Đầu xuân vui hội người Tày
Múa sư tử mèo cầu may mắn
Người Tày, Nùng ở Lạng Sơn từ xưa quan niệm sự xuất hiện của sư tử là điềm lành, mang lại may mắn cho mọi người. Thế nên, để chuẩn bị cho dịp lễ hội đầu năm, việc "trùng tu" lại đầu sư tử, mặt nạ sư tử...luôn được đầu tư công phu và thu hút sự tham gia hào hứng của mọi người trong bản. Đã thành lệ, khi ngày tết cận kề, thanh niên trong bản lại rủ nhau tụ họp đến nhà những nghệ nhân kỳ cựu để học cách bồi giấy, gắn râu...cho đến việc tập dượt những động tác múa sao cho những vũ điệu khỏe khoắn, phù hợp với tinh thần thượng võ của người miền núi.
Riêng với mặt nạ sư tử thì việc phô diễn tài nghệ trong chế tác nằm ở kỹ thuật "thổi hồn" cho chiếc mặt nạ. Khi hoàn thành, mặt nạ sư tử mèo vừa phải toát lên vẻ đáng yêu lại vừa phải đáng sợ. Điểm nhấn để đạt được tiêu chí này nằm ở đôi mắt với ánh nhìn uy nghiêm, dữ tợn nhưng cái miệng ngoác ra hở cả hàm răng lại rất đáng yêu.
Xuất hiện tại lễ hội đầu xuân, múa sư tử gồm 2 đầu, một đầu lớn (thường được gọi là đầu sư tử mèo), một đầu sư tử con và vô số mặt nạ khỉ, đười ươi...vẽ rất ngộ nghĩnh cùng những thứ võ khí như côn, gậy, mã tấu... Mọi khâu trang trí đều được tập trung cho chiếc đầu sư tử mèo sặc sỡ, cầu kỳ, nổi bật thần thái uy quyền, dữ dằn góp phần uy hiếp đối phương trong thi đấu. Người ta đính những tua chỉ vàng lóng lánh dưới hàm sư tử, những quả bông ngũ sắc lên đỉnh đầu và tai. Những món đồ này đều được giữ gìn cẩn thận dùng từ năm này qua năm khác, chỉ loại bỏ và thay mới những thứ đã hư hỏng.
Hội múa sư tử là dịp để trai gái đến tuổi cập kê hẹn hò. Tiếng cười nói xôn xao, tiếng gọi nhau rộn rã khắp bản làng. Người tham gia xếp vòng trong vòng ngoài trên đồng cỏ xanh háo hức, đón chờ...khiến không khí xuân như ấm áp hơn.
Thông thường, một màn biểu diễn sư tử sẽ bao gồm 2 phần: múa và võ. Những bài múa truyền thống được tập dượt nhiều ngày mới được đưa ra thể hiện. Nếu như màn múa "săn sư tử" tập trung vào những động tác nhanh nhẹn khỏe khoắn thể hiện những cú vồ mồi, uốn lượn, tránh đòn tài tình trong tiếng hò reo dậy đất thì màn múa "sư tử đẻ con" lại là những động tác uyển chuyển, nhịp nhàng tái hiện lại khoảnh khắc sinh nở thiêng liêng. Cụ A Peng (75 tuổi) - một cao niên nơi đây cho biết, đây là 2 điệu múa tượng trưng cho nhịp sống lao động cũng như thể hiện mơ ước tròn đầy, viên mãn về quy luật giao hòa, sinh sôi nảy nở của trời đất, cỏ cây đến con người.
58462
58461
Kết thúc màn múa nhịp nhàng, màn đánh võ dường như càng trở nên sôi động, cuồng nhiệt. Những đường gậy, đường côn lao vun vút trên nền âm thanh vang rền của chiêng, của trống, của tiếng hò reo cổ vũ... Không chỉ người lớn, mà lũ trẻ cũng vô cùng hưng phấn với những màn xiếc nhào lộn, trồng cây chuối...điêu luyện. Bất kỳ du khách nào có dịp tham gia lễ hội độc đáo của dân tộc Tày không khỏi kinh ngạc bởi tài năng của người dân nơi đây. Dường như khi tạm gác những công việc nương rẫy quen thuộc hàng ngày thì họ bỗng lột xác thành những nghệ sỹ thực thụ.
Có lẽ thú vị nhất là màn múa võ mang tên "quá tua pịa" (vượt qua ải dao). Trên một bàn gỗ cắm đầy dao găm sắc nhọn theo hình cánh cửa chỉ để một khoảng trống đủ để một người lách qua. Để biểu diễn thành công tiết mục nguy hiểm này, người chơi phải thu gọn mình tới mức tối đa, hai tay chắp vào nhau rồi lao vút như cá kình vượt sóng qua "cửa tử". Đây vốn được coi là màn múa "đinh" của lễ hội được nhiều người háo hức chờ đón. "Chào mừng người chiến thắng bằng những tràng vỗ tay reo hò, âm thanh của trống dong, cờ mở... khiến người chơi cũng cảm thấy phấn khích vô cùng...", Giàng Seo Pía (18 tuổi) - một trai bản dũng cảm khi tham gia trò chơi này cho biết.
58463
Tuyệt kỹ nặn gà đất
Có phần kém huyên náo hơn nhưng lại thu hút nhiều trẻ nhỏ là thú chơi gà đất biết kêu như gà thật. Trên bãi đất rộng, những chú gà đất xanh đỏ, đủ mọi kích thước được xếp trên mẹt hay chõng tre. Vòng trong là nhóm trẻ con tuổi lỡ cỡ, vừa chỉ trỏ vừa ríu rít bình phẩm, vòng ngoài là những ông bố, bà mẹ địu theo những đứa trẻ mắt tròn xoe ngơ ngác. Tất cả say sưa ngắm nhìn người bán đồng thời cũng là những nghệ nhân biểu diễn.
Nặn gà đất, làm mặt nạ sư tử mèo là những trò chơi dân gian đặc trưng của dân tộc Tày, Nùng mỗi dịp tết đến, xuân về. Nét văn hóa độc đáo này phản ánh một góc đời sống tinh thần của người dân xứ Lạng, tạo sự gắn kết giữa mọi người mỗi khi sum họp. |
Theo lời của nhiều người cao tuổi ở địa phương thì gà đất biết gáy là một trò chơi dân gian đã trải qua 5,6 đời và đến nay có nhiều nguy cơ bị mai một. Để chế tác được món đồ chơi này phải rất công phu và tỉ mỉ nên không phải ai cũng có thể làm được. Ông Chóng - một trong số ít nghệ nhân còn gìn giữ kỹ thuật chế tác gà đất tuyệt đỉnh của dân tộc Tày cho biết, bản thân ông cũng rất say mê trò chơi này nhưng để bắt tay vào chế tác, thực hiện mơ ước khôi phục lại một trò chơi dân gian bị thất truyền cũng không dễ dàng. Ông kể: “Hồi nhỏ, tôi thường lân la sang nhà một ông cụ trong bản để xem ông chế tác gà đất. Thấy tôi tỏ ra thích thú, ông cụ liền cho vài con gà đất mang về rồi hướng dẫn tôi cách làm và không quên dặn sau này cố gắng giữ gìn kỹ thuật của trò chơi dân gian này. Lớn lên, tôi đi bộ đội rồi về công tác tại nhà văn hóa huyện cho tới khi nghỉ hưu mới rảnh rang để thực hiện ước mơ đã ấp ủ thuở còn thơ."
Theo ông Chóng, quan trọng nhất của khâu chế tác gà là phải tìm được đúng loại đất dẻo, mịn... Ở Lạng Sơn muốn tìm được thứ nguyên liệu như ý phải men theo những con suối sâu trong rừng. Để tìm hiểu thứ đất chuẩn phải đào chừng 1 mét mới thấy. Đất dẻo đưa về nhà chưa dùng được ngay mà phải qua 2, 3 lần phơi khô, giã mịn rồi trộn với nước cho tới khi cho ra được thành phẩm là thứ nguyên liệu dẻo quánh như bánh dầy thì mới bắt đầu nặn hình gà để đưa vào lò nung.
Công đoạn khó nhất khi làm gà đất là chế tác kèn để nó có thể kêu và gáy được. Chiếc kèn thủ công này nếu nhìn qua tưởng đơn giản bởi chỉ cần một đoạn ống trúc đục lỗ làm kèn cùng một chiếc lưỡi gà mỏng từ cây khâu rượt là có thể phát ra âm thanh. Tuy nhiên mức độ chân thực của âm thanh tới đâu mới là điều quan trọng. Độ rỗng của con gà càng lớn thì lưỡi gà càng mỏng và âm thanh càng chân thực... Cuối cùng gà sẽ được cuộn bằng giấy ngâm với nhựa cây khâu rượt để đảm bảo độ dẻo dai, khi thổi kèn thân con gà sẽ không bị nứt vỡ lớp đất bên trong hay rách nát lớp giấy bọc bên ngoài.
“Hiện tôi đã truyền dạy lại cách làm gà đất và mặt nạ sư tử mèo cho con trai và một đứa cháu. Hi vọng các trò chơi dân gian này được duy trì và bảo tồn để những đứa trẻ có một tuổi thơ trong sáng và bình dị mà không phải sớm tiếp cận với những thứ đồ chơi độc hại", ông Chóng chia sẻ.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Thể thao 24/01/2025 11:27
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Thể thao 24/01/2025 07:03
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Thể thao 24/01/2025 07:00
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ
Thể thao 23/01/2025 09:16
Nhận định trận Real Madrid vs Salzburg: Phần thắng nghiêng về đội chủ nhà
Thể thao 22/01/2025 06:31
Nhận định trận PSG vs Man City: Cuộc chiến sống còn của 2 gã nhà giầu
Thể thao 22/01/2025 06:18
Liverpool vs Lille, 03h00 ngày 22/1: Thắng để chắc suất vào vòng knock-out
Thể thao 21/01/2025 08:05
Benfica vs Barca (3h00 ngày 22/1): Barca ca khúc khải hoàn
Thể thao 21/01/2025 06:10
Nguyễn Xuân Son được định giá 700.000 euro
Thể thao 20/01/2025 08:03
Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: The Blues hạ gục Wolves
Thể thao 20/01/2025 08:03