-->

Đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa: 3 trụ cột lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2022

Trước thềm năm mới Nhâm Dần 2022, chúng ta lại đau đáu cho sự phát triển của một năm với kế hoạch mới còn nhiều khó khăn và đầy những hi vọng. Trải qua 2 năm đại dịch, Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Việt Nam đều có những khó khăn nhất định. Những kết quả đã đạt được trong năm 2021 mặc dù chưa trọn vẹn, tuy nhiên, chúng ta vẫn ấp ủ những niềm hi vọng về sự phát triển trong năm tới sẽ có nhiều khởi sắc hơn, mạnh mẽ quyết liệt hơn.
Trái cây xuất khẩu quay đầu về Thủ đô, giờ ra sao? Nhiều quy định mới về xuất khẩu lao động sắp có hiệu lực Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang thị trường nước ngoài

Mới bước vào tháng đầu của năm kế hoạch 2022, con đường thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vẫn còn ở phía trước. Điều quan trọng là, chúng ta tìm ra những trụ cột chính cho sự phát triển kinh tế của tương lai. Mỗi một chuyên gia, mỗi nhà quản lý, nhà khoa học đều có những ý kiến riêng của mình về những trụ cột này. Riêng tôi mạnh dạn chọn ra 3 trụ cột chính của sự phát triển đó là: Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa: 3 trụ cột lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2022
Việt Nam là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu lớn ở khu vực và thế giới

Trước hết nói về đầu tư, Việt Nam có nhu cầu rất lớn về đầu tư để phát triển, khi thu hút hiệu quả được vốn đầu tư trong và ngoài nước sẽ tạo nên các nhà máy sản xuất hàng hóa, các trang trại nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi phát triển. Ở Việt Nam sẽ có thêm nhiều con đường, sân bay, bến cảng, đó là những cú huých mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Từ những kế quả của đầu tư, sẽ tạo nên nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tất nhiên cần phải nhớ rằng, chúng ta không thể thu hút đầu tư bằng mọi giá. Cần kêu gọi đầu tư có chọn lọc bao gồm các nhà máy, trang trại, nông nghiệp áp dụng công nghệ 4.0, phát triển sản xuất theo hướng kinh tế xanh, tuần hoàn, không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm làm ra có đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường nội địa và xuất khẩu, phấn đấu trong 10 - 15 năm tới Việt Nam sớm trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực và thế giới.

Trụ cột thứ 2 chính là lĩnh vực xuất khẩu. Năm 2021 đạt mức xuất nhập khẩu 668 tỉ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 336 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2020. Mặc dù xuất khẩu trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn vì chống dịch. Nhưng, Việt Nam vẫn là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu lớn ở khu vực và thế giới. Vậy xuất khẩu Việt Nam muốn phát triển hơn nữa thì cần làm gì ?

Trước hết chúng ta phải nghiêm túc đánh giá xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều tồn tại phải khắc phục như, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công, giá trị đem lại cho đất nước còn khiêm tốn, 70% kim ngạch xuất khẩu là của doanh nghiệp FDI, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất phụ thuộc hầu hết vào một số nước, chi phí sản xuất, xuất khẩu còn cao, thị trường xuất khẩu chưa ổn định và vững chắc, có nhóm hàng chúng ta quá phụ thuộc vào 1-2 quốc gia nhập khẩu. Sự sáng tạo, đổi mới, tự lực tự cường trong sản xuất xuất khẩu còn ít.

Ngoài ra, hàng hóa của Việt Nam sản xuất chưa có hệ thống phân phối chính thức tại các nước. Nhiều mặt hàng sản xuất xong, khi đi ra khỏi biên giới đã mang mác nhãn hàng hóa của nước ngoài. Chính vì vậy chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này như, giảm bớt nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu, chủ động trong sáng tạo và thiết kế sản phẩm, giảm bớt tỉ trọng gia công trong hàng xuất khẩu. Muốn xuất khẩu hiệu quả thì phải tạo niềm tin lâu dài cho nước nhập khẩu, làm ăn trách nhiệm, nghiêm túc, trung thực với các bạn hàng trên thế giới. Một chuyên gia đã khuyên rằng: “Hàng hóa Việt Nam muốn xuất khẩu được thì người tiêu dùng Việt Nam phải thực sự yêu hàng của mình trước”.

Về trụ cột thứ 3 đó là tiêu dùng nội địa, mọi người đều biết sản xuất ra của cải cho xã hội, nhưng không giải bài toán đầu ra, mà cụ thể đó là bài toán tiêu dùng nội địa, thì hiệu quả sẽ không cao, thậm chí hàng hóa bị mất giá, ứ đọng,... Nhiều năm nay, câu chuyên được mùa mất giá của các sản phẩm nông nghiệp vẫn còn đó chưa được khắc phục. Người nông dân chưa làm chủ ruộng đất của mình về mọi phương diện, chưa sống khỏe trên đồng ruộng của mình. Và họ chưa được hưởng lợi nhuận tương xứng với công sức bỏ ra.

Đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa: 3 trụ cột lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2022
Tiêu dùng nội địa là một trong 3 trụ cột lớn cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong năm 2022

Các nước trên thế giới đều đánh giá tiềm năng ở thị trường nội địa Việt Nam là rất lớn, tông mức tiêu dùng cuối cùng của toàn dân chiếm tới 65 – 70% GDP, thị trường nội địa có sức hút với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Câu hỏi đặt ra tại sao Việt Nam vẫn còn những lạc hậu và trì trệ không đáng có ở lĩnh vực tiêu dùng nội địa. Chúng ta có thể kể ra một số nguyên nhân chính sau đây: Trước hết vấn đề lớn nhất cần quan tâm đó là mua bán hàng hóa ở Việt Nam ít được công khai minh bạch, hình thức mua đứt bán đoạn qua nhiều trung gian là chủ yếu, hầu hết người bán buôn hàng hóa không ai chịu trách nhiệm đến cùng về trách nhiệm, về giá cả và chất lượng hàng hóa của mình. Còn có hiện tượng thao túng ép giá mua, giá bán của một số thương lái và một số nhà bán lẻ hiện đại có thế mạnh hiện nay. Từ đó, dẫn tới thua thiệt cho người sản xuất ra của cải vật chất xã hội, đặc biệt là người nông dân Việt Nam.

Ngoài ra, dư luận còn thấy thiếu vắng sự can thiệp hợp lý của Bộ Công thương, Hiệp hội ngành bán lẻ, các Sở Công thương, Cục quản lý cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng về những tồn tại đã nêu ở trên. Họ cho rằng, tất cả việc mua bán bất bình đẳng trên thị trường hiện nay là phải chấp nhận do kinh tế Việt Nam đã theo cơ chế thị trường… Những vấn đề ở trên nêu ra cho thấy, hệ thống phân phối tiêu dùng ở Việt Nam còn yếu kém cả về nhận thức và hành động. Hàng hóa những năm gần đây dù đã sản xuất chất lượng hơn và dồi dào hơn, nhưng chiếc “nút cổ chai phân phối” còn bị ách tắc vì nhiều lý do cả chủ quan và khách quan. Có lẽ trong thời gian sắp tới, cần một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong hệ thống nội thương ở Việt Nam sao cho hàng hóa, nhất là hàng hóa Việt được đứng chân đàng hoàng ở các kệ siêu thị, các chợ, các cửa hàng tạp hóa.

Cùng đó, các kênh phân phối phải mở rộng cửa để đón hàng Việt, chúng ta kiên quyết làm chủ mạng lưới phân phối trên sân nhà bởi, mất phân phối là mất cả sản xuất. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Lợi nhuận hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Điều này rất phù hợp với tính nhân văn, chia sẻ của cộng đồng trong chuỗi sản xuất, lưu thông và tiêu dùng xã hội đang được đề cao tôn vinh. Nếu cần thiết, phải đề nghị luật hóa việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị quan trọng của đất nước trong một vài năm tới, để khắc phục những tình trạng bất hợp lý kéo dài đã nêu ở trên.

Đi đôi với việc tổ chức lại hệ thống phân phối, cần phải kiểm tra xử lý một cách thường xuyên, hiệu quả những tổ chức cá nhân buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh nhập khẩu hàng giả làm thiệt hại cho sản xuất trong nước và người tiêu dùng. Kỷ luật sản xuất lưu thông phải đủ sức răn đe với những vi phạm, tôn vinh những thương hiệu sản xuất bán lẻ làm ăn chân chính, tử tế, có trách nhiệm với thị trường. Nêu lên 3 trụ cột chính trên đây để cho thấy, cần phải đẩy mạnh phát triển và tăng cường các trụ cột trên, cùng với sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực khác của nền kinh tế như giao thông vận tải, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ,…

Phát triển nhanh và bền vững các trụ cột trên, chắc chắn sẽ góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự tham mưu của các Bộ, ngành, cùng các địa phương và nhất là sự cố gắng của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, sự ủng hộ của người tiêu dùng, thì chúng ta sẽ có một bức tranh kinh tế ngày càng sáng sủa hơn trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá

Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu không để xảy ra việc thao túng, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng. Đồng thời thực hiện ngay các biện pháp để ổn định tâm lý xã hội.
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Ngành Điện lực là một trong những ngành có nhiều rủi ro và nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động luôn được Công ty Điện lực Thường Tín (thuộc Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội) quan tâm hàng đầu nhằm bảo vệ, giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể gây tai nạn cho người lao động, qua đó góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ trong sản xuất, kinh doanh.
“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (1995 - 2025) và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc - biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Tin khác

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Cùng với việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững; thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.
Xem thêm
Phiên bản di động