--> -->

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen

Chuyển đổi mô hình trồng sen, kết hợp phát triển du lịch trên đất lúa kém hiệu quả là một hướng đi mang lại nhiều lợi ích cho nông dân ngoại thành Hà Nội. Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhưng người dân vẫn mong muốn có sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, được đào tạo kỹ năng phục vụ du khách cũng như quảng bá sản phẩm để phát triển loại hình du lịch này bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Gìn giữ hương trà sen của người Hà Nội Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới

Những đầm sen “hái ra tiền”

Dễ trồng, thích nghi tốt với những vùng đất trũng, nhiều năm qua, cây sen đã được nông dân tại xã An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chọn làm cây trồng phát triển kinh tế thay thế cây lúa.

Những ngày giữa tháng 7, về thôn Đức Dương (xã An Phú) đúng mùa sen nở, không ít người ngỡ ngàng bởi sen đã phủ kín một vùng ruộng trũng khi xưa. Ông Nguyễn Văn Chức (chủ đầm sen Hạnh Chức) cho biết, trước đây vùng đất này người dân chủ yếu canh tác lúa nhưng nguồn thu nhập mang lại không cao.

Từ những khó khăn về thời tiết, năng suất lúa không cao, ông Chức quyết định chuyển sang canh tác cây trồng khác có hiệu quả hơn nhằm tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Thấy nhiều nơi trồng sen mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ông quyết định chuyển sang loại cây trồng này.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen
Sen mang lại giá trị kinh tế cho nông dân ngoại thành.

Liền kề với đầm sen của gia đình ông Chức, gia đình bà Vương Thị May cũng đã chuyển đổi thành công từ mô hình trồng lúa sang sen hạt. Trong câu chuyện về trồng sen trên vùng đất trũng, bà May cho hay: “Trồng sen không cần đầu tư quá lớn, thời gian thu hoạch của sen lâu hơn lúa. Ngoài hoa, người trồng thu hoạch lá, hạt sen, hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa, từ đó mà bà con trong vùng phấn khởi, cùng nhau chuyển đổi, nhân rộng mô hình”.

Đến nay sau hơn 10 năm chuyển đổi mô hình, vùng đất trũng của thôn được bao phủ bởi 200ha sen hồng. Người dân nơi đây trồng sen một vụ/năm, bắt đầu từ tháng 2 hàng năm và đến khoảng tháng 5 cây sen cho thu hoạch.

Không chỉ riêng tại huyện Mỹ Đức, đến với xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) vào những tháng hè, không khó để bắt gặp những đầm sen nở rộ, trải dài, mùi hương thơm ngát. Tại đây, ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Hoàng Trung) được người dân biết đến với biệt danh “vua sen”, vì ông là người đầu tiên ở khu vực trồng sen với quy mô hàng hóa.

Chỉ vào đầm sen rộng bạt ngàn, ông Hòa tâm sự: “Từ mô hình chăn nuôi và trồng lúa chuyển sang trồng sen chuyên canh, ban đầu tôi chỉ canh tác vài mẫu. Sau khi thấy nhu cầu về hoa sen, hạt sen, củ sen ngày một nhiều, cùng với kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình làm, gia đình tôi đã chủ động mở rộng sản xuất, đến nay là 40 mẫu.

Ông Hòa cho biết, với đặc tính dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, các sản phẩm của cây sen như lá, ngó, củ, hoa, hạt… đều mang lại kinh tế, được tiêu thụ rộng khắp. Thời gian thu hoạch sen đều đặn khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, từ lúc trổ bông đến lúc sen tàn.

Một trong những ưu điểm của mô hình trồng sen là khi đến đợt thu hoạch, thương lái đến tận nơi để thu mua. Do đó, nông dân không phải “chạy đôn chạy đáo” tìm đầu ra so với các loại cây trồng khác. Giá sản phẩm cũng tương đối cao, hoa sen khoảng 3.000 đồng/bông, hạt sen khoảng 35.000-40.000 đồng/kg tùy thời điểm. Mỗi năm, với sản lượng 25 tấn hạt sen sẽ mang đến doanh thu cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen
Đầm của gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (xã Hồng Dương, Thanh Oai) được đầu tư hệ thống đèn điện, bắc cầu gỗ, chòi nghỉ để phục vụ khách chụp ảnh.

Bên cạnh thu nhập từ sen, ông Hòa còn thả thêm cá truyền thống, cá tự tìm thức ăn từ sinh vật phù du nên không tốn công chăm sóc, mỗi vụ ông xuất thêm hàng tấn cá thịt chất lượng cao. Trên bờ, ông nuôi thêm bò để ăn cỏ tự nhiên, bớt công cắt cỏ, phân bò cho xuống cánh đồng sen làm sen tốt hơn, hoa đậm màu. Cùng với đó là vài trăm gốc nhãn, gốc bưởi.

Góp phần phát triển du lịch nông thôn

Không chỉ mang đến nét đẹp cho vùng quê, sau hơn nhiều năm chuyển đổi mô hình, cây sen đã giúp nông dân thoát nghèo, phát triển kinh tế. Bên cạnh khai thác thuần nông sản, nhạy bén với nhu cầu của thị trường, các chủ đầm đã biến sen của mình thành địa điểm hút khách đến tham quan, chụp ảnh, quảng bá thương hiệu. Sáng sớm là thời điểm hoa bắt đầu nở bung, chủ đầm cắt một phần hoa đem bán. Số hoa còn lại trong đầm là để cho khách đến tham quan

Loại hình du lịch cộng đồng này đang phát triển mạnh và đáp ứng nhu cầu cho du khách muốn trải nghiệm và khám phá… Vào những dịp cuối tuần, có rất đông khách đến tham quan tại các cánh đồng sen tại xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai), xã An Phú (huyện Mỹ Đức), xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh)… để chụp ảnh.

Để hút khách, các đầm không ngần ngại đầu tư hệ thống đèn điện, bắc cầu gỗ, lót cả thảm để phục vụ khách. Trong khuôn viên của đầm cũng được bố trí bàn ghế để phục vụ khách ăn uống, nghỉ ngơi.

Nói về việc kết hợp khai thác du lịch trên chính đầm sen của gia đình, ông Chức cho hay: “Ban đầu chỉ một số hộ trồng, nhận thấy hiệu quả, các hộ trong thôn chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau nhân rộng mô hình. Diện tích đầm rộng, nhiều người đi qua thấy vùng sen bạt ngàn thì dừng lại chụp ảnh. Sau đó, họ rủ bạn bè, người thân tới chụp ảnh rất đông. Nhận thấy tiềm năng, chúng tôi kết hợp một số dịch vụ, đầu tư cầu tre, chòi quán, dựng khu cho thuê trang phục. Đến nay, đầm sen trở thành địa điểm quen thuộc để người dân đến tham quan, chụp ảnh và mua hoa, đài sen tại đầm”.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen
Du khách lựa chọn các đầm sen tại khu vực ngoại thành Hà Nội là nơi tham quan, chụp ảnh.

Chia sẻ về hiệu quả và hướng phát triển cây sen nơi đây gắn với khai thác du lịch, ông Bùi Văn Chuyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Phú cho hay: “Trồng sen thu hoạch được nhiều lần, năng suất cao hơn cấy lúa, tạo thu nhập tốt, đem lại sự phấn khởi cho nhân dân trong vùng, tuy nhiên hiện nay bà con vẫn đang làm tự phát. Xã cũng đã trình, xin chuyển đổi 200ha để chuyên trồng sen, khai thác dịch vụ du lịch.

Giống sen các hộ đang trồng chỉ cho thu khoảng 3 tháng trong một năm, để tạo sự đa dạng về các loại sen, có thể trồng, sản xuất quanh năm phù hợp với khai thác du lịch, chúng tôi đang triển khai thí nghiệm dự án đưa một số giống sen mới vào trồng như: Sen củ, sen hoa... Một số cán bộ huyện, xã và hộ dân đã được tập huấn, tham quan các mô hình trồng sen ở huyện Mê Linh, ở tỉnh Thừa Thiên Huế... để có thể đưa các giống sen mới về trồng ở địa phương”.

Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, tuy nhiên hiện nay, nhiều người trồng sen vẫn còn một số trăn trở do hoa sen phụ thuộc nhiều vào thời tiết, kỹ thuật chăm sóc của người dân vẫn còn hạn chế.

Đặc biệt, mặc dù các địa phương đã bước đầu phát triển du lịch, tuy nhiên chưa phát huy hết tiềm năng vốn có. Các dịch vụ du lịch chủ yếu mang tính tự phát của hộ dân, quy mô còn nhỏ lẻ. Trong thời gian tới, người nông dân rất cần sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đào tạo kỹ năng phục vụ du khách cũng như quảng bá sản phẩm thương hiệu sen, xây dựng các dự án kêu gọi thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch xanh tại các đầm sen.

Thời gian qua, cụ thể hóa Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đã quan tâm việc phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Do đó, việc khai thác và làm nổi bật những đặc trưng riêng có về du lịch nông nghiệp, nông thôn trong định hướng phát triển du lịch của Thủ đô và cả nước.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, UBND Thành phố đã sớm ban hành và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022 - 2025. Các sở, ngành, địa phương đã có chương trình, hoạt động lồng ghép nội dung phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tới đây, Sở sẽ đánh giá một cách tổng quát tiềm năng, cách thức phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội nhằm khai thác, phát triển một cách hiệu quả loại hình này.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Sau khi vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, đội tuyển U23 Việt Nam chính thức giành quyền vào vòng bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 với tư cách nhất bảng B. Đối thủ tiếp theo của thầy trò HLV Kim Sang-sik là U23 Philippines - đội nhì bảng A. Trận bán kết sẽ diễn ra lúc 16h00 ngày 25/7 trên sân vận động Bung Karno, Indonesia.
Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Tin khác

Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà

Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà

Theo Bộ Tài chính, việc thu thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp 20% trên thu nhập cần lộ trình phù hợp, đảm bảo đồng bộ với quá trình hoàn thiện các chính sách khác liên quan đến đất đai, nhà ở, hay mức độ sẵn sàng của cơ sở dữ liệu cũng như hạ tầng công nghệ thông tin về đăng ký, chuyển nhượng đất đai, bất động sản...
Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Hôm nay (23/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc chiến thương mại đang âm ỉ giữa hai nền kinh tế tiêu thụ dầu lớn là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ kìm hãm tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu do kéo giảm hoạt động kinh tế. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,22 USD/thùng, giảm 1,42%, giá dầu WTI ở mốc 66,08 USD/thùng, giảm 1,58%.
Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm, hiện ở mức 25.179 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY)giảm 0,46%, xuống mức 97,40.
Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở trong nước đã tăng mạnh, với mức tăng cao nhất 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã vượt qua mốc 3.400 USD/ounce.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD trong các ngân hàng thương mại tiếp tục đứng yên khi thị trường thế giới quay đầu giảm.
Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng nhẫn, vàng miếng tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng nhẫn, vàng miếng tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng miếng và vàng nhẫn cùng bật tăng từ 200 - 500 nghìn đồng/lượng. Giá vàng thế giới tiếp tục có phiên khởi sắc khi tiến sát mốc 3.400 USD/ounce.
Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Hôm nay (22/7), giá dầu giảm khi các lệnh trừng phạt mới nhất của châu Âu đối với dầu của Nga được dự đoán sẽ có tác động rất hạn chế đến nguồn cung. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,77 USD/thùng, giảm 0,71%, giá dầu WTI ở mốc 66,91 USD/thùng, giảm 0,67%.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Xem thêm
Phiên bản di động