Đề nghị điều tiết việc nhập khẩu sữa bột
Nhập nhèm sữa bột, sữa tươi | |
Chọn sữa bột nào cho bé 15 tháng tuổi? | |
Chất tạo mùi trong sữa bột có nhiều tác hại không lường |
Trong báo cáo kết quả hội nghị chuyên đề “Quản lý sữa tươi nguyên liệu và Sữa chế biến dạng lỏng” (số 1651) do ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban ký ngày 20.8 gửi Ủy ban Thường vụ quốc hội nhấn mạnh bất cập: việc nhập khẩu sữa bột nguyên liệu còn chiếm tỷ trọng lớn, đi ngược lại Quyết định 3399 của Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam là “Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ sữa bột nhập ngoại”.
Ảnh minh họa |
Mục tiêu đến năm 2015, sữa tươi sản xuất trong nước đạt 660 triệu lít, đáp ứng 35% nhu cầu, đến năm 2020 đạt 1 tỷ lít. Tuy nhiên, tới năm 2015, lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước mới đạt 549,5 triệu lít, trong đó chỉ có 367,6 triệu lít được đưa vào chế biến sữa dạng lỏng, chỉ đạt hơn 50% so với mục tiêu.
Ngoài ra, việc nhập khẩu sữa bột phục vụ cho chế biến sữa dạng lỏng đã không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho vùng nguyên liệu sữa tươi trong nước, làm cản trở việc phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước, vô hình chung biến người tiêu dùng Việt Nam thành người “nhập khẩu sữa thụ động”.
Chính vì vậy, trong giải pháp và kiến nghị, Ủy ban Khoa học Công nghệ và môi trường của Quốc hội đề xuất “Có chính sách điều tiết việc nhập khẩu sữa bột nguyên liệu để phát triển sản xuất sữa tươi trong nước; nghiên cứu thành lập cơ quan quốc gia về sữa để điều tiết các khâu trong quản lý sữa”. Đây là đề xuất rất mạnh mẽ nhằm bảo vệ người nuôi bò sữa trong nước và phát triển ngành sữa tươi nguyên liệu.
Cùng với đó, báo cáo số 1651 cũng nhấn mạnh đề nghị Bộ Y tế phải khẩn trương sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật về sữa dạng lỏng (QCVN: 5-1:2010/BYT) làm công cụ kỹ thuật để quản lý sản phẩm sữa chế biến dạng lỏng, phù hợp với thực tiễn sản xuất trong nước, tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Bộ Y tế cũng cần phải điều chỉnh khái niệm “Sữa tiệt trùng” nên tách thành 2 khái niệm “sữa hoàn nguyên” và “sữa pha lại” như tiêu chuẩn Codex 206-1999. Việc điều chỉnh này nhằm giúp người tiêu dùng nhận diện rõ sản phẩm là sữa tươi hay sữa bột pha lại, tránh gây nhầm lẫn như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47