-->

Để không còn khiếm khuyết trong lĩnh vực đất đai

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã khép lại. Bên cạnh việc thông qua một số dự án luật, nghị quyết thì một trong những thảo luận nghị trường được các đại biểu, cử tri cả nước đặc biệt quan tâm là dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự án luật được xác định là trọng tâm trong công tác lập pháp của nhiệm kỳ này. Thảo luận, góp ý kiến vào dự thảo Luật, các đại biểu nhất trí cao với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Đất đai để khắc phục những khiếm khuyết từ nội tại luật, công tác quản lý Nhà nước thời gian qua dẫn đến những hệ lụy tiêu cực về kinh tế và xã hội.
Tìm hướng giải quyết các quy định chồng chéo liên quan đến lĩnh vực đất đai Hà Nội: Kiểm tra thi hành pháp luật trong lĩnh vực đất đai tại một số quận, huyện

Bỏ khung giá đất là chủ trương lớn, có tính đột phá

Đại biểu Đoàn Thị Hảo (Đoàn Thái Nguyên) nhìn nhận, việc Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ quy định khung giá đất, chuyển sang xác định giá đất phù hợp với giá thị trường là bước đột phá về tư duy và mang ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, bà Hảo cho rằng, cần giải thích rõ cụm từ "phù hợp với giá trị thị trường" vì hiện nay việc xác định giá đất phù hợp với giá thị trường gặp nhiều khó khăn, do cơ sở dữ liệu về giá đất chưa đầy đủ, giá đất luôn biến động.

Để không còn khiếm khuyết trong lĩnh vực đất đai
Việc bỏ khung giá đất, định giá đất sát giá thị trường được đánh giá là đổi mới quan trọng trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Hoàng Phúc

Đồng thời, cần có phương pháp để xây dựng giá trị bảng giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị có liên quan trong xác định giá đất.

“Cần quy định cơ chế hoạt động độc lập của Hội đồng thẩm định giá đất và các thành viên của Hội đồng thẩm định. Tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng thẩm định giá đất là các chuyên gia tư vấn độc lập. Đồng thời, xác định rõ quyền đi đôi với trách nhiệm của mỗi thành viên Hội đồng thẩm định trong việc đưa ra ý kiến thẩm định giá đất”, đại biểu nói.

Đại biểu Trần Đình Văn (Đoàn Lâm Đồng) cũng nhìn nhận, việc bỏ khung giá đất là chủ trương lớn, có tính đột phá. Dự thảo Luật đã quy định về cơ chế, phương pháp xác định giá theo nguyên tắc thị trường, tuy nhiên, đại biểu cho rằng, còn khá đơn giản, sơ lược, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Do đó, việc hoàn thiện cơ chế xác định giá đất cần có cách tiếp cận toàn diện, trong đó quan tâm đến các vấn đề có tính nguyên tắc, chặt chẽ, đầy đủ về nguyên tắc, nội dung, quy trình, thủ tục công khai, minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các chủ thể có liên quan trong quy trình định giá đất, giám sát của cơ quan dân cử, cơ chế xem xét lại việc định giá đất khi có yêu cầu nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế xác định giá đất trong dự thảo luật theo Nghị quyết số 18.

Đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật có định nghĩa giải thích về khái niệm “giá trị thị trường của quyền sử dụng đất”, phân biệt khái niệm về giá cả thị trường và giá trị thị trường của quyền sử dụng đất.

“Theo đó, giá cả thị trường của quyền sử dụng đất là giá mua bán, trao đổi, người mua và người bán thỏa thuận với nhau khi mua bán, trao đổi quyền sử dụng đất trên thị trường. Giá cả thị trường của đất đai phụ thuộc vào giá trị thị trường của loại đất đó và các yếu tố cá nhân riêng của người mua, người bán khi thực hiện giao dịch về đất đai.

Giá trị thị trường là quyền sử dụng đất, là mức giá được xác định dựa trên các yếu tố thị trường phần giá trị đất đai, như là khả năng sinh lời, vị trí, kích thước, mục đích sử dụng đất, quan hệ cung cầu và giá cả giao dịch phổ biến về loại đất đó trên thị trường trong điều kiện bình thường”, đại biểu phân tích.

Đồng thời, đại biểu Trần Đình Văn đề nghị cần có quy định mang tính nguyên tắc về phương pháp xác định giá đất cụ thể, để đảm bảo khi xác định giá đất theo phương pháp nào thì cũng ra kết quả phù hợp với giá thị trường; đưa ra chế tài đối với các đơn vị, cá nhân tư vấn xác định giá đất; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác này.

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn Ninh Bình) cho rằng, khi bỏ khung giá đất thì bảng giá đất, giá đất cụ thể tăng, người sử dụng đất sẽ phải trả tiền thuế, phí, tiền sử dụng đất nhiều hơn. Giá đất tăng sẽ làm cho khả năng tiếp cận sở hữu nhà đất của người có thu nhập thấp, người yếu thế sẽ khó khăn. Do vậy, dự thảo Luật cần có quy định cụ thể về giảm tỷ suất thuế và có cơ chế để tiếp tục phát triển chính sách nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp và người yếu thế.

Theo đại biểu, thực tế hiện nay, việc xác định giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất chưa thực sự công khai, minh bạch, dân chủ nên có trường hợp chưa được công bằng, tương xứng giữa giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi và giá trị được bồi thường. Vì vậy, cần bổ sung nguyên tắc công khai, minh bạch nhằm đảm bảo việc định giá đất bồi thường không chỉ là việc riêng của cơ quan hành chính Nhà nước mà còn đảm bảo cho người sử dụng đất hợp pháp có đất bị thu hồi, có quyền giám sát quá trình định giá đất. Việc bổ sung nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính thống nhất với quy định tại khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013, đó là việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch.

Đại biểu cũng cho rằng, nên xác định việc tổ chức định giá đất là một nghề, tổ chức định giá đất có chức năng tư vấn, định giá đất phải là tổ chức nghề nghiệp có tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện dịch vụ một cách độc lập. “Cần bổ sung quy định chế tài đủ mạnh đối với các đơn vị, cá nhân tư vấn xác định giá đất vi phạm trách nhiệm, nhằm tăng cường ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong quá trình định giá đất”, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh nêu quan điểm.

Xử lý nghiêm những hành vi đầu cơ làm lũng đoạn thị trường

Việc bỏ khung giá đất là nội dung sửa đổi quan trọng, phù hợp với thực tiễn hiện nay đang diễn ra, tuy nhiên làm sao để giá đất sát với giá thị trường là một bài toán rất khó là ý kiến của đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Đoàn Tây Ninh).

Để không còn khiếm khuyết trong lĩnh vực đất đai

“Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy, thị trường bất động sản, trong đó thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất phát triển chưa thật sự ổn định, thiếu minh bạch và chưa bền vững. Hiện nay, trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất luôn tồn tại 2 giá khác nhau, giá trong hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.

Đảm bảo công bằng cho toàn dân

Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà - đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo nhấn mạnh, “vấn đề định giá là vấn đề hết sức then chốt của mọi vấn đề”.

Theo Bộ trưởng, đại biểu và cử tri đang băn khoăn về vấn đề là 5 phương pháp, tại sao giá vẫn sai? Thực tế mà nói là chúng ta đã có đầu vào không đúng. Các phương pháp đều phải lấy dữ liệu, dữ liệu đó là đầu vào, giá cả, thông tin về bất động sản và các thông tin khác. Hướng sắp tới vẫn kết hợp 5 phương pháp, nhưng về lâu dài là 1 phương pháp, trên cơ sở thu thập đầy đủ cơ sở dữ liệu về giá đất và Nhà nước thực hiện giao đất… Đất đai là tài sản chung của toàn dân nên phải đảm bảo công bằng cho toàn dân!

Cử tri cho rằng, một trong những nguyên nhân là do thuế chuyển quyền sử dụng đất hiện quá cao, trong khi bảng giá đất do Nhà nước ban hành quá thấp so với giá thị trường nên tình trạng này tồn tại lâu nay chưa giải quyết được. Do đó, làm thế nào để xác định giá đất sát với giá thị trường là điều mà Luật phải tính toán kỹ và cần quy định chặt chẽ công tác công khai thông tin, tuyên truyền về giá để hạn chế tình trạng sốt đất ảo, giúp cân bằng, ổn định về giá thị trường, có chế tài xử lý nghiêm những hành vi đầu cơ, lướt sóng, tạo giá về đất gây nhiễu loạn thị trường đất đai”, đại biểu Huỳnh Thanh Phương phân tích.

Còn theo đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh), tổng kết thực tiễn gần 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy quy định về giá đất cụ thể là điểm không thành công của luật này. Giá đất cụ thể được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định luôn thấp hơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường nên đã làm phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định cơ quan định giá đất cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể, cơ quan định giá đất cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Hội đồng thẩm định giá đất gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức có chức năng tư vấn, xác định giá đất.

Theo đại biểu Thạch Phước Bình, dự thảo Luật chưa có cơ chế hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác định giá đất bảo đảm tính độc lập của Hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên. Do đó, sẽ khó tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong thu hồi đất và xác định giá đất cụ thể để bồi thường cho người bị thu hồi đất.

Vì vậy, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật nên điều chỉnh theo hướng cơ quan quản lý giá đất cấp tỉnh độc lập với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể và được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn mới xác định giá đất cụ thể. Song song đó, việc xác định giá đất phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai, áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.

Đại biểu cũng dẫn ý kiến nhiều chuyên gia cho rằng, việc dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phân cấp, giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành giá đất cụ thể, nhưng Chính phủ vẫn giữ thẩm quyền quản lý, giám sát là bước đột phá rất hợp lý.

Tuy nhiên, giá đất trên thị trường luôn biến động từng ngày và xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có yếu tố cố tình thổi giá. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào sự biến động giá đất trên thị trường để làm căn cứ điều chỉnh bảng giá đất, sẽ dẫn tới tình trạng bảng giá đất sẽ được điều chỉnh liên tục, tạo sự thiếu ổn định, thiếu chắc chắn và sẽ gây ra nhiều tranh cãi.

Làm rõ khái niệm thế nào là phù hợp với giá trị thị trường

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu góp ý, dự thảo Luật quy định nguyên tắc định giá đất “phù hợp với giá trị thị trường, quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường”, là còn mang tính định tính, chưa theo hướng định lượng. Do đó, cần phải làm rõ khái niệm thế nào là phù hợp với giá trị thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường với tiêu chí định lượng rõ ràng.

Xác định bảng giá đất theo thị trường và cập nhật biến động giá

Tại Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương, nêu rõ: “Bỏ khung giá đất. Có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất”. Thực hiện theo chỉ đạo trên, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ các quy định về khung giá đất; đồng thời sửa đổi quy định về bảng giá đất. Cụ thể, bảng giá đất được xây dựng căn cứ trên nguyên tắc, quy chuẩn, phương pháp định giá đất, giá đất phổ biến trên thị trường và biến động giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất, hệ số điều chỉnh biến động giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; Tính giá khởi điểm đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân.

Đại biểu Phan Thái Bình (Đoàn Quảng Nam) cũng nhấn mạnh, cần phải quy định, thể chế thật kỹ về tiêu chí, các điều kiện, các căn cứ về cứ pháp lý, căn cứ vào thực tiễn để tham khảo... để đảm bảo định giá sát với giá thị trường. Theo đại biểu, giá thị trường thì sẽ có lúc lên, lúc xuống, đó là nguyên tắc thị trường, nhưng thường bấy lâu nay chúng ta định giá đất cụ thể thường năm sau cao hơn năm trước. Đại biểu cho hay, riêng tỉnh Quảng Nam giá đất ở giai đoạn năm 2017-2018 lên rất cao, nhưng năm 2019, năm 2021 do ảnh hưởng dịch bệnh, do ảnh hưởng nhiều thứ nên giá đất tụt xuống. Nếu năm sau định giá cao hơn năm trước thì không thể sát với giá thị trường, vì giá thị trường có thể năm này cao, có thể sang năm thấp và năm sau lại cao lên.

“Phải xác định rất cụ thể trong dự án Luật và giải quyết được hài hòa mối quan hệ giữa người dân, Nhà nước và doanh nghiệp. Bởi vì thực tiễn đã chứng minh một điều, tâm lý của người dân khi Nhà nước thu hồi đất, áp giá đền bù thì luôn luôn mong muốn được áp giá cao, nhưng khi nộp tiền sử dụng đất thì luôn luôn mong muốn nộp tiền với giá thấp. Đó là tâm lý chung, phải định giá thế nào để hài hòa vấn đề này. Đây là vấn đề cần phải đánh giá thật kỹ để tránh đi những khiếu kiện, khiếu nại rất phức tạp”, đại biểu Phan Thái Bình nhấn mạnh.

Việc bỏ khung giá đất chính là để đưa đất đai về giá trị thực, xây dựng bảng giá đất, định giá đất sát với giá thị trường là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đúng như băn khoăn của các đại biểu, dự thảo Luật cần quy định cụ thể, khả thi để giải quyết thấu đáo các vấn đề thực tiễn đặt ra trong xây dựng giá đất hiện nay./.

P.Thảo - H.Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

TP.HCM ủy quyền cho các quận huyện thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

TP.HCM ủy quyền cho các quận huyện thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND về việc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Thành phố liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn.
Nâng cao hiệu quả quản lý đất đai khu vực bãi sông Hồng

Nâng cao hiệu quả quản lý đất đai khu vực bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Với những định hướng phát triển cụ thể được quy định trong Luật Thủ đô năm 2024, trục cảnh quan sông Hồng được kỳ vọng sẽ góp phần tạo diện mạo mới cho Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Chính vì vậy, trong khi chờ các bản quy hoạch chung, quy hoạch phân khu của Thủ đô được phê duyệt triển khai, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những vi phạm về trật tự xây dựng, không để phát sinh các công trình vi phạm… tại bãi sông Hồng là rất quan trọng.
Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50 m2 từ ngày 7/10

Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50 m2 từ ngày 7/10

(LĐTĐ) Từ 7/10, Hà Nội yêu cầu diện tích đất ở tối thiểu 50 m2 mới được tách thửa, tăng 20 m2 so với trước. Quy định này nhận nhiều quan tâm do ảnh hưởng đến hạn mức và quy định tách thửa.
Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3

Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội chiều tối và đêm qua (7/9) đã gây thiệt hại không nhỏ cho cư dân một số chung cư ở Thủ đô. Nhiều hộ gia đình phải thức cả đêm vật lộn với việc di chuyển xe khỏi hầm ngập, tát nước và gạt nước đối phó với mưa lớn, gió giật mạnh.
Đơn vị thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư

Đơn vị thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư

Quản lý vận hành nhà chung cư theo Thông tư 05/2024/TT-BXD yêu cầu chủ đầu tư hoặc đơn vị đủ điều kiện đảm nhận trách nhiệm này. Cư dân có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn đơn vị quản lý để bảo đảm chất lượng, an toàn và tiện nghi sống.
Quy định về bảo trì nhà chung cư từ ngày 1/8/2024

Quy định về bảo trì nhà chung cư từ ngày 1/8/2024

Hoạt động bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm: Kiểm tra, quan trắc, sửa chữa định kỳ và lớn, duy trì an toàn phòng cháy chữa cháy, thay thế linh kiện, thiết bị chung, và các việc bảo trì khác theo quy định pháp luật về xây dựng.
Những giấy tờ bắt buộc để chứng minh quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam từ 1/8/2024

Những giấy tờ bắt buộc để chứng minh quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam từ 1/8/2024

(LĐTĐ) Từ 1/8/2024, Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Tổ chức trong nước cần giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tổ chức nước ngoài cần giấy chứng nhận đầu tư; cá nhân cần thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc giấy tờ xác nhận quốc tịch...
Bitexco Group chính thức ra mắt tổ hợp dịch vụ cao cấp mang thương hiệu AURA

Bitexco Group chính thức ra mắt tổ hợp dịch vụ cao cấp mang thương hiệu AURA

(LĐTĐ) Ngày 13/7, Bitexco Group chính thức ra mắt tổ hợp dịch vụ cao cấp mang thương hiệu AURA tại khu đô thị The Manor Central Park (TMCP). AURA được kiến tạo và phát triển để mang đến những trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp và khác biệt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời tạo nên bản sắc riêng cho khu đô thị tinh hoa nhiều lần được vinh danh “Khu đô thị đáng sống”.
Ra mắt Vinhomes Elite Club chi hội Hà Nội, mở ngàn cơ hội hấp dẫn cho các hội viên

Ra mắt Vinhomes Elite Club chi hội Hà Nội, mở ngàn cơ hội hấp dẫn cho các hội viên

(LĐTĐ) Gần 2.000 cư dân Vinhomes và người thân vừa trải qua ngày cuối tuần đầy ý nghĩa với các hoạt động khám phá triệu trải nghiệm trong lòng Ocean City, tại sự kiện ra mắt Vinhomes Elite Club chi hội Hà Nội, ngày 16/6. Các khách hàng đã tìm thấy vô vàn cơ hội đầu tư kinh doanh chắc thắng với những đặc quyền và ưu đãi hấp dẫn từ tấm vé hội viên.
Lộ diện Trung tâm Hàn Quốc mới tại Việt Nam

Lộ diện Trung tâm Hàn Quốc mới tại Việt Nam

(LĐTĐ) “Người Hàn yêu thích Ocean City vì môi trường sống thoải mái, cơ sở hạ tầng hiện đại, có nhiều tiện ích và dịch vụ giải trí, tạo điều kiện sống chất lượng cao cho cư dân. Đặc biệt, đối với các gia đình người Hàn Quốc, việc tiếp cận các cơ sở giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng, và Ocean City có đủ các cơ sở giáo dục đa dạng để đáp ứng nhu cầu này”.
Xem thêm
Phiên bản di động