-->

Để hai bộ Quy tắc ứng xử “thấm sâu” vào đời sống

(LĐTĐ) Đến nay có thể khẳng định hai bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố đã thực sự góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tuy nhiên, để hai bộ Quy tắc ứng xử “thấm sâu” vào đời sống cần phải tiếp tục triển khai một cách đồng bộ.
Báo chí Hà Nội tích cực tuyên truyền hai bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố Hà Nội: Chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử

Những cách làm hay, mô hình mới

Trong thời gian 2 tuần từ 26/10 đến 11/11, Đoàn kiểm tra do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức thực hiện đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành hai Bộ Quy tắc trên, theo ghi nhận tại quận Hà Đông, việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn quận đã và đang được triển khai linh hoạt, sáng tạo tại một số địa phương, các điểm di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng. Đặc biệt, Hà Đông vốn là địa phương thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Để hai bộ Quy tắc ứng xử  “thấm sâu” vào đời sống
Đoàn kiểm tra do Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức kiểm tra việc áp dụng Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hà Đông Phạm Thị Hoà, 10 năm trước, quận Hà Đông đã triển khai mô hình ứng xử đúng mực trong tang lễ, hiếu hỉ, đám cưới. Từ đám cưới hàng trăm mâm nay chỉ còn 30 mâm; đám hiếu được thực hiện gọn gàng. Nhờ vậy, công tác triển khai hai bộ Quy tắc ứng xử vào cuộc sống trên địa bàn quận tương đối thuận lợi, tạo thêm chuyển biến trong ý thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức cũng như nhân dân trong thực hiện nếp sống văn hóa ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận.

Còn tại quận Thanh Xuân cũng đã có những cách làm hay, mô hình mới gắn thực hiện hai bộ Quy tắc ứng xử như xây dựng mô hình điểm Tổ dân phố văn hóa “5 không”. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hoà, nội dung các tiêu chí xây dựng Tổ dân phố văn hóa “5 không” được niêm yết công khai tại các nhà hội họp, nhà sinh hoạt cộng đồng. Qua quá trình triển khai, đảng viên gương mẫu đi đầu thực hiện trước đã lan toả đến nhiều hộ dân hưởng ứng noi theo. Đối với Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quận Thanh Xuân thực hiện tuyên truyền trực quan tại trụ sở đơn vị, bộ phận một cửa như in bảng khổ lớn ở nơi dễ nhìn, dễ đọc với các nội dung nên làm và không nên làm. Ví như, 5 nội dung nên làm: “Giao tiếp, làm việc với nhân dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; công tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ…”.

Với khoảng 600 hồ sơ hành chính trên ngày, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội là đơn vị có số lượng giao dịch hành chính đứng đầu Thành phố. Sở Kế hoạch và Đầu tư luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công tác tại bộ phận một cửa đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ năng giao tiếp, ứng xử với công dân. Với hệ thống xếp hàng tự động, camera an ninh giám sát cũng tạo sự công khai, nề nếp, yên tâm cho công dân, doanh nghiệp đến làm việc tại đây.

Vẫn còn những tồn tại

Bên cạnh những mô hình, cách làm hay vẫn còn những trăn trở trong việc tuyên truyền và thực hiện hai bộ Quy tắc ứng xử. Ví như, Hà Đông là địa phương có nhiều làng nghề như làng nghề dao kéo Đa Sĩ, làng mộc Phú Lương, làng lụa Vạn Phúc… Trong đó, Vạn Phúc hàng năm đón rất đông du khách nước ngoài cùng nhiều đoàn khách cấp cao của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế nơi đây vẫn chưa trở thành điểm du lịch làng nghề hấp dẫn, còn thiếu tính chuyên nghiệp. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hà Đông Phạm Thị Hoà lý giải, Hà Đông là quận tích hợp văn hoá của nhiều địa phương khác nhau do đó rất khó khăn cho việc triển khai các quy tắc ứng xử. Bà Hoà ấn tượng với hình ảnh cúi chào, cảm ơn và xin lỗi trong văn hoá của người Nhật và trăn trở việc hình thành nét ứng xử này của người dân vẫn xa vời.

Còn tại quận Thanh Xuân, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo chung của Thành phố, nhiệm vụ chính trị chủ yếu của địa phương là tập trung vào công tác phòng, chống dịch. Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng đôi lúc chưa được thường xuyên. Việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng cũng mang tính chất vận động, khuyến cáo chứ chưa mang tính pháp lý và ý thức chấp hành của một số ít người dân còn hạn chế là một trong những khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Hay tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vẫn còn một số tồn tại như chưa thực hiện kiểm tra việc áp dụng bộ Quy tắc ứng xử tại Sở thường xuyên, liên tục; vẫn còn tỷ lệ hồ sơ giải quyết chậm; vẫn còn ý kiến về việc hút thuốc và không đeo thẻ công chức trong công sở.

Thời gian tới, đoàn kiểm tra của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đề nghị các đơn vị cần tăng cường hơn nữa mật độ, quy mô tuyên truyền các nội dung của hai bộ Quy tắc ứng xử. Bên cạnh đó là đa dạng hơn nữa các phương pháp và hình thức tuyên truyền, vận động như tổ chức hội thi, tọa đàm gắn với các phong trào văn hóa ở cơ sở, đồng thời phải phù hợp với từng đối tượng, điều kiện của các địa phương. /.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ

Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mới đây, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đến thăm, tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ tiễn 200 công nhân lao động (CNLĐ) đầu tiên về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc trên “Chuyến tàu xuân nghĩa tình”.
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Xem thêm
Phiên bản di động