ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội): Băn khoăn về hiện tượng “hoãn, rút” các dự án luật
![]() | Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm vấn đề giải phóng mặt bằng |
![]() | Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn |
![]() | Đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý rác |
Trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trong năm 2019, Quốc hội đã xem xét, thông qua 18 luật, 3 nghị quyết và cho ý kiến đối với 10 dự án luật khác; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 3 nghị quyết về điều chỉnh Chương trình năm 2019.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội tham gia thảo luận trực tuyến về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 |
Theo Chương trình đã được quyết định, tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và Nghị quyết về Chương trình năm 2021; đồng thời cho ý kiến đối với 07 dự án luật khác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật từ khâu chuẩn bị đề xuất đưa dự án vào chương trình đến xem xét, thông qua tiếp tục có những cải tiến, đổi mới. Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc lập và thực hiện Chương trình vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như: tính dự báo của Chương trình không cao; việc đề nghị điều chỉnh Chương trình để bổ sung dự án vẫn còn nhiều, trong đó có không ít dự án được đề nghị bổ sung vào thời điểm gần sát kỳ họp Quốc hội, gây khó khăn, bị động cho các cơ quan của Quốc hội; tình trạng xin lùi thời gian trình hoặc rút dự án ra khỏi Chương trình do chưa chuẩn bị kịp, không bảo đảm chất lượng vẫn còn; việc lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự án nhiều trường hợp còn hình thức, hiệu quả thấp, đối tượng được lấy ý kiến chưa đầy đủ…
Tham gia thảo luận và làm rõ tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, đại biểu Triệu Thị Thu Phương – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn cho biết công tác xây dựng pháp luật từ khâu chuẩn bị đề xuất đưa dự án vào chương trình đến xem xét, thông qua tiếp tục có những cải tiến, đổi mới. Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra được tăng cường. Trong tất cả các giai đoạn, quy trình, việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đại biểu được làm kỹ lượng và bài bản hơn.
Đại biểu Triệu Thị Thu Phương cũng chỉ rõ bên cạnh những kết quả đạt được, việc lập và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế từ nhiều năm qua, chậm được khắc phục. Đặc biệt là trong việc lập Chương trình thì tính dự báo của Chương trình không cao. Việc đề nghị điều chỉnh Chương trình để bổ sung dự án vẫn còn nhiều, trong đó có không ít dự án được đề nghị bổ sung vào thời điểm gần sát kỳ họp Quốc hội, gây khó khăn, bị động cho các cơ quan của Quốc hội. Tình trạng xin lùi thời gian trình hoặc rút dự án ra khỏi Chương trình do chưa chuẩn bị kịp vẫn diễn ra…
Có cùng vấn đề phản ánh, đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội bức xúc trước tình trạng lùi và rút dự án luật ra khỏi chương trình với lý do không kịp chuẩn bị. Bởi đây là vấn đề đã được đề cập nhiều lần khi mà đã được giao nhiệm vụ xây dựng luật nhưng khi không thể hoàn thành nhiệm vụ thì lại xin rút. Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng nguyên nhân của tình trạng này cần được bổ sung trong báo cáo đó là do thiếu kĩ năng xây dựng luật, trình độ, hiểu biết, nhận thức của đơn vị đề xuất; tinh thần trách nhiệm ưu tiên dành thời gian cho công tác xây dựng pháp luật.
Về các giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, đề nghị Chính phủ nên phân công một Phó Thủ tướng phụ trách công tác xây dựng pháp luật. Bởi thực chất của hoạt động xây dựng pháp luật là xây dựng thể chế và muốn tăng trưởng, muốn đổi mới, muốn phát triển thì chỉ có thể chế. Cùng đó là kỷ luật lập pháp phải thể hiện trong kỷ cương lập pháp. Đó là trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành và coi đó là điểm để đánh dấu năng lực điều hành của người đứng đầu các bộ, ngành. Đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh: Xây dựng thể chế là khởi xướng chính sách, đánh giá năng lực của chính khách, nắm giữ quyền điều hành các bộ, ngành; đồng thời cũng là năng lực khởi xướng chính sách và bảo đảm xây dựng, soạn thảo chính sách.
Đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị thành phần Ban soạn thảo phải mở rộng kiểm soát quyền lực và phản biện chính sách ngay từ trong quá trình xây dựng, soạn thảo dự thảo để hạn chế bớt những vấn đề ý kiến khác nhau, tranh luận không thống nhất trong quá trình thẩm tra và thảo luận tại Quốc hội…
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, những kiến nghị, đề xuất của các vị đại biểu Quốc hội là những thông tin, những vấn đề rất quan trọng nhưng để đưa vào được chương trình thì phải bảo đảm đúng quy trình, quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải có đánh giá, tổng kết thực tiễn thi hành văn bản pháp luật, đánh giá tác động và tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ghi nhận, tiếp thu những ý kiến của các đại biểu và giao cho Chính phủ, giao cho các cơ quan tổ chức hữu quan để nghiên cứu, báo cáo lại với Quốc hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau
Tin mới 18/04/2025 06:24

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả
Tin mới 17/04/2025 20:51