--> -->

Để các mẹ là công nhân lao động yên tâm làm việc

Đối với nhiều công nhân lao động (CNLĐ) tại các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) Hà Nội, có lẽ sẽ chỉ thực sự yên tâm lao động sản xuất khi con em họ được gửi ở những cơ sở trông giữ trẻ đảm bảo chất lượng. Bởi những vụ bạo hành trẻ em tại một số cơ sở mầm non được các phương tiện truyền thông phản ánh gần đây đã khiến không ít CNLĐ lo lắng, bất an.
khi cac me yen tam lam viec Chủ cơ sở Mầm Xanh bạo hành trẻ bị bắt tạm giam
khi cac me yen tam lam viec Tạm dừng hoạt động cơ sở mầm non Sen Vàng

Từ những vụ bạo hành trẻ em tại một số cơ sở mầm non, đặc biệt có những vụ việc nghiêm trọng như vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở giữ trẻ Mầm Xanh (thuộc quận 12, TP Hồ Chí Minh) đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng của các cơ sở trông giữ trẻ.

khi cac me yen tam lam viec
CNLĐ mong muốn con mình được gửi ở những cơ sở mầm non đảm bảo chất lượng để họ yên tâm lao động sản xuất.

Không chỉ thế, những sự việc này đã tác động không nhỏ tới tâm lý của CNLĐ đang làm việc tại các KCN – CX có con em đang gửi tại các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở mầm non tư thục và tự phát. Nhiều CNLĐ chia sẻ, họ luôn có cảm giác lo lắng, bất an và không thể yên tâm lao động mỗi khi gửi con em mình đi nhà trẻ, điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và thu nhập của CNLĐ.

Chị Trần Thị Thu, công nhân đang làm việc tại Công ty Sei (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Vợ chồng tôi rời quê xuống làm việc tại KCN Thăng Long đã gần chục năm, gia đình con cái đều ở dưới này. Trước đây, khi đứa con đầu của tôi đến tuổi gửi nhà trẻ, vì chưa xin gửi con vào trường công lập nên vợ chồng tôi đành phải gửi con ở một cơ sở trông trẻ tư thục gần chỗ trọ để tiện việc đưa đón con đi học.

Thời gian qua, các cấp công đoàn cần khẩn trương nắm bắt lại tình hình các cơ sở mầm non, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo tư thục đang hoạt động phục vụ trông giữ con CNLĐ ở các KCN – CX; kịp thời phát hiện các trường hợp con CNLĐ bị bạo hành ở các cơ sở mầm non để hỗ trợ, giúp đỡ, động viên và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh.

Song song với đó, các cấp công đoàn cần tăng cường phối hợp cùng cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, giám sát chất lượng dạy và học của các cơ sở mầm non ở các KCN – CX nhằm đảm bảo cho con em CNLĐ được học tập, nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên mầm non gắn với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” do ngành giáo dục đã và đang triển khai.

Thời gian đầu đi học, cháu cứ khóc suốt, vợ chồng tôi thì cũng chủ quan vì nghĩ đứa trẻ nào mới xa bố mẹ và tiếp xúc với một môi trường mới cũng vậy. Nhưng rồi, cả một tháng trôi qua, ngày nào cũng như ngày nào, tôi cứ đưa con tới cổng trường là cháu lại khóc thét lên, khiến cho tôi đến công ty làm việc nhưng lòng cứ bất an, lo lắng.

Hết tháng đầu tiên, vợ chồng tôi quyết định xin cho con nghỉ học và gửi con đến một cơ sở mầm non khác có camera theo dõi được quá trình con ăn, ngủ, chơi. Từ lúc chuyển sang cơ sở mới, mỗi lần đưa đi, đón về tuyệt nhiên không thấy con tôi kêu khóc nữa mà còn tỏ ra hứng thú với môi trường mới.

Lúc đó, tôi mới cảm thấy thực sự yên tâm khi gửi con đi học. Giờ đây, vợ chồng tôi đã có cháu thứ hai và tôi cũng sắp hết kỳ nghỉ thai sản. Chúng tôi thường hay dặn nhau, phải tìm cơ sở trông giữ trẻ đảm bảo chất lượng để gửi con chứ quyết không để “đi vào vết xe đổ” như lần đầu tiên gửi con đi học nữa.” - chị Thu chia sẻ.

Cùng chung nỗi lo như nhiều CNLĐ có con nhỏ khác, chị Nguyễn Thị Vân, công nhân đang làm việc tại Công ty Sumi (KCN Sài Đồng) chia sẻ: “Vợ chồng tôi có một con nhỏ năm nay được gần một tuổi nhưng vẫn chưa dám cho đi học vì sợ con bị bạo hành. Thời gian gần đây, đài báo phản ánh nhiều trường hợp trẻ em bị bạo hành tại một số cơ sở mầm non, trong đó có cơ sở chủ yếu trông giữ trẻ là con của CNLĐ khiến tôi luôn cảm thấy lo sợ, giả sử con mình mà gặp chuyện gì chắc tôi không chịu được.

Chính vì thế, sau khi hết kỳ nghỉ thai sản, vợ chồng tôi đã quyết định đón bà ngoại ở dưới quê lên trông cháu giúp để chúng tôi có thể yên tâm làm việc. Có những CNLĐ buộc phải đi làm để mưu sinh và không nhờ được ông bà chăm cháu nên phải chấp nhận gửi con tại các cơ sở trông giữ trẻ.

Gần chỗ trọ của tôi có một gia đình CNLĐ, vì thu nhập thấp, không đủ điều kiện để gửi con vào các trường mầm non tư thục nên đành phải gửi con ở một cơ sở trông trẻ tự phát. Mặc dù biết rằng trình độ chuyên môn của các bảo mẫu và điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở trông trẻ tự phát không đảm bảo, nhưng những người làm cha làm mẹ chỉ mong muốn là con mình được các bảo mẫu yêu thương và không bị bạo hành.”

Theo chia sẻ của chị Vân, ở gần khu trọ của chị cũng có nhiều CNLĐ cùng chung nỗi lo con bị bạo hành khi đi lớp và sợ con không được chăm sóc chu đáo nên đã quyết định xin nghỉ việc để ở nhà chăm con.

“Nhưng nghĩ cho cùng, gửi con cho ông bà trông giúp hay tự chăm con thì cũng chỉ được một thời gian, rồi cũng đến tuổi con phải đi học cho bằng bạn bằng bè. Chỉ mong rằng, tình trạng bạo hành trẻ em tại các cơ sở trông giữ trẻ sẽ không còn tiếp diễn, chất lượng các cơ sở mầm non phải đảm bảo và ngày càng được nâng cao, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của các cô giáo cũng không ngừng được nâng cao. Có như thế, CNLĐ chúng tôi mới cảm thấy thực sự yên tâm khi gửi con đi học và yên tâm lao động sản xuất.” – chị Vân chia sẻ.

Trước tình hình trẻ em bị bạo hành tại một số cơ sở mầm non, gây ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời, khiến CNLĐ lo lắng, bất an, không yên tâm làm việc khi gửi con em ở những cơ sở trông giữ trẻ không đảm bảo chất lượng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có chỉ đạo các cấp công đoàn về việc tăng cường phối hợp nâng cao chất lượng nơi gửi con CNLĐ tại nhà trẻ, mẫu giáo tư thục.

Theo đó, các cấp công đoàn cần khẩn trương nắm bắt lại tình hình các cơ sở mầm non, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo tư thục đang hoạt động phục vụ trông giữ con CNLĐ ở các KCN – CX; kịp thời phát hiện các trường hợp con CNLĐ bị bạo hành ở các cơ sở mầm non để hỗ trợ, giúp đỡ, động viên và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh.

Song song với đó, các cấp công đoàn cần tăng cường phối hợp cùng cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, giám sát chất lượng dạy và học của các cơ sở mầm non ở các KCN – CX nhằm đảm bảo cho con em CNLĐ được học tập, nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên mầm non gắn với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” do ngành giáo dục đã và đang triển khai.

Bên cạnh đó, các cấp công đoàn cần đề xuất với chuyên môn, chính quyền để có cơ chế, chính sách tổ chức việc giữ trẻ ngoài giờ cho con CNLĐ phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường và có chính sách hỗ trợ giáo viên dạy thêm giờ.

Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình phúc lợi cho đoàn viên, trong đó có việc vận động đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ lắp đặt camera tại các nhà trẻ, mẫu giáo để tạo điều kiện chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc trẻ, ngăn ngừa những trường hợp bạo hành đối với trẻ; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho nhà trẻ, mẫu giáo.

Đặc biệt, các cấp công đoàn cần khảo sát, đánh giá tình hình CNLĐ có con trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo để tham mưu triển khai có hiệu quả vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo trong thiết chế công đoàn tại các KCN - CX theo Quyết định 655- QĐ/TTg CP.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Chiều ngày 28/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương để thảo luận về cơ chế và chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
Cần đảm bảo các chế độ đặc thù cho ngành Y tế Thủ đô

Cần đảm bảo các chế độ đặc thù cho ngành Y tế Thủ đô

Ngành Y tế, với tính chất đặc thù, cần được đảm bảo các chế độ đặc biệt dành cho người lao động như tiền trực, chế độ bồi dưỡng tại chỗ và điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề. Điều này nhằm nâng cao đời sống, động viên tinh thần và đảm bảo sự ổn định cho lực lượng y tế, vốn đang đối mặt với nhiều áp lực và thách thức.
Những điều kiêng kỵ cần chú ý trong Tết Đoan Ngọ

Những điều kiêng kỵ cần chú ý trong Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) là một trong những dịp lễ truyền thống quan trọng của người Việt, còn được gọi là "Tết giết sâu bọ". Bên cạnh các nghi lễ và món ăn truyền thống, ngày này cũng có nhiều điều kiêng kỵ mà người dân thường lưu ý để tránh gặp xui rủi trong nửa cuối năm.
Áp lực thi vào lớp 10 trường công ở Hà Nội: Cô trò và phụ huynh cùng dốc hết sức

Áp lực thi vào lớp 10 trường công ở Hà Nội: Cô trò và phụ huynh cùng dốc hết sức

Chỉ còn vài ngày nữa thôi là các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026. Đây là thời điểm các thí sinh đang dốc hết sức ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi được đánh giá là "căng thẳng hơn cả thi đại học”.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Hungary

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Hungary

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Hungary Sulyok Tamás và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Hungary thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/5/2025.
Hà Nội dự kiến tách làn phương tiện trên một số tuyến đường

Hà Nội dự kiến tách làn phương tiện trên một số tuyến đường

Dự kiến tháng 6/2025, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai phân làn cứng tách riêng ô tô, xe máy trên một số tuyến đường đủ điều kiện.
Cựu Phó Vụ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Lộc An bị đề nghị từ 12-13 năm tù

Cựu Phó Vụ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Lộc An bị đề nghị từ 12-13 năm tù

Chiều 28/5, đại diện Viện Kiểm nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành đề nghị mức án với bị cáo Nguyễn Lộc An, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) và 3 bị cáo trong vụ án Đưa - Nhận hối lộ liên quan sai phạm cấp phép xăng dầu.

Tin khác

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong mùa mưa bão năm 2025

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong mùa mưa bão năm 2025

Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) vừa ban hành công văn gửi Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) mùa mưa bão.
Đề xuất mức lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Đề xuất mức lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Bộ Nội vụ xây dựng danh mục địa bàn cấp xã áp dụng lương tối thiểu vùng mới sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Hà Nội: Trên 1.230 tỷ đồng chi trợ cấp ưu đãi người có công

Hà Nội: Trên 1.230 tỷ đồng chi trợ cấp ưu đãi người có công

Thông tin về công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ đầu năm đến nay, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong tháng 4/2025, Sở Nội vụ Hà Nội tiếp nhận và giải quyết 925 hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách ưu đãi đối với người có công, thân nhân người có công và các đối tượng liên quan.
Đẩy mạnh chăm lo người lao động, bảo đảm ATVSLĐ trong lực lượng Công an nhân dân

Đẩy mạnh chăm lo người lao động, bảo đảm ATVSLĐ trong lực lượng Công an nhân dân

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025 trong lực lượng Công an nhân dân (CAND). Đây là hoạt động thường niên, thiết thực hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, công nhân lao động (CNLĐ). Tới dự Lễ phát động có ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Bộ Nội vụ đã có thông tin phản hồi ý kiến của người lao động liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương của công chức, viên chức.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

3 trong số 4 nạn nhân người Việt Nam được phát hiện tử vong trong một căn hộ cho thuê ở Đài Loan là người ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Nắm bắt nhu cầu của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động, mô hình để nâng cao chất lượng đời sống, giúp người lao động có điều kiện, cơ hội tái tạo sức lao động để làm việc năng suất, hiệu quả hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động