-->

Để Nghị định 100 tiếp tục phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Sau một thời gian, kể từ thời điểm áp dụng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tai nạn giao thông liên quan đến hành vi vi phạm nồng độ cồn giảm đáng kể. Đáng mừng hơn là, Nghị định có tác dụng răn đe và tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người tham gia giao thông.
Đã lơ là với dịch, lại “thờ ơ” với Nghị định 100!
Từ năm 2020, xe không chính chủ có thể bị phạt 8.000.000 đồng
Thêm một trường hợp chạy ngược chiều trên cao tốc bị xử phạt

Thay đổi thói quen, nâng cao ý thức

Uống rượu, bia là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, lạm dụng rượu, bia lại vô cùng nguy hiểm. Hành vi này không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe mà sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, có thể cướp đi tính mạng hoặc để lại thương tật suốt đời. Không ít vụ tai nạn giao thông do “ma men” gây ra đã để lại những hệ lụy đau lòng.

Còn nhớ, ngày 24/3/2020, tại quận Hoàng Mai, tài xế điều khiển xe ô tô đang lưu thông bất ngờ lao sang phần đường bên cạnh, đi ngược chiều đâm vào xe máy khiến người phụ nữ điều khiển xe máy bị thương nặng. Tài xế lái xe bỏ chạy cho đến khi lốp trước phía lái bị nổ mới chịu dừng lại. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn cho thấy, tài xế vi phạm mức 0,36mg/mililit khí thở.

1936dsc7180
Lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn.

Mới đây, ngày 13/6, tại khu vực đường Nguyễn Trãi thuộc địa bàn phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân) một thanh niên say rượu đi xe máy chở ba người đã tông trúng hai vợ chồng đang đi bộ khiến người vợ mang thai mất đi thai nhi 32 tuần tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lại xuất phát từ việc sử dụng rượu, bia. Người điều khiển phương tiện không làm chủ được bản thân, đi xe lạng lách, đánh võng, chạy tốc độ cao, tránh vượt sai quy định, đi sai làn đường.

Trước những diễn biến phức tạp của nạn “ma men” cầm lái, Nghị định 100 cùng với kế hoạch tổng kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên cả nước được triển khai toàn diện. Đây được ví như “cú đấm thép” với sứ mệnh loại trừ “ma men” – vấn nạn gây nhức nhối xã hội trong suốt một thời gian dài mà chưa có phương thuốc đặc trị công hiệu. Nhờ sự quyết liệt trong thực thi, sự ủng hộ của dư luận, sự chuyển biến lớn về ý thức khi sử dụng rượu bia đã bước đầu hình thành.

Chẳng hạn, tại không ít cơ sở kinh doanh đồ uống có cồn, để đảm bảo an toàn cho thực khách đã nhanh chóng áp dụng nhiều giải pháp như: Hỗ trợ khách gửi xe qua đêm, có sẵn một đội tài xế chuyên biệt chở khách hay liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ đặt xe để hỗ trợ người dân di chuyển… Còn về phía người sử dụng, trước khi nâng chén đều xác định sẵn tâm lý, kiếm tìm nơi trông gửi phương tiện, sẵn sàng đón xe ôm, taxi để về nhà.

Để “cú đấm thép” tiếp tục hiệu quả

Không thể phủ nhận, Nghị định 100 đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến đẩy lùi “ma men” sau tay lái trên cả nước. Đối diện với mức phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng, nhiều người đã không còn dám tùy tiện lái xe khi đã uống rượu, bia. Hiệu ứng tích cực đã lan tỏa trong toàn xã hội, vi phạm nồng độ cồn cũng như các số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia đã giảm mạnh.

1955 0033 0422 0803 1 113372
Ảnh minh họa.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông trong 6 tháng đầu năm, lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc đã lập biên bản xử lý 1.835.483 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 1.617 tỷ đồng, tước 150.931 giấy phép lái xe. Trên đường bộ xử lý 1.757.988 trường hợp, phạt tiền 1.537 tỷ 461 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 150.744 trường hợp; tạm giữ 304.644 phương tiện. Trong đó có 86.044 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 563 trường hợp lái xe dương tính với ma túy; 18.617 trường hợp quá tải; 177.569 trường hợp chạy quá tốc độ; 304.213 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.

Tại Hà Nội, theo ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2020, trên toàn địa bàn thành phố, Cảnh sát giao thông đã phát hiện và xử lý gần 3.000 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn. Đây là con số lớn, đứng đầu lực lượng Cảnh sát giao thông các tỉnh, địa phương về xử lý lỗi vi phạm này.

Nỗ lực vào cuộc là vậy, tuy nhiên theo đánh giá thực tế, số trường hợp vi phạm bia rượu hiện nay vẫn đang ở mức cao. Vì vậy, nếu lực lượng Cảnh sát giao thông không tiếp tục tăng cường kiểm tra xử lý thì những nguy cơ về mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông nghiêm trọng do rượu bia vẫn là nỗi lo thường trực.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Toàn (quận Hoàng Mai), cho biết, bản thân là một tài xế taxi nên việc giữ tỉnh táo, không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện là hết sức quan trọng. Việc làm này vừa đảm bảo an toàn cho bản thân song cũng đảm bảo sự an toàn cho hành khách khi lên xe. Tuy nhiên, bản thân anh Toàn cũng lo ngại khi văn hóa ăn nhậu đã ăn sâu vào đời sống.

Tâm lý “ép rượu” hay “cả nể” vẫn còn tồn tại trong những cuộc nhậu, điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. “Ngoài bản thân tự kiềm chế, nhắc nhở không uống rượu bia khi tham gia giao thông thì hiệu quả ngăn ngừa, hạn chế vi phạm say xỉn khi lái xe còn phụ thuộc nhiều vào sự nghiêm túc, quyết liệt của lực lượng chức năng” – anh Toàn chia sẻ.

Mở rộng quan điểm này, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, số vụ vi phạm quy định về nồng độ cồn ở mức cao, trong đó nhiều trường hợp bị xử phạt ở mức cao nhất. Theo ông Hùng, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một số người tham gia giao thông chưa cao. Khi lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra đã có những lời nói, hành động chống đối, bất hợp tác, nhất là khi được kiểm tra nồng độ cồn. Có những trường hợp người vi phạm nồng độ cồn trốn tránh không xuất trình giấy phép lái xe, bỏ lại phương tiện…

Từ thực tế cho thấy, với sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng chức năng cùng việc đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy định xử phạt cũng như việc kiên quyết xử lý các lái xe vi phạm nên vi phạm về nồng độ cồn của người tham gia giao thông giảm mạnh, mức xử phạt đủ sức răn đe. Từ đó, tạo nên sự chuyển biến tích cực về ý thức, hành vi của người tham gia giao thông, tạo động lực quan trọng nhằm phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia là vấn đề của toàn xã hội. Mỗi cá nhân, gia đình, địa phương và các cơ quan chức năng cần phải phối hợp chặt chẽ giáo dục quản lý và xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm. Nhưng trên hết, ý thức người tham gia giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần giảm tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia gây ra.

Theo nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam được Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức) thực hiện, trong số các vụ tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu bia đối với phương tiện xe máy chiếm từ 70 - 90% số vụ. Trong đó, tỉ lệ nam giới gây ra là 80 - 90%. Quan trắc hành vi tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm tỉ lệ 68% (xe máy 62%, ô tô 6%). Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say. Nghiên cứu cũng chỉ ra, những người lái xe sau khi sử dụng rượu bia có đến 98% trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 74% người điều khiển đi ngược chiều, 64% trường hợp không bật xi-nhan khi điều khiển phương tiện. Đặc biệt, khảo sát chuyên sâu, những nạn nhân nghĩ mình vẫn “bình thường” đủ khả năng điều khiển xe máy ra về thì lại có tỷ lệ bị chấn thương nặng cao hơn những nạn nhân cảm thấy “không bình thường”.
Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 2/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, người dân ở các tỉnh quay trở lại Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên, tình hình giao thông trong nội đô và các cửa ngõ Thủ đô không xảy ra tắc nghẽn nghiêm trọng như các năm trước.
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

(LĐTĐ) Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 - 2/2/2025).
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Sáng 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 1/2 (từ 26 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Ất Tỵ), toàn Thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương. So sánh với 9 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 31 người bị thương. So sánh 9 ngày liền kề giảm 13 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 7 bị thương...
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, tình trạng nhồi nhét khách...
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

(LĐTĐ) Năm 2025, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ GTVT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố giao hằng năm. Đặc biệt, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đáp ứng đạt tỷ lệ đảm nhiệm 20% nhu cầu đi lại của người dân.
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. So với ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn năm 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người chết, giảm 20 người bị thương.
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin phương án di chuyển mới nhất tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Theo đó, đây là nút giao thông nhiều tầng nhất Hà Nội hiện nay với lưu lượng phương tiện giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thông tin, trong ngày mùng 3 Tết Ất Tỵ, tức 31/1, cả nước xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, 33 người tử vong, 52 người bị thương. Đáng chú ý, lực lượng chức năng đã tước 283 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 820 trường hợp.
Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc

Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc

(LĐTĐ) Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hướng Hà Nội tắc dài từ nút giao Yên Mỹ đến trạm thu phí. Quốc lộ 1A đoạn từ Cầu Giẽ lên tới Vạn Điểm đông xe, ùn tắc. Trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai lưu lượng phương tiện đang tăng cao (hướng về trung tâm Hà Nội).
Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương

Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương

(LĐTĐ) Hiện tại, trên địa bàn Thủ đô có 2 tuyến buýt trợ giá kết nối đến chùa Hương là tuyến buýt 103A và tuyến 103B.
Xem thêm
Phiên bản di động