Anh phân tích.

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết có 4 tuýp nên một người có thể nhiễm tới 4 lần. Sau nhiễm sẽ tạo miễn dịch lâu dài với tuýp đó. Khi bị nhiễm lần 2 sẽ là yếu tố nguy cơ cho tiến triển nặng. Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết thường trải qua 4 giai đoạn: Pha ủ bệnh (5 - 7 ngày), pha sốt, pha nguy kịch/nguy hiểm, pha hồi phục. Biểu hiện hay gặp ở pha sốt thường diễn ra trong 2 -7 ngày với triệu chứng sốt, đau mỏi cơ, đau mắt, đau khớp, đau họng, đau đầu, nôn và buồn nôn; ban đỏ da, chấm xuất huyết dưới da.

Theo bác sĩ Đỗ Anh, dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết trở nên nguy hiểm thường rơi vào pha sốt muộn, hay còn gọi là pha hạ sốt, thường diễn ra 24 - 48 giờ. Riêng đối với trẻ em, khi trẻ hết sốt là thời điểm dấu hiệu nặng có thể xuất hiện liên quan đến các tình trạng thoát mạch, ứ dịch gây tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng bụng,…; tình trạng suy hô hấp, khó thở, chảy máu và suy giảm chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể.

"Hầu hết là trẻ sẽ hồi phục ở pha hết sốt, nhưng 1 số sẽ diễn ra tình trạng “thoát mạch” trong vòng vài tiếng. Trẻ bị sốc xuất huyết, làm tràn dịch đa màng như màng tim, phổi, bụng, máu bị cô đặc, tụt kẹt huyết áp", bác sĩ Đỗ Anh nói. Do đó, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu như: Đau bụng; li bì, kích thích và nôn liên tục; trẻ đang sốt cao hạ thân nhiệt đột ngột; trẻ bắt đầu xuất hiện chảy máu (mũi, miệng, tiểu máu, phân máu) hoặc da niêm mạc xanh tái; chân tay trẻ lạnh, ẩm; đau bụng, gan to ra, ấn tức vùng bụng thì cần sớm đưa trẻ nhập viện.

Cũng liên quan tới vấn đề sốt xuất huyết ở trẻ em, chia sẻ với báo chí, bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo, các nhóm đối tượng dễ trở nặng khi mắc sốt xuất huyết gồm: Trẻ ở lứa tuổi sơ sinh, nhũ nhi; trẻ suy dinh dưỡng cũng như béo phì; trẻ có bệnh đi kèm như bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, đái tháo đường hoặc đang bị nhiễm trùng thứ phát (viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,…); trẻ đồng mắc các bệnh do vi rút khác như Covid-19, tay chân miệng,…

"Cha mẹ cần chú ý phát hiện các dấu hiệu trở nặng của sốt xuất huyết ở những đối tượng này để kịp thời thông báo với các bác sĩ hoặc cho trẻ nhập viện để theo dõi điều trị", Giám đốc Trung tâm Nhi khoa khuyến cáo.

Tuyệt đối không uống hạ sốt Ibuprofen

Bác sĩ Đỗ Anh cho biết, khi điều trị tại nhà, do sốt xuất huyết thường sốt cao (39 - 40,5 độ), sốt liên tục và dai dẳng, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, người bệnh chỉ uống hạ sốt paracetamol (dùng đúng liều đúng khoảng cách), lưu ý không dùng hạ sốt Ibuprofen. Ibuprofen hạ sốt mạnh và thời gian tác dụng dài hơn so với Paracetamol, song không được dùng cho trẻ mắc sốt xuất huyết vì có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

"Một trong biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết đó là cơ thể thiếu, mất dịch, rơi vào tình trạng sốc. Do đó, khi được chẩn đoán là sốt xuất huyết, điều cực kỳ quan trọng đó là bảo đảm đủ cơ thể đủ nước. Có 3 loại đồ uống rất tốt cho hồi phục sốt xuất huyết là: Oresol, sữa, nước hoa quả cung cấp điện giải và multivitamin (chuối, cam, kiwi, bơ, dừa)", bác sĩ Đỗ Anh nhấn mạnh. Riêng với trẻ em, các thực phẩm phải tránh khi mắc sốt xuất huyết là thực phẩm rán, nhiều dầu mỡ; đồ uống có caffein, có ga như coca hay pepsi; thực phẩm mỡ, béo, gia vị cay.

Bác sĩ nhi khoa Đỗ Anh cũng khuyến cáo: Trong giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, trên 70% người bệnh có thể tự theo dõi và chăm sóc ở nhà bằng chế độ dinh dưỡng và uống đủ nước. Trong giai đoạn này người bệnh mệt, đau mỏi người và khớp, do vậy được nghỉ ngơi đủ là rất quan trọng. Bệnh nhân nên cố ngủ càng nhiều càng tốt, giúp cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục.

"Cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của người bệnh tại nhà, chủ động phát sớm các dấu hiệu nguy hiểm, tốt nhất nên có sự theo dõi, giám sát của 1 bác sĩ gia đình", bác sĩ Đỗ Anh cho biết thêm.

Bên cạnh đó, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn mang bệnh gây nên và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Bởi vậy, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân nên chủ động các biện pháp phòng chống dịch, bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, người dân nên đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần người dân nên thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Tiến hành loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Đồng thời, người dân nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị./.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, vừa qua, Trung tâm Nhi khoa cũng đã tiếp nhận điều trị 2 trẻ bị sốc sốt xuất huyết rất nặng, mạch nhanh, sốt cao liên tục, suy đa tạng, viêm cơ tim cấp... nguy cơ tử vong rất cao. Rất may các trường hợp này đều được các bác sĩ nỗ lực cứu sống. Theo các nghiên cứu, biến chứng suy đa tạng (bao gồm cả suy gan, suy thận, suy thần kinh trung ương và suy tim) chiếm tỷ lệ khá nhỏ (chỉ chiếm 0,67%) trong các ca sốt xuất huyết, tuy nhiên tỷ lệ tử vong rất cao 60-70%. Tỷ lệ suy hai tạng: Suy gan và suy thận chiếm 0,33%; suy gan và suy thần kinh trung ương chiếm 2,66%; suy gan và suy tim chiếm 2%.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Raphinha rực sáng, Barca ngược dòng điên rồ chạm tay vào ngôi vương La Liga

Raphinha rực sáng, Barca ngược dòng điên rồ chạm tay vào ngôi vương La Liga

Barcelona đã có màn lội ngược dòng nghẹt thở trước Celta Vigo, giành chiến thắng 4-3 đầy cảm xúc tại vòng 32 La Liga vào tối 19/4. Sự tỏa sáng đúng lúc của Raphinha cùng tinh thần chiến đấu kiên cường giúp đoàn quân Hansi Flick nắm lợi thế lớn trong cuộc đua vô địch, tạm hơn Real Madrid tới 7 điểm.
Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó

Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó

Trước áp lực phải thắng để nuôi hy vọng dự Champions League mùa tới, Man City đã trải qua một buổi tối không hề dễ dàng trên sân Goodison Park. Nhưng với bản lĩnh của một đội bóng lớn, đoàn quân của Pep Guardiola vẫn biết cách vượt khó, giành chiến thắng 2-0 đầy nhọc nhằn trước một Everton kiên cường.
Lịch thi đấu giải bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2025: VTV Bình Điền Long An sẵn sàng chinh phục châu lục

Lịch thi đấu giải bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2025: VTV Bình Điền Long An sẵn sàng chinh phục châu lục

Giải bóng chuyền vô địch các CLB nữ châu Á 2025 (AVC Women's Club Championship) chính thức khởi tranh từ ngày 20/4 đến 27/4 tại Pasig, Philippines. Đại diện của Việt Nam – CLB VTV Bình Điền Long An – sẽ góp mặt với quyết tâm cao, hướng tới tấm vé vào vòng knock-out.
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.

Tin khác

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có Chỉ thị số 07/CT-UBND chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế

Ngày 18/4/2025, Tập đoàn Vingroup công bố chuẩn bị khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Giờ tại khu đô thị Vinhomes Green Paradise vào tháng 8/2025, theo tiêu chuẩn của Cleveland Clinic - một trong những hệ thống y tế hàn lâm hàng đầu thế giới. Thông qua Vinmec Cần Giờ, người dân sẽ được tiếp cận dịch vụ chăm sóc lâm sàng tốt nhất của Cleveland Clinic ngay tại Việt Nam; đồng thời có thể chuyển viện quốc tế tới các cơ sở hàng đầu của mạng lưới Cleveland Clinic Connected.
Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Ngày 17/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9

Kiểm tra thực địa tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đưa ra những yêu cầu bức thiết phải hoàn thành 2 dự án này trong năm nay.
Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc được sử dụng để điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, hoặc thuốc kém chất lượng, thì việc điều trị bệnh không những không mang lại hiệu quả, mà còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus

Chiều 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin về việc sử dụng sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus cho người bệnh tại bệnh viện này. Theo đó, Bệnh viện dừng tư vấn sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus để trả lại đơn vị cung ứng, sau nghi vấn liên quan chất lượng.
Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp VV ECMO (hệ thống oxy hóa máu qua màng ngoài cơ) do bệnh sởi.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động