Đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa Hà Nội và ĐBSCL
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại hội nghị |
Hội nghị nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh của ĐBSCL. Qua đó tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư xúc tiến thương mại, du lịch giữa doanh nghiệp, chính quyền 13 tỉnh ĐBSCL với các địa phương, doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Hội nghị cũng thống nhất đánh giá hợp tác phát triển giai đoạn 2011- 2015 giữa vùng ĐBSCL và Hà nội đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Hội nghị cũng đã tập trung thảo luận, thống nhất đánh giá việc đẩy mạnh hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch giữa các tỉnh, TP vùng ĐBSCL và TP Hà Nội là hết sức quan trọng, mang tính chiến lược cao, thúc đẩy sự phát triển KT- XH của các địa phương. Quan hệ hợp tác thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, hỗ trợ nhau phát triển ổn định và bền vững.
Tại hội nghị TP Hà Nội và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (đại diện cho 13 tỉnh, TP vùng ĐBSCL) đã ký Thỏa thuận khung về chương trình hợp tác, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch.
Theo đó, nội dung xúc tiến đầu tư là phối hợp, trao đổi danh mục ưu tiên mời gọi đầu tư trên các lĩnh vực vào vùng ĐBSCL, ban hành các nội dung thu hút đầu tư có tính khuyến khích vào thế mạnh và tạo dựng được môi trường đầu tư hấp dẫn cho vùng; đầu tư các dự án hạ tầng liên quan. Vận động các DN tại TP hà Nội xây dựng, khai thác các hạ tầng thương mại như: Trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ nông thôn…
Về xúc tiến thương mại, các bên tập trung ban hành cơ chế, cung cấp thông tin xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng Việt…Hợp tác sản xuất, tiêu thụ nông sản, quản lý nông nghiệp giữa Hà Nội và ĐBSCL. Xúc tiến du lịch nhằm khai thác các tour, tuyến du lịch quốc gia liên vùng và nội vùng mà hai bên có thế mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thời gian qua, Hà Nội đã tích cực, chủ động hợp tác với các địa phương trên cả nước, trong đó hợp tác với ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng. Hai bên đã ký 6 biên bản ghi nhớ quan trọng để tiêu thụ sản phẩm làng nghề của Hà Nội. Đồng thời, đẩy mạnh kết nối cung cầu, trao đổi 2 chiều giữa Hà Nội và ĐBSCL, đưa hàng hóa ĐBSCL vào tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.
Trong lĩnh vực du lịch, Hà Nội và ĐBSCL cùng tham gia khảo sát, hội chợ, tổ chức tuần lễ du lịch xanh, kết nối tour, tuyến du lịch… hiệu quả. Ngoài ra, Hà Nội cũng tích cực hỗ trợ ĐBSCL trong hoạt động an sinh xã hội. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: "Hội nghị này là cơ hội để địa phương gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, từ đó đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch chặt chẽ, hiệu quả hơn".
Các đại biểu tham dự hội nghị |
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, những năm gần đây, nhiều sản phẩm thế mạnh của các địa phương vùng ĐBSCL như gạo, hoa quả, thủy hải sản, thực phẩm chế biến… đã có mặt tại hệ thống phân phối hiện đại của doanh nghiệp Hà Nội. Đồng thời, nhiều sản phẩm công nghiệp, làng nghề thế mạnh của Hà Nội về may mặc, thực phẩm, cơ khí… đã có mặt tại thị trường các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Các sản phẩm này đều được người dân địa phương ủng hộ, đánh giá cao.
Tuy nhiên, hoạt động kết nối cung cầu giữa Hà Nội và các tỉnh ĐBSCL còn nhiều khó khăn như các địa phương có ít doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp lớn làm đầu mối mua hàng hóa cho bà con nông dân nên khi Hà Nội có nhu cầu lớn về hàng hóa, chất lượng đảm bảo, đồng nhất thì địa phương khó đáp ứng; nhiều loại hàng hóa, nông sản chưa đáp ứng được các yêu cầu về giấy tờ đăng ký, kiểm định chất lượng, phương thức thanh toán, mẫu mã bao bì sản phẩm, thu gom, bảo quản, vận chuyển…
Theo ông Nguyễn Quốc Việt, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết, ĐBSCL là địa bàn chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của cả nước, có tiềm năng và lợi thế phát triển đa dạng về nông nghiệp, thủy sản và du lịch.
Thuận lợi trên góp phần quan trọng phát triển ĐBSCL trở thành khu vực trọng điểm về nông nghiệp trên bình diện khu vực và quốc tế, cung cấp trên 50% sản lượng gạo quốc gia, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây, 40% lượng thủy, hải sản đánh bắt và hơn 74% lượng thủy sản nuôi của cả nước, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu mạnh về thủy sản và là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới trong nhiều năm gần đây.
Trần Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin khác
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước
Sự kiện 28/01/2025 21:18
Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội
Sự kiện 28/01/2025 20:17
Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Sự kiện 26/01/2025 14:10
Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 25/01/2025 20:09
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Sự kiện 24/01/2025 17:07
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48