--> -->

Dạy thêm học thêm: Cấm hay tìm giải pháp để quản lý hiệu quả

Dạy thêm - học thêm là “từ khóa” khá nhạy cảm khiến dư luận xã hội không ít lần bức xúc, yêu cầu xóa bỏ triệt để tình trạng tổ chức dạy thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường.
Sẽ thanh tra, kiểm tra việc học thêm, dạy thêm online Gỡ nút thắt trong quản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp từ gốc

Thực tế cho thấy, học thêm và dạy thêm là nhu cầu có thật của học sinh, giáo viên, vì thế nhiều ý kiến cho rằng, không nên cấm mà tìm giải pháp để quản lý hiệu quả hoạt động này, để học thêm, dạy thêm trở về với đúng nghĩa là bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho những học sinh có nhu cầu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Học thêm ở các lớp học bên ngoài hay học thêm tại trường với chính giáo viên đang dạy, là nhu cầu của rất nhiều phụ huynh học sinh hiện nay:"Gia đình tôi có cháu đang học lớp 5. Tuy nhiên, bố mẹ đều bận đi làm, không có nhiều thời gian để kèm cặp cho con nên tôi cũng có đăng ký để học thêm một số các môn chính để con được rèn luyện kỹ nhuần nhuyễn hơn các kiến thức của mình".

"Tôi cảm thấy học online gần như chất lượng không đảm bảo. Thật sự muốn nhà trường xem xét có thể bố trí được cho các cháu bổ trợ, dạy thêm cho các cháu mấy môn chính vào các buổi chiều trong tuần".

"Không cứ gì thời gian này học online đâu mà kể cả thời gian trước đây học trực tiếp, cũng muốn cho con đi học thêm để con được củng cố thêm kiến thức".

“Có cung, ắt có cầu”, các lớp học thêm được tổ chức trong trường học hay bên ngoài nhà trường vẫn đang diễn dù có nhiều quy định về việc cấm dạy thêm. Giáo viên đi dạy thêm vừa đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, vừa để kiếm thêm thu nhập cũng là nhu cầu chính đáng. Thế nhưng, vì sao việc dạy thêm, học thêm đang gây ra nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.

Anh Nguyễn Văn Tùng, phụ huynh học sinh và cô giáo Trịnh Thu Tuyết ở Hà Nội nêu ý kiến: "Thực tế khi tôi kiểm tra bài tôi mới thấy rằng có một tình trạng đó là ở lớp cô giáo không dạy hết chương trình và chỉ dạy qua thôi. Nhưng chừng ấy kiến thức con không thể làm nổi và muốn làm được bài đấy buộc phải đi học cô".

"Bây giờ nó có sự biến tướng nhiều lắm. Ví dụ như các thầy cô giáo tổ chức các lớp học thêm nhưng không trực tiếp đứng ra mà thông qua ban phụ huynh. Ban phụ huynh tổ chức các lớp ấy và yêu cầu từng phụ huynh là phải làm đơn tự nguyện, hoặc đơn xin đề nghị cho con học, nhưng cái đơn ấy bản chất của nó là tự nguyện hay không thì chúng ta đều biết, học trò cũng biết".

Dạy thêm, học thêm là quy luật cung- cầu, nhưng sau nhiều năm tồn tại với những biểu hiện tiêu cực len lỏi, đã khiến cơn sóng phản ứng dữ dội từ dư luận dâng cao. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15 vừa qua, vấn đề này tiếp tục làm nóng nghị trường Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn các nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục- đào tạo. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, cấm dạy thêm không phải là giải pháp “trị tận gốc” việc dạy thêm biến tướng gây bức xúc trong xã hội thời gian vừa qua, mà cần có các giải pháp đồng bộ khác nhau. Bởi lẽ, nhu cầu học thêm, dạy thêm có gốc rễ sâu xa đến từ việc áp lực thi cử, áp lực thành tích của giáo dục Việt Nam.

Thầy Hồ Như Hiển, giáo viên Trường THCS-THPT Đông Bắc Ga, tỉnh Thanh Hóa cho rằng: "Để quản lý việc dạy thêm học thêm có lẽ trước hết là giảm chương trình học, tức là giảm tải nội dung cơ bản để cho giáo viên có thể chuyển tải hết nội dung kiến thức cơ bản trên lớp học sinh. Thứ hai giảm tải bớt những chương trình thi cử. Thi cử nên tập trung vào những nội dung quan trọng. Thứ ba nữa, Bộ hoặc Quốc hội có Luật, những chế tài, nghị định liên quan đến vấn đề dạy thêm để giáo viên có cơ sở pháp lý và thực tiễn để thực hiện".

Cùng chung quan điểm này, Tiến sỹ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục khẳng định, khi chưa giải quyết được những bất cập cốt lõi của nền giáo dục thì việc dạy thêm, học thêm vẫn tiếp tục là một thách thức, rất khó chấn chỉnh bằng những mệnh lệnh hành chính: "Tôi nghĩ ngay từ ban đầu nên thay đổi từ câu chuyện là đánh giá giáo viên. Nếu như chúng ta đánh giá giáo viên bằng thành tích của học sinh bắt buộc những câu chuyện này sẽ bị biến tướng. Nhưng nếu như chúng ta đánh giá giáo viên bằng chính sự tiến bộ của học sinh, lúc đó câu chuyện sẽ hoàn toàn khác. Một đứa trẻ mà lúc mới vào học học rất là kém nhưng càng ngày càng khá hơn với sự trợ giúp của cô giáo bằng những kỹ năng và kiến thức của cô lúc đó những cố gắng của cô nên được đền đáp và lúc đó việc dạy thêm học thêm thể trở lại đúng tính chất của nó".

Một số ý kiến cũng cho rằng, vấn đề dạy thêm xuất phát từ thực trạng lương của giáo viên quá thấp, rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như kế mưu sinh. Tuy nhiên, cơ quan quản lý chưa nhìn thẳng vào vấn đề này để giải quyết thấu đáo. Trong khi đó, phụ huynh học sinh muốn trẻ em học thêm để ứng thí hơn là chú ý đến phát triển các kỹ năng mềm, vui chơi, giải trí.

Thực tế cho thấy, xuất phát điểm của việc dạy thêm - học thêm là để bồi dưỡng kiến thức cho hoc, rèn luyện kỹ năng nảy sinh từ chính nhu cầu của người học. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, cơ quan quản lý cần giải quyết dứt điểm những bất cập cốt lõi của ngành giáo dục, những bất ổn trong tâm lý phụ huynh để tìm lối ra cho vấn đề này. Dạy thêm - học thêm không hẳn là xấu nếu người học có nhu cầu và động lực học tập chính đáng, còn người dạy giàu nhiệt tâm và công tâm trong dạy và học./.

Theo Minh Hường/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/day-them-hoc-them-cam-hay-tim-giai-phap-de-quan-ly-hieu-qua-905791.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews, tính năng tổng hợp thông tin bằng trí tuệ nhân tạo của Google, đang ngày càng khẳng định vị thế trên trang kết quả tìm kiếm, mang đến một cách tiếp cận thông tin nhanh chóng và tiện lợi chưa từng có cho người dùng. Tuy nhiên, sự phổ biến và mở rộng của AI Overviews không chỉ là một cải tiến công nghệ đơn thuần, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi và thách thức đáng kể cho cả người dùng, các nhà xuất bản nội dung trực tuyến và cộng đồng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 64/CĐ-TTg về việc triển khai các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.
Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Nhấn mạnh các vụ án liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là vấn đề lớn, nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thẳng thắn cho rằng do có sự buông lỏng của một số cơ quan và một số địa phương liên quan. Đồng thời đặt câu hỏi, phải chăng do thiếu tinh thần trách nhiệm; chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ…
Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào lấy ý kiến Nhân dân không chỉ là bước tiến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm xây dựng một Chính phủ điện tử phục vụ Nhân dân hiệu quả, thiết thực.
Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị giữ lại quy định quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp.
Kỳ vọng xã mới

Kỳ vọng xã mới

Theo kế hoạch, từ 1/7/2025 các xã, phường mới trên địa bàn cả nước sẽ đi vào hoạt động. Đồng thời, từ 1/9 các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập cũng chính thức vận hành. Người dân kỳ vọng và tin tưởng với cuộc “cách mạng” triệt để của hệ thống chính trị lần này, kinh tế đất nước sẽ có bước nhảy vọt, an sinh - xã hội sẽ không ngừng phát triển.

Tin khác

Chuẩn bị kỳ thi THPT và tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM

Chuẩn bị kỳ thi THPT và tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giao các sở ngành liên quan, UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung công việc, giải pháp để tổ chức tốt kỳ thi tốt trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025 theo Công điện số 58 ngày 8/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi.
Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Chiều 13/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên và chuyên năm học 2025 - 2026.
Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, việc bỏ cấp Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế.
Học sinh Việt Nam giành 4 Huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev

Học sinh Việt Nam giành 4 Huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 59, 4/4 học sinh Việt Nam đều xuất sắc giành Huy chương với 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc.
Người “ươm mầm” giọng hát

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á

8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Vật lí châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út, 8/8 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.
Khuyến khích nghệ sĩ, vận động viên tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển năng khiếu cho học sinh

Khuyến khích nghệ sĩ, vận động viên tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển năng khiếu cho học sinh

Trong bối cảnh năm học 2024-2025 đang bước vào giai đoạn nước rút, với hơn 22 triệu học sinh cả nước chuẩn bị kết thúc năm học và bước vào kỳ nghỉ hè, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg chỉ đạo trọng tâm về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm đủ biên chế giáo viên các cấp và tổ chức hiệu quả kỳ nghỉ hè cho trẻ em, học sinh.
Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa nhận kết quả bước đầu tham gia Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024. Theo đó, học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết. Kết quả chi tiết về điểm số và xếp hạng sẽ được công bố vào cuối năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động