-->

Để lễ hội chùa Hương thực sự ấn tượng trong lòng du khách

Lễ hội chùa Hương năm 2024, huyện Mỹ Đức tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tổ chức với nhiều tín hiệu tích cực, tạo không gian an toàn, văn minh và thân thiện cho du khách.
Tăng cường phòng chống cháy nổ tại chùa Hương Lễ hội chùa Hương năm nay thực hiện bán vé điện tử Tưng bừng khai hội chùa Hương năm 2024

Siết chặt quản lý các dịch vụ

Lễ hội chùa Hương năm 2024, diễn ra từ ngày 11/2 đến hết ngày 1/5 (từ mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày 23/3 năm Giáp Thìn) với chủ đề: “An toàn - Văn minh - Thân thiện” nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn - Di tích quốc gia đặc biệt.

Để tổ chức thành công Lễ hội chùa Hương 2024, Ban tổ chức đã thành lập 5 tiểu ban, 1 trạm kiểm soát vé, 1 tổ kiểm tra liên ngành. Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng thành viên các tiểu ban xây dựng kịch bản quản lý tổ chức lễ hội an toàn, chu đáo; triển khai thực hiện nghiêm các nội dung đảm bảo công tác đổi mới, được đánh giá cao.

Lễ hội chùa Hương 2024: An toàn, văn minh, thân thiện
Lễ hội chùa Hương năm 2024, huyện Mỹ Đức tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tổ chức với nhiều tín hiệu tích cực. (Ảnh: Minh Phương)

Ông Đinh Phúc Bền - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức cho biết, năm 2024, huyện Mỹ Đức tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, thông tin báo chí về Lễ hội chùa Hương. Theo đó, trong khu vực lễ hội, huyện Mỹ Đức chú trọng trang trí, trực quan tạo cảnh quan, không gian đẹp, hàng quán được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, môi trường được xử lý thường xuyên, từ đó ý thức bảo vệ môi trường của du khách và nhân dân tham gia lễ hội tăng lên rõ ràng, không còn cảnh vứt rác thải bừa bãi.

Đặc biệt, Lễ hội chùa Hương năm 2024 có sự đổi mới trong công tác quản lý xuồng đò, công tác vận chuyển phục vụ du khách được giao cho Hợp tác xã Dịch vụ xuồng đò chùa Hương, với sự quản lý chặt chẽ và điều hành sắp xếp du khách theo số thứ tự, đội ngũ chèo xuồng đò chuyên nghiệp, được tập huấn kỹ lưỡng, đeo biển và áo phao đồng bộ, vé đò chuyển đổi sang mô hình điện tử…

Theo báo cáo về công tác quản lý Lễ hội chùa Hương năm 2024 của Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, việc đưa Hợp tác xã dịch vụ du lịch Hương Sơn vào quản lý, bước đầu đã đem lại thành công lớn cho công tác quản lý, tổ chức Lễ hội chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương năm 2024 ghi nhận không còn xảy ra tình trạng đi đón, chèo kéo khách từ Hà Đông, Vân Đình, Tế Tiêu; việc xếp hàng chờ lên đò theo thứ tự, trật tự, lái đò mặc đồng phục màu cam, có thẻ lái đò được Hợp tác xã cung cấp, thuyền được đánh số thứ tự, trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn giao thông, không còn tình trạng chở khách quá tải; mồi chài đi xuồng gắn động cơ… khắc phục được hầu hết các tồn tại từ nhiều năm trước trong công tác quản lý, tổ chức.

Lễ hội chùa Hương 2024: An toàn, văn minh, thân thiện
Để tránh tình trạng ách tắc, quá tải trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban Quản lý khu Di tích Thắng cảnh Hương Sơn thay vé giấy bằng vé điện tử. (Ảnh: Minh Phương).

Bên cạnh đó, việc đưa khung thời gian đón khách từ 5h-20h hàng ngày đã đem lại hiệu quả, khoa học, giúp lực lượng Ban Tổ chức, nhân dân địa phương có thời gian nghỉ ngơi đảm bảo sức khỏe, thực hiện công tác phục vụ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách trên địa bàn.

Tiếp tục đổi mới bỏ bán vé tại 2 vị trí cổng, đưa vào bán vé tại các vị trí trong bãi đậu xe cùng với việc phân luồng giao thông hợp lý đã giảm tối đa tình trạng ùn tắc giao thông, giảm bớt nhân lực của Ban Tổ chức trong công tác điều phối tại các điểm cổng.

Ban Tổ chức bố trí đầy đủ các điểm bãi trông giữ xe, đem lại sự văn minh trong đón tiếp du khách, không còn xảy ra tình trạng thu vé gửi xe nhiều lần như những năm trước. Các bến, bãi gửi xe đã được thực hiện đầu tư đảm bảo cơ sở vật chất vệ sinh môi trường sạch đẹp tạo điều kiện thuận tiện cho du khách gửi xe.

Tiếp tục đưa xe điện vào phục vụ, trả lại không gian văn minh trên các tuyến phố đi bộ, đem lại sự hài lòng cho du khách hành hương về trẩy hội. Năm 2024, Ban Tổ chức đã bố trí 110 xe điện sơn phủ đồng bộ, bước đầu đáp ứng đủ nhu cầu. Lực lượng cán bộ trông xe, phục vụ dịch vụ xe điện tại các bến được trang bị đồng phục đảm bảo dễ dàng nhận diện và hỗ trợ du khách khi có nhu cầu cần thiết.

Bên cạnh đó, sự phối hợp, giữa Công ty cổ phần Chùa Hương Xanh và Hợp tác xã dịch vụ du lịch Chùa Hương đảm bảo phân bổ khách nhịp nhàng, đem lại sự công bằng cho toàn bộ lái đò, đảm bảo ai cũng có khách để chở, ai cũng có việc làm, đem lại thu nhập cho người dân lao động.

Việc đưa vé điện tử vào ứng dụng đảm bảo cho du khách dễ dàng thuận tiện qua trạm kiểm soát, không còn tình trạng vé giả, vé lậu, cập nhật số liệu du khách qua cổng tham quan được thường xuyên, giúp cho Ban Tổ chức kịp thời có những thông tin chỉ đạo đến các tổ, trạm có các phương án điều phối hợp lý…

Đảm bảo an ninh trật tự

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, tạo thuận lợi cho du khách đến với chùa Hương trong mùa lễ hội đầu Xuân Giáp Thìn 2024, các lực lượng chức năng tại đây đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.

Theo đó, Ban Tổ chức đã phối hợp thành lập các chốt, tổ công tác đảm bảo an ninh trật tự, trực 24/24h để tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan an ninh, trật tự.

Phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn như: Trộm cắp, cờ bạc, gây rối trật tự công cộng, hoạt động mê tín dị đoan và các hoạt động lợi dụng lễ hội gây mất an ninh, trật tự…

Lễ hội chùa Hương 2024: An toàn, văn minh, thân thiện
Lễ hội chùa Hương năm 2024 đã giúp du khách đã cảm nhận được đúng với không khí lễ hội, thảnh thơi, an toàn khi lễ Phật.

Tăng cường công tác quản lý nhân hộ khẩu, khai báo tạm trú trên địa bàn, đặc biệt quản lý tạm trú số người nước ngoài đến khu vực lễ hội; phối hợp cấp ủy, chính quyền xã Hương Sơn và các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh phòng trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, hỗ trợ lực lượng Công an trấn áp tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa cũng được triển khai nghiêm túc; lực lượng chức năng đã phân công lực lượng phân luồng, hướng dẫn phương tiện giao thông ra, vào các bến, bãi xe theo quy định của Ban Tổ chức. Không cho phép phương tiện xe công nông, xe lam, xe tự chế hoạt động trên các tuyến đường bộ xung quanh khu vực lễ hội.

Đội Thanh tra giao thông vận tải Mỹ Đức chủ trì tuần tra, kiểm tra, rà soát toàn bộ trên dòng suối Yến; giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường thủy, đảm bảo thông thoáng hai bên bờ suối Yến; phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ du lịch Chùa Hương tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các xuồng, đò chở khách không đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp bán hàng rong trên dòng suối Yến.

Đồng thời, các lực lượng, phương tiện cũng sẵn sàng được huy động giải quyết, xử lý các tình huống liên quan cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn trong và xung quanh khu vực lễ hội, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, cơ sở thờ tự, tăng, ni, phật tử thực hiện tốt các quy định về phòng, chống cháy, nổ…

Chị Nguyễn Thùy Linh (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, năm nào chị cũng đến với chùa Hương, nhưng năm nay chị thấy vô cùng bất ngờ. Chị Linh chia sẻ: “Năm nay, đi lễ hội chùa Hương, tôi thấy khác hẳn, không còn “cò” đò đeo bám như mọi năm. Đặc biệt, việc đi lại được tổ chức rất ngăn nắp, quy củ. Lực lượng Thanh tra giao thông vận tải tuần tra liên tục trên suối, chốt trực trên đường làm người dân an tâm hơn rất nhiều”...

Có thể thấy, những đổi mới trong công tác quản lý Lễ hội chùa Hương năm 2024, du khách đã cảm nhận được đúng với không khí lễ hội, thảnh thơi, an toàn khi lễ Phật.

K.Tiến

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động