-->

Để các công viên thực sự là những "bức tranh" đẹp

Công viên không chỉ là những lá phổi góp phần làm trong lành không khí của Thành phố mà còn là những bức tranh làm đẹp cho bộ mặt cảnh quan Thủ đô. Bất kỳ thành phố lớn nào trên thế giới hệ thống công viên đều rất đẹp và hài hòa, Thủ đô Hà Nội cũng không là ngoại lệ.
Nỗ lực cải tạo, xây dựng công viên cho người dân “Lá phổi xanh” giữa trung tâm Thủ đô thay đổi ấn tượng

Nhiều năm vẫn thế

Với mong muốn đem đến thêm nhiều địa chỉ xanh hơn cho người dân Thủ đô và du khách, thành phố Hà Nội đã chi hàng nghìn tỉ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo nhiều vườn hoa, công viên. Những nỗ lực này thực sự đã phát huy một phần hiệu quả, song nhìn chung vẫn chưa có chuyển biến rõ nét.

Để các công viên thực sự là những
Những trò chơi nhuốm màu “thời gian” trong Công viên Thống Nhất.

Điển hình như công viên Thống Nhất Hà Nội, được xây dựng từ năm 1958, có diện tích lên đến 50ha, đây là một trong những công viên lớn nhất của Thủ đô. Công viên Thống Nhất tiếp giáp với 4 mặt phố gồm: Đại Cồ Việt, Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu và Lê Duẩn, ở giữa trung tâm là Hồ Bảy Mẫu. Với khung cảnh thiên nhiên trong lành, nơi đây còn được ví von là “lá phổi xanh của Thủ đô”. Công viên cũng là địa điểm lý tưởng được đông đảo người dân và du khách lựa chọn để dạo mát, vui chơi giải trí hàng ngày và vào mỗi dịp cuối tuần.

Theo tìm hiểu của phóng viên, quá trình xây dựng công viên Thống Nhất bắt đầu từ năm 1955, thời gian đó tầng lớp học sinh, sinh viên và công chức Thành phố đã thực hiện phong trào lao động chủ nghĩa, tự nguyện góp công gánh đất, nạo vét đáy hồ, san đất và trồng cây xanh. Nhưng phải tới năm 1958 công viên Thống Nhất mới chính thức được khởi công xây dựng với mong muốn “Đất nước sớm ngày hòa bình, nam bắc thống nhất một nhà”. Bởi vậy, công viên mới được đặt tên là “Thống Nhất”. Ở cả ba khu đất tượng trưng cho ba miền đều được phủ xanh, con đường lớn ở giữa mang biểu trưng cả nước thống nhất, cùng hai hòn đảo lớn giữa hồ Bảy Mẫu được đặt tên là đảo Thống Nhất và đảo Hòa Bình.

Tuy vậy, sau hơn 60 năm hoạt động, ngoại trừ việc phá bỏ hàng rào phía đường Trần Nhân Tông khiến nhìn từ phía này công viên thật sự thoáng, rộng, còn lại các hạng mục của công viên gần như không có sự thay đổi nào đáng kể. Chia sẻ sau một buổi đi chơi quanh công viên, anh Trần Anh Tú (30 tuổi, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng) cho biết, hầu hết các trò chơi của công viên từ đoàn tầu Thống Nhất, xe bay, xe điện đụng, tầu hỏa trên cao… đều đã có tuổi đời từ 10 đến vài chục năm. Ngôi nhà Gương có tuổi đời 40 cũng chỉ mới được trùng tu lại vào năm 2017.

“Ngày bé, mỗi dịp đặc biệt tôi được bố mẹ cho vào chơi trong công viên Thống Nhất, do đó tôi quen thuộc với từng trò chơi ở đây. Đến giờ sau hơn 20 năm, tôi lại cho con tôi vào đây chơi. Tôi thấy công viên gần như không có sự thay đổi nào đáng kể”, anh Tú chia sẻ.

Cũng như công viên Thống Nhất, Vườn thú Hà Nội là điểm đến ưa thích của nhiều gia đình, nhưng cũng đang trong tình trạng cũ kĩ, xuống cấp. Theo lãnh đạo Vườn thú Hà Nội thì hiện tại đơn vị đang chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo tồn, trưng bày trên 700 cá thể động vật hoang dã thuộc 77 loài, trong đó có rất nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, đặc hữu như là: Hổ, Sư tử, Gấu, Hươu cao cổ, Hà mã, Voi, Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam đuôi trắng… cùng các loại thú họ Cầy.

Nếu chiểu theo Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 8/12/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì Công viên Cây xanh và Chăn nuôi động vật trưng bày trên địa bàn, thì Vườn thú Hà Nội vẫn đạt đủ các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, công bằng mà nói, nếu so sánh với các khu vườn thú khác ở ngay trong nước thì vẫn chưa đủ và Vườn thú Hà Nội mới chỉ đạt ở mức chăm sóc, nuôi dưỡng, sinh sản… chưa phải là trưng bày.

Đơn cử như khu vực nuôi nhốt thú dữ, hầu hết các cá thể từ Hổ, Gấu đều mới chỉ được nuôi nhốt trong chuồng, khu vực chuồng trưng bày thú dữ vẫn đang được xây dựng từ vài năm nay và chưa hẹn được ngày khai trương. Khu vực chăn nuôi của hai cá thể Voi cũng phải đợi đến khi các cơ quan truyền thông vào cuộc thì mới được sửa chữa, cải tạo…

Còn tại Công viên Bách Thảo, hiện nhiều hạng mục đã bị mục nát, xuống cấp nghiêm trọng và đơn vị quản lý cũng chẳng còn cách nào ngoài rào chắn, khóa chặt một số khu vực nhằm tránh nguy hiểm cho người dân vào tham quan… Đây đều là những tồn tại đã lâu ở cả 3 công viên mà chưa có cơ chế nào để giải quyết.

Bao giờ khoác áo mới?

Theo Nghị quyết được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, trong giai đoạn 2023 - 2026, Thành phố sẽ chi gần 890 tỉ đồng để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp các công viên: Thống Nhất, Vườn thú Hà Nội và Bách Thảo. Cụ thể, Hà Nội dành hơn 408 tỉ đồng để cải tạo Công viên Thống Nhất, gần 330 tỉ đồng cải tạo Vườn thú Hà Nội và gần 149 tỉ đồng cho Công viên Bách Thảo.

Với Vườn thú Hà Nội và Bách Thảo, thành phố Hà Nội sẽ tập trung cải tạo, sửa chữa các hạng mục đã xuống cấp. Đây là 2 công viên có tính đặc thù nên Thành phố đang cân nhắc các phương án xây dựng "công viên mở" vừa đảm bảo an toàn, vừa hài hòa với cảnh quan khu vực.

Còn với Công viên Thống nhất, Thành phố sẽ xây dựng mới các chòi nghỉ kết hợp nhà vệ sinh và khu tiện ích; lắp hệ thống chiếu sáng thẩm mỹ, truyền thanh; camera và thu gom rác. Cổng vào công viên nằm ở phía đường Nguyễn Đình Chiểu và đường Đại Cồ Việt sẽ được nâng cấp. Các hạng mục khác cũng được cải tạo gồm: Trục đường nội bộ trung tâm, quảng trường lớn, sân trưng bày triển lãm kết hợp với phố đi bộ, khu vui chơi cho trẻ em, khu sân tập thể dục thể thao...

Trước hết, cần phải khẳng định đây là một chủ trương chính xác và mang nhiều tính nhân văn của Hà Nội với mong muốn giữ gìn những không gian xanh công cộng, góp phần làm cho bộ mặt đô thị của Thủ đô thêm xanh, đẹp, văn minh hơn. Tuy nhiên, nếu mở rộng câu chuyện ra sẽ bộc lộ thêm nhiều vấn đề. Đó là cả 3 địa chỉ nói trên, gồm: Công viên Thống Nhất, Vườn thú Hà Nội, Công viên Bách Thảo đều là những “di sản” đã có từ lâu và đô thị Hà Nội ngày nay đang thừa hưởng những trái ngọt đó.

Trong khi đó, những địa chỉ mới mà Thành phố đã không tiếc tiền đầu tư xây dựng, thì đều không được sử dụng đúng mục đích hoặc hoang phế, xuống cấp không thu hút được người dân. Điển hình trong số này là Công viên Tuổi trẻ, Công viên Thiên văn học, Công viên Linh Đàm… Hai địa chỉ là Công viên Cầu Giấy, Công viên Hòa Bình có “đỡ hơn” nhưng cũng chẳng có gì hấp dẫn.

Được biết, giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn với danh mục lên đến 45 địa chỉ. Dự kiến hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng sẽ tiếp tục được chi để mang thêm những địa chỉ xanh đến với người dân, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có sự đổi mới trong quản lý, duy trì rất khó để đảm bảo các công trình này không lặp lại câu chuyện đáng buồn của các công viên, vườn hoa trước đó.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động