“Đệ nhất” tổ trưởng dân phố
Từ kỉ niệm được gặp Bác Hồ
Chúng tôi gặp ông Bằng tại nhà riêng ở 104 đường Kim Mã, nhìn dáng cao to, phong độ của ông, khó mà đoán được ông đã 80 tuổi. Tiếp chúng tôi, ông rất cởi mở kể nhiều chuyện trong cuộc đời, nhất là trong mấy chục năm làm tổ trưởng tổ dân phố. Sinh năm 1933, lớn đi bộ đội, ông đã tham gia chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào và đặc biệt là chiến dịch lừng danh Điện Biên Phủ. Nhìn những huân, huy chương, bằng khen, giấy khen trên tường, thấy ông thật đáng nể. Trong đó chúng tôi rất ấn tượng một bức ảnh Bác Hồ đang quay tay để nổ máy cho chiếc ô tô ông lái. Ông hào hứng kể cho chúng tôi đầy vẻ tự hào. Đó là bức ảnh kỉ niệm hiếm hoi lần ông được gặp Bác, khi Bác đi kiểm tra chiến dịch Hoàng Hoa Thám (28/3/1951). Khi ấy Bác Hồ đã bảo ông lên xe để Bác quay nổ máy cho. Lần gặp ấy đã để lại trong ông kỉ niệm đẹp. Ông thấy mình vừa may mắn, vừa tự hào và luôn học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ. Có lẽ vì thế mà ông luôn có được một tinh thần trách nhiệm, một tính cách hài hòa luôn được mọi người yêu mến, nể trọng.
Ông Lê Văn Bằng vẫn hàng ngày đọc báo
Sau khi hết chiến tranh, từ miền Nam ra, rời quân ngũ năm 1977, ông chuyển ngành và phụ trách cho một đoàn xe thực phẩm, đến năm 1990 ông về hưu. Trong suốt quá trình công tác, ông luôn là người có trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có lẽ vì thế mà ngay từ khi còn đang công tác, ông đã được bà con dân phố bầu làm tổ trưởng từ đầu những năm 1980, suốt từ đó đến năm 2012, ông liên tục được bà con tín nhiệm bầu làm tổ trưởng và nhiều chức danh khác trong khu phố. Tổng cộng, ông đã đảm nhận khoảng 11 chức danh, từ tổ trưởng, bí thư chi bộ, chủ tịch các hội, câu lạc bộ... Ông là đại biểu hội đồng nhân dân phường hai khóa VI - VII từ năm 1999 đến 2011. Đến năm 2012, nhân dân lại bầu ông làm tiếp, nhưng do sức khỏe kém đi, vợ ông đã phải trực tiếp đứng lên trong cuộc họp để xin cho ông được nghỉ.
Đến những kỉ niệm đời thường
Trong suốt quá trình công tác, ông Bằng không nhớ nổi mình đã hòa giải cho bao nhiêu vụ; từ vợ chồng cãi cọ, li hôn đến việc xích mích, kiện tụng. Nhưng có vụ mà ông nhớ nhất cho đến bây giờ là vụ hòa giải cho vợ chồng anh Nguyễn Văn Thủy. Hôm ấy, khi vợ chồng ông đang ngủ, bỗng nửa đêm có tiếng khóc lóc gọi cửa của chị Nguyễn Thị Thủy, nhà số 8, ngách 20, ngõ 82 đường Kim Mã đến nhờ ông giải quyết giúp mâu thuẫn gia đình với chồng là Nguyễn Văn Thủy. Không quản đêm hôm, ông lại tất tả mặc quần áo đi. Ông có khuyên can thế nào thì họ vẫn nhất quyết đòi li hôn. Đành tạm chấp nhận cho họ rồi từ từ hòa giải. Bởi muốn li hôn cũng phải qua hòa giải ở tổ đã. Một lần không được, lần hai họ cũng cứ khăng khăng đòi bỏ. Ông phải dùng chiến thuật kéo dài thời gian, rồi tìm cách lựa lời, nói lí, nói tình cho từng người một. Sau một thời gian kiên trì hòa giải, cuối cùng ông đã giúp hai vợ chồng họ hiểu và thôi không li hôn. Từ đó cho đến giờ họ đã sống với nhau hạnh phúc. Ông bảo, vận động hòa giải cốt ở cái lí, cái tình. Quan trọng là phải nắm được nguyên nhân, rồi tìm cách thuyết phục làm sao cho họ đồng ý. Cái gốc vẫn là ở tình cảm giữa những con người với nhau. Mỗi lần hòa giải được là ông vui lắm. Nhưng nếu không thành công thì ông lại thấy buồn và luôn băn khoăn, trăn trở. Ông vẫn còn nhớ vụ hòa giải khó nhất giữa hai gia đình kiện nhau. Nguyên do là gia đình ông Liên Thành, ở nhà số 3 khi xây dựng tầng 2 có đổ lan can lấn ra đường đi. Điều này cũng không ảnh hưởng lắm đến việc đi lại của ngõ. Tuy nhiên, do có mẫu thuẫn từ trước nên gia đình đối diện đã kiện về hành vi lấn chiếm. Sau nhiều lần hòa giải, tìm đủ mọi cách, hết từ tổ lại lên phường vẫn không được. Cuối cùng sau 2 năm, gia đình ông Liên Thành buộc phải đập lan can đi. Đó là điều mà ông áy náy và nhớ đến tận giờ. Bởi như thế là ông đã không hoàn thành nhiệm vụ, không giúp được hai gia đình đoàn kết. Cái lan can phải đập đi, có nghĩa là hai gia đình đã đập tan cái tình cảm hàng xóm láng giềng vốn rất đáng quý.
Nếu không vì sức khỏe thì có lẽ ông lão 80 tuổi, 40 năm tuổi Đảng (được trao tặng năm 2007) vẫn tiếp tục công việc vác tù và hàng tổng. Với ông, đó là niềm vui được làm việc, được giúp đỡ chia sẻ cùng bà con dân phố. Cả cuộc đời ông luôn học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn nêu cao con người vì dân, vì cộng đồng. Danh hiệu công dân ưu tú Thủ đô được đích thân Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo đến tận nhà trao tặng và thăm hỏi khi ông bị ốm chứng tỏ điều đó. Khi khỏe mạnh, hàng ngày ông vẫn đi bộ ra Lăng Bác, vừa để tập thể dục, vừa tưởng nhớ đến lần may mắn được gặp Bác. Điều đó luôn là nguồn động viên giúp ông sống tốt.
Trần Đức Hiển
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14