-->

Để người lao động yên tâm về chính sách bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH - sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Qua nhiều lần đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn đối với người tham gia.
Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đóng vai trò “then chốt” Đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia bảo hiểm

Sửa đổi 5 nhóm chính sách lớn

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, triển khai Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và phân công tại Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 6/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).

Để người lao động yên tâm về chính sách bảo hiểm
Người lao động mong muốn được đảm bảo quyền lợi về BHXH khi tham gia. Ảnh minh họa: B.D

Theo đó, dự thảo Luật đã bám sát 5 chính sách được Quốc hội thông qua, bao gồm: Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt; mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH; mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH (lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội); bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng BHXH; đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.

Trên cơ sở các chính sách trên, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn bao gồm: Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng; mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện; giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm; về quy định hưởng BHXH một lần; bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH; về căn cứ đóng BHXH bắt buộc; sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW; sửa đổi, bổ sung về đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; về chi phí quản lý BHXH. Ngoài ra, dự thảo còn bổ sung các biện pháp xử lý trốn đóng BHXH nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật và bảo đảm quyền lợi BHXH cho người lao động…

Tán thành giảm số năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí

Mới đây nhất, tại Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần 2 đối với dự án Luật BHXH (sửa đổi). Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật BHXH (sửa đổi), bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, về điều kiện hưởng lương hưu (Điều 64), qua thẩm tra có 2 ý kiến khác nhau. Nhóm ý kiến thứ nhất tán thành đề xuất của Chính phủ về giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Nhóm ý kiến thứ hai đề nghị giữ quy định 20 năm như hiện hành để đảm bảo tiền lương hưu được nhận không quá thấp, tạo sự hấp dẫn chế độ hưu trí và bảo đảm một mức sàn an sinh nhất định. Đồng thời, việc quy định giảm xuống còn 15 năm dễ khiến nhiều người rút BHXH một lần.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Xã hội tán thành với nhóm ý kiến thứ nhất. Bởi việc bảo đảm số năm tối thiểu tham gia BHXH mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để được hưởng chế độ hưu trí tối thiểu đầy đủ mà còn phải bảo đảm cả điều kiện về tuổi nghỉ hưu.

Bên cạnh đó, quy định giảm số năm đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí sẽ hấp dẫn người lao động hơn, tỷ lệ bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH sẽ tăng trong trung và dài hạn, tạo điều kiện cho người lao động nhiều tuổi có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH, cải thiện tính công bằng. Việc điều chỉnh giảm số năm tối thiểu đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu lần này là thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH.

Cũng theo Ủy ban Xã hội, việc điều chỉnh giảm thời gian tham gia BHXH để được hưởng chế độ hưu trí với mức tối thiểu là cần thiết để khuyến khích người lao động người có quá trình tham gia BHXH không liên tục bảo lưu thời gian, chờ nhận lương hưu khi đến tuổi quy định, tạo cơ hội giữ người lao động ở lại trong hệ thống BHXH. Cho dù trong trường hợp khi hưởng mức lương hưu tương ứng với thời gian đóng BHXH tối thiểu sẽ khiêm tốn hơn những người có thời gian đóng dài và đầy đủ nhưng với mức lương hưu hàng tháng ổn định, định kỳ được Nhà nước điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng và trong thời gian hưởng lương hưu còn được Quỹ BHXH đóng bảo hiểm y tế, khi mất có chế độ tiền tuất thì sẽ góp phần bảo đảm tốt hơn cuộc sống khi về già của người lao động và nhiều người cao tuổi được hưởng lợi từ chính sách này.

Về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (Điều 68), Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, dự án Luật lần này tiếp tục kế thừa Luật BHXH hiện hành và không thay đổi cách tính lương hưu và mức đóng - hưởng. Tuy nhiên, quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với những người có số năm đóng đạt được và vượt tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (Điều 68), nhiều ý kiến cho rằng, sửa luật lần này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc những người tham gia không liên tục. Tuy nhiên, lại chưa khắc phục được hạn chế và được cho là thiệt thòi đối với những người tham gia BHXH sớm và ở lại hệ thống BHXH lâu dài.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 68 của dự thảo Luật, nếu một người lao động nam tham gia BHXH từ khi 20 tuổi đến 55 tuổi là đã đủ số năm đóng để đạt điều kiện về tỷ lệ mức hưởng lương hưu 75% nhưng vì do chưa đến tuổi nghỉ hưu nên nếu tiếp tục tham gia đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu là 62 tuổi thì khi đó được hưởng lương hưu và phần trợ cấp một lần cho số năm đóng vượt khi đã đạt tỷ lệ hưởng 75% (cứ mỗi năm đóng cho thời gian từ sau 55 tuổi đến 62 tuổi chỉ được trợ cấp tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương cho giai đoạn này). Đối với nữ cũng tương tự như vậy.

Do đó, nên xem xét và có thể bổ sung chính sách khuyến khích đối với những người lao động tham gia BHXH sớm và ở lại hệ thống BHXH lâu dài, theo hướng có thể nghiên cứu quy định tương tự như việc khuyến khích tham gia bảo hiểm y tế liên tục từ 5 năm trở lên.

Chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH một lần

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong giai đoạn 2016-2022, cả nước có tới 3,5 triệu người rút BHXH một lần và số người rút BHXH một lần thường rơi vào các trường hợp đóng dưới 5 năm (70%). Tuy nhiên, vấn đề đáng lo nhất là nhiều người lao động chưa nhận thức được vai trò, vị trí quan trọng của BHXH trong bảo đảm an sinh xã hội; thu nhập của người lao động thấp nên khi gặp khó khăn mất việc làm, sẽ rút BHXH một lần để giải quyết khó khăn trước mắt.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Chính phủ đề xuất 2 phương án: Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với 2 nhóm người lao động khác nhau (người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần; người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực - dự kiến từ 1/7/2025 trở đi thì không được nhận BHXH một lần). Các trường hợp ngoại trừ vẫn được rút BHXH một lần là người đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; người ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành.

Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, nếu người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất.

Để người lao động yên tâm về chính sách bảo hiểm
Ảnh minh họa: B.D

Báo cáo một số ý kiến của Thường trực Ủy ban Xã hội về việc tiếp thu, giải trình dự án Luật BHXH (sửa đổi), Ủy ban Xã hội cho biết: Về vấn đề BHXH một lần (Điểm đ, Khoản 1 Điều 70 và Điểm đ, Khoản 1 Điều 102 của Dự thảo Luật), Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, đây là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và vấn đề an sinh xã hội lâu dài. Do đó, cần tiếp tục đánh giá tác động, cân nhắc kỹ lưỡng quy định hưởng BHXH một lần, cũng như tham vấn rộng rãi hơn các phương án dự kiến sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH, đặc biệt là về quy định BHXH một lần để thống nhất nhận thức.

Cụ thể như, khi có việc làm, người lao động và người sử dụng lao động đều phải có trách nhiệm trích một phần tiền lương, thu nhập (người lao động là 8%, người sử dụng lao động là 14%) đóng vào Quỹ hưu trí để đến tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động thì người lao động được hưởng lương hưu hằng tháng. Vì vậy, Luật lần này phải “chặt chẽ hơn về hưởng BHXH một lần” như Nghị quyết số 28-NQ/TW đã xác định, hướng tới hạn chế tối đa hưởng BHXH một lần mới có thể đạt mục tiêu mở rộng bao phủ BHXH, bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người dân.

Cần có giải pháp xử lý doanh nghiệp nợ BHXH

Trong quá trình góp ý vào dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), đại diện Công đoàn các tỉnh, ngành đã bày tỏ nhiều ý kiến xoay quanh việc xử lý nợ, trốn đóng BHXH. Cụ thể, một thực trạng hiện nay đang diễn ra tại hầu hết các địa phương, đó là hằng tháng người lao động vẫn đóng tiền BHXH đầy đủ nhưng chủ sử dụng lao động không nộp cho cơ quan BHXH, cuối cùng chính họ là người phải đi “xin” giải quyết các quyền lợi của mình.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ cho biết, ở Phú Thọ từng có doanh nghiệp bị xử phạt, bị khởi kiện ra tòa, thậm chí người lao động thắng kiện nhưng cũng không làm được gì bởi doanh nghiệp không có tiền nộp cho cơ quan BHXH. Trong trường hợp này, cuối cùng, người lao động vẫn là người thiệt vì không được đảm bảo quyền lợi. Vì vậy, ông Sơn đề nghị: Chúng ta nghiên cứu làm sao để nguyên tắc có đóng - có hưởng, công bằng, ai sai ở đâu phải chịu, cần có đủ chế tài pháp luật để xử lý, buộc doanh nghiệp phải chấp hành pháp luật. Theo đó, trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) nên nghiên cứu để có quy định cụ thể trong giải quyết quyền lợi người lao động khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, không có tài sản đảm bảo…

Cùng bàn về vấn đề này, ông Dương Đức Khanh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình dẫn trường hợp một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giày ở địa phương trốn đóng, nợ tiền BHXH 3 năm, sau đó họ đã âm thầm chuyển hết tài sản rồi bỏ trốn. Từ thực trạng trên, ông Khanh đề nghị bổ sung Khoản 7 Điều 21 - đó là yêu cầu cơ quan BHXH xác nhận thông tin đóng BHXH, hằng tháng cung cấp thông tin công khai để mọi người kiểm tra, giám sát doanh nghiệp đã đóng nộp, chấp hành hay chưa?

Cũng liên quan đến nhóm vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng cơ quan soạn thảo dự án Luật cần quy định rõ 2 hành vi chậm đóng và trốn đóng BHXH (Điều 36); đồng thời cần bổ sung quy định cơ quan BHXH có quyền khởi kiện người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà người sử dụng lao động vẫn vi phạm (Điều 37).

Liên quan đến quyền của tổ chức Công đoàn trong khởi kiện nợ BHXH, bày tỏ ý kiến tại Diễn đàn người lao động năm 2023, chị Lương Thị Tho - công nhân Xí nghiệp Quản lý và xử lý chất thải Đình Vũ (thành phố Hải Phòng) cho biết: Hiện công nhân lao động rất lo lắng, bức xúc trước tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động. Để giảm thiểu tình trạng này, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử phạt người vi phạm, đề nghị Quốc hội khi sửa đổi Luật BHXH cần có các quy định định rõ vai trò, quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách BHXH để hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHXH gia tăng. Pháp luật cần có cơ chế phòng ngừa và giải quyết quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn; có cơ chế tín dụng ưu đãi hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn để người lao động không phải chọn rút BHXH một lần.

Đối với việc Công đoàn khởi kiện BHXH, chị Tho cho rằng mặc dù Công đoàn hết sức cố gắng, nhưng đến nay vẫn gặp bế tắc, do mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Đề nghị Quốc hội sửa đổi đồng bộ các quy định của pháp luật có liên quan như Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Luật Công đoàn. “Tôi đề nghị bỏ quy định trong dự thảo Luật BHXH: Công đoàn khởi kiện phải được người lao động ủy quyền, vì Công đoàn là tổ chức đại diện đương nhiên cho người lao động theo Điều 10 Hiến pháp và Điều l Luật Công đoàn. Nếu yêu cầu người lao động ủy quyền sẽ tăng thêm thủ tục hành chính, đối với những doanh nghiệp đông công nhân, vài chục nghìn người thì sẽ rất tốn kém thời gian, công sức và thiếu tính khả thi, thay vào đó, chỉ cần người lao động đề nghị với Công đoàn thay mặt họ khởi kiện là đủ”, chị Tho đề xuất.

Có thể nói, Luật BHXH là một luật rất quan trọng, có đối tượng chịu sự tác động rất lớn và lâu dài, có tính chất xương sống, cốt lõi và bảo đảm để BHXH là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc sửa đổi Luật cần phải tiếp tục đánh giá tác động về kinh tế - xã hội, lấy ý kiến rộng rãi các chủ thể áp dụng, đối tượng chịu sự tác động để bảo đảm sự đồng thuận, tính khả thi.

Theo Ủy ban Xã hội, việc điều chỉnh giảm thời gian tham gia BHXH để được hưởng chế độ hưu trí với mức tối thiểu là cần thiết để khuyến khích người lao động người có quá trình tham gia BHXH không liên tục bảo lưu thời gian, chờ nhận lương hưu khi đến tuổi quy định, tạo cơ hội giữ người lao động ở lại trong hệ thống BHXH. Cho dù trong trường hợp khi hưởng mức lương hưu tương ứng với thời gian đóng BHXH tối thiểu sẽ khiêm tốn hơn những người có thời gian đóng dài và đầy đủ nhưng với mức lương hưu hàng tháng ổn định, định kỳ được Nhà nước điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng…

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/2/2025.
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

(LĐTĐ) Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Ngoài việc sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, người nghỉ hưu sớm sẽ được nhận thêm một khoản hỗ trợ.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, do vậy, trước khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 thì tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động khác nhau theo từng năm. Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức (CCVC) thì ngoài việc được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự, còn được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng.
Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách

Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách

(LĐTĐ) Với phương châm hành động “lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo của sự phục vụ”, năm 2024, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu đề ra.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Xem thêm
Phiên bản di động