Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ chuỗi nông sản an toàn
Hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn của địa phương Hà Nội: Xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm OCOP |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, hiện các chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng số chuỗi đang hoạt động tính đến hết tháng 12/2021 là 145 chuỗi. Trong đó, 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm chăn nuôi, 93 chuỗi có nguồn gốc từ sản phẩm trồng trọt.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội phát biểu tại Hội thảo. |
Về hình thức liên kết trong 145 chuỗi có 14 chuỗi liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 1 chuỗi liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 46 chuỗi liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 2 chuỗi liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…
Bên cạnh đó, có nhiều mô hình điển hình như: Chuỗi gạo chất lượng cao Bảo Minh; chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm gạo chất lượng cao khu cháy của Hợp tác xã Đoàn Kết; chuỗi gạo hữu cơ và bưởi diễn của Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến; chuỗi thủy sản của Hợp tác xã thủy sản công nghệ cao Đại Áng; chuỗi thịt bò BBB của Công ty Giống gia súc Hà Nội…
Có thể thấy, thời gian qua, căn cứ chủ trương, chính sách của Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã kịp thời tham mưu trình Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ban hành các chính sách và văn bản chỉ đạo để triển khai; báo cáo Hội đồng nhân dân (HĐND) ban hành chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Việc liên kết chuỗi đã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho không chỉ doanh nghiệp, người sản xuất, mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi thông qua việc được tiếp cận các nông sản an toàn với giá cả cạnh tranh.
Tuy nhiên, dù rất tích cực trong công tác chỉ đạo diều hành và đã tiếp nhận một số dự án, kế hoạch liên kết đề nghị hỗ trợ nhưng đến nay Hà Nội chưa hỗ trợ được dự án liên kết/kế hoạch liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 5/12/2018 của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
![]() |
Nhiều sản phẩm được trưng bày tại Hội thảo. |
Do chính sách ban hành chưa đồng bộ, chưa cụ thể và chưa giải quyết được các nút thắt trong cơ chế chính sách của giai đoạn trước thì lại có văn bản chỉ đạo mới của Trung ương của giai đoạn mới nên lại tiếp tục bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với giai đoạn mới.
Vì vậy, trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Văn Chí cần rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đề xuất Trung ương và HĐND, UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung những nội dung còn thiếu và những nội dung chưa phù hợp. Từ đó, nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách để thu hút sự tham gia mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp và hợp tác xã vào phát triển liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Đồng thời, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ Nano, kinh tế tuần hoàn... trong quá trình sản xuất, sơ chế, đóng gói, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị sản xuất.
Phát huy vai trò của hợp tác xã nông nghiệp (hợp tác xã chuyên ngành) để làm đầu mối tiếp nhận ứng dụng kỹ thuật mới và chuyển giao cho các thành viên hợp tác xã.
Trong đó, đơn vị chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật phải xác định là một mắt xích không thể tách rời trong chuỗi liên kết, chịu trách nhiệm cùng hợp tác xã hướng dẫn thành viên trong sản xuất, thu hoạch sơ chế chế biến và bảo quản để có sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của đơn vị phân phối tiêu thụ.
Đơn vị phân phối, tiêu thụ sản phẩm làm tốt công tác dự tính, dự báo thị trường tiêu thụ, yêu cầu rõ về số lượng, chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm để làm cơ sở cho đơn vị chuyển giao, hợp tác xã và người sản xuất áp dụng với công nghệ phù hợp và giá thành hợp lý nhất để tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chính sách tiền lương với chuyên gia cao cấp có hiệu lực từ ngày 15/6

ASEAN All-Stars đánh bại Man Utd với chiến thắng lịch sử 1-0

Đoàn công tác thành phố Hà Nội thăm, khảo sát làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập

Hà Nội: Cửa hàng phố cổ công khai kinh doanh hàng nghìn chai nước hoa giả

Trọng Lân - Anh Đào tái hợp trong "Cầu vồng ở phía chân trời"

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Cần đảm bảo các chế độ đặc thù cho ngành Y tế Thủ đô
Tin khác

Khoảng 1.000 tấn vải thiều Bắc Giang vụ 2025 sẽ được Central Retail tiêu thụ
Thị trường 28/05/2025 19:37

Giá xăng dầu trong nước ngày 29/5 có thể tăng khoảng 350 đồng/lít?
Thị trường 28/05/2025 17:08

Giá vàng thế giới giảm, mất mức giá 3.300 USD/ounce
Thị trường 28/05/2025 06:57

Tỷ giá USD hôm nay (29/5): Giá USD thị trường tự do tăng trở lại
Thị trường 28/05/2025 06:25

Giá vàng hôm nay (28/5): Vàng giảm mạnh, người mua lỗ nặng
Thị trường 28/05/2025 06:11

Giá xăng dầu hôm nay (27/5): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng nhẹ
Thị trường 27/05/2025 07:07

Tỷ giá USD hôm nay (27/5): Giá USD trong nước và thế giới cùng giảm
Thị trường 27/05/2025 06:49

Giá vàng hôm nay (27/5): Đồng loạt sụt giảm
Thị trường 27/05/2025 06:44

Chiều nay (26/5), giá vàng trong nước đồng loạt "lao dốc"
Thị trường 26/05/2025 17:25

Giá xăng dầu hôm nay (26/5): Giá dầu thế giới tiếp đà leo dốc
Thị trường 26/05/2025 06:51