Để các doanh nghiệp Dệt- May vượt qua khó khăn
Công đoàn cơ sở ngành Dệt-May Hà Nội chủ động phòng chống dịch Covid-19 | |
Công đoàn ngành Dệt-May Hà Nội hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên | |
Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội có thêm 120 đoàn viên mới |
Doanh nghiệp Dệt -May Hà Nội mong muốn Công đoàn vận động đoàn viên, công nhân nỗ lực thi đua, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp |
Thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố về tăng cường các giải pháp phòng chống dịch và ổn định quan hệ lao động, đời sống việc làm của người lao động trong thời kỳ dịch bệnh, vừa qua, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã tổ chức khảo sát và làm việc với lãnh đạo các doanh nghiệp có đông công nhân lao động trong ngành để nắm bắt tình hình và đánh giá những tác động của dịch tới sản xuất, lao động, việc làm của công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ).
Qua khảo sát thực tế, ông Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến thời điểm hiện tại hầu hết các doanh nghiệp trong ngành vẫn chủ động đủ nguồn cung nguyên liệu đến hết quý 1/2020. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phản ánh, dù hiện tại sản xuất của đơn vị vẫn diễn ra bình thường do các đơn hàng và nguyên liệu đã được chuẩn bị từ trước Tết, nhưng từ quý 2/2020 tới nếu như nguồn cung chưa được cải thiện thì nhiều công ty sẽ khó duy trì hoạt động, bởi hầu hết các doanh nghiệp trong ngành Dệt -May Hà Nội đều sản xuất hàng xuất khẩu và nhận gia công, làm vệ tinh cho đơn hàng xuất khẩu, nguồn nguyên liệu phụ liệu sản xuất đều phải nhập từ nước ngoài.
Đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần May Sơn Hà - đơn vị có gần 2400 lao động cho biết, ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nguồn cung nguyên liệu của doanh nghiệp này đã bị thiếu hụt do hầu hết phải nhập từ Trung Quốc, thời điểm hiện nay Công ty vẫn đang cố duy trì sản xuất vừa cố gắng đợi nguồn nguyên liệu đã đặt hàng theo kế hoạch, song nếu đến giữa tháng 3/2020 phía đối tác Trung Quốc chưa cung cấp được nguyên liệu thì công ty sẽ phải giãn việc do không có nguyên liệu sản xuất.
Tương tự, đại diện của Công ty TNHH MTV May mặc Việt Pacific chia sẻ: Nguồn nguyên liệu sản xuất của Công ty được nhập từ Hàn Quốc, mà đây là tâm dịch mới của thế giới, mọi hoạt động xuất nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam hiện tại đang tạm dừng do vậy Công ty đã thiếu hụt nguồn nguyên liệu để sản xuất. Từ ngày 5/3/2020 Công ty đã phải bố trí cho 1500 công nhân lao động xen kẽ nghỉ phép năm 2020 để giãn việc. Hiện tại Công ty vẫn cố gắng duy trì sản xuất do còn hàng tồn kho để sản xuất trong quý 1/2020. Tuy nhiên, khả năng thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong quý 2/2020 là điều khó tránh khỏi và chưa biết xoay sở như thế nào.
Tình trạng này cũng diễn ra với rất nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành Dệt-May Hà Nội- những đơn vị có từ 1000 đến 4000 công nhân lao động như Công ty CP Dệt 10/10, Công ty TNHH BoNa Aparel Việt Nam, Công ty TNHH K+K Fashion, Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây, Xí nghiệp May Minh Hà, Công ty TNHH May XK Đại Nghĩa, Công ty May LD Plummy…
Theo nhận định của các doanh nghiệp ngành Dệt - May Hà Nội thì trong thời gian tới ngành dệt may tiếp tục thiếu nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc do dịch virus Covid-19 bùng phát và vẫn có chiều hướng diễn biến phức tạp ở Trung Quốc và Hàn Quốc, dù các nhà cung cấp ở các nước này đã quay trở lại sản xuất từ ngày 20/2/2020, nhưng hiện vẫn chưa rõ công suất sản xuất khi các nhà máy hoạt động trở lại.
Và để xoay sở với những khó khăn trước mắt, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã chủ động tìm kiếm những đối tác mới từ các nước châu Âu và cả Việt Nam để tìm nguồn cung cấp nguyên liệu thay thế nhưng khả năng đáp ứng là rất thấp. Cũng do thiếu nguyên liệu để sản xuất, công nhân lao động trong các đơn vị sẽ phải nghỉ dãn việc nên các đơn hàng của doanh nghiệp bị chậm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị mà việc làm và thu nhập của công nhân lao động cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều Công ty đã phải điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất năm 2020 và chủ động xây dựng phương án quỹ tiền lương dự phòng trong thời gian tới để đảm bảo đời sống cho công nhân lao động.
Tại đợt khảo sát, lãnh đạo Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội ghi nhận kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp là mong muốn Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội sẽ đồng hành, kêu gọi đoàn viên, công nhân lao động cùng chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian tới để giữ ổn định tình hình lao động, đồng thời đề nghị Công đoàn ngành thay mặt doanh nghiệp đề đạt những kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49