--> -->

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo

Động lực đổi mới và phát triển

Nhận thức vai trò của AI trong sản xuất công nghiệp, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới, trong đó, một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT vào sản xuất. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp công nghệ để xây dựng các giải pháp AI phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước.

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trí tuệ nhân tạo (AI) động lực cho sự đổi mới, sáng tạo. (Ảnh minh họa)

Chia sẻ tại tọa đàm “Ứng dụng AI trong sản xuất: Động lực đổi mới và phát triển” mới đây, ông Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua và trong năm 2025, Bộ Công Thương sẽ triển khai hàng loạt giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ mới và AI trong hoạt động nội bộ Bộ Công Thương.

Đặc biệt, đối với công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương có một số giải pháp cụ thể như, Bộ đã ký Quyết định số 116 ban hành kế hoạch hành động nhằm triển khai Nghị quyết 03 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 57 của Trung ương liên quan đến đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đang trình Chính phủ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0, trong đó có AI.

Về triển khai thực tế, thời gian qua và trong năm 2025, Bộ Công Thương đã tích cực, chủ động mời các doanh nghiệp hàng đầu trong cách mạng công nghiệp 4.0 và AI như SIEMENS, Samsung, Toyota tổ chức hội nghị tập huấn, khóa đào tạo cho doanh nghiệp trong ngành nhằm tăng cường nguồn nhân lực; khuyến khích doanh nghiệp trong ngành ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là AI trong sản xuất; tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tận dụng kinh nghiệm từ các tập đoàn, doanh nghiệp, Chính phủ nước ngoài có lợi thế, từ đó ứng dụng và phát huy trong ngành Công Thương.

Đề cập đến mức độ ứng dụng AI của các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất, ông Hồ Minh Thắng - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Triển khai AI - FPT Smart Cloud cho biết, mức độ ứng dụng AI của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt sau những năm gần đây, khi Chat GPT và các công nghệ mới liên tục thay đổi, đã tăng lên đáng kể với sự tham gia của nhiều ngành nghề hơn.

Theo ông Thắng, xu hướng của doanh nghiệp Việt Nam vẫn tập trung vào nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng năng suất, tối ưu và tự động hóa hoạt động.

Là một trong những doanh nghiệp luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo vào sản xuất, ông Nguyễn Đoàn Kết - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông chia sẻ, trước bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là sự bùng nổ của AI, Rạng Đông đã triển khai chiến lược AI hóa, bắt đầu từ việc hệ thống hóa lý luận, nghiên cứu xu hướng phát triển của AI, đồng thời xác định vị trí của Việt Nam và thế giới trên đường cong công nghệ AI do Gardner đưa ra.

“Sau quá trình triển khai, Rạng Đông đã đạt được những kết quả đáng kể. Doanh nghiệp đã thương mại hóa thành công hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ 4.0, đưa ra thị trường những sản phẩm ứng dụng công nghệ AI. Đồng thời, hệ thống sản xuất xanh, thông minh và linh hoạt cũng được xây dựng, với mức độ tự động hóa, robot hóa và AI hóa ngày càng cao. Rạng Đông cũng phát triển mô hình kinh doanh số, góp phần nâng cao doanh thu đáng kể…”, ông Kết chia sẻ.

Đâu là rào cản cho doanh nghiệp khi ứng dụng AI trong sản xuất?

Với những chia sẻ của đại diện một số doanh nghiệp trên có thể thấy, AI đã và đang đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, để có thể khai thác tối đa lợi ích mà AI mang lại thì không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng. Thực tế, bài toán khó là sự thiếu đồng bộ tại các doanh nghiệp sản xuất lâu đời, khi mà hệ thống máy móc cũ và mới không đồng bộ, trong khi đó, để đầu tư dây chuyền sản xuất mới hoàn toàn thì lại vướng kinh phí.

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm "Ứng dụng AI trong sản xuất: Động lực đổi mới và phát triển".

Ông Nguyễn Đoàn Kết - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông chia sẻ, muốn ứng dụng AI vào sản xuất, trước hết phải có dữ liệu. Trong một cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp truyền thống với tuổi đời 64 năm như Rạng Đông, hệ thống máy móc, thiết bị có nguồn gốc, xuất xứ và thế hệ khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên là tạo ra dữ liệu bằng cách làm cho các hệ thống máy móc có thể “nói chuyện, giao tiếp, truyền dữ liệu” được với nhau. Đối với hệ thống máy móc mới, việc này không quá phức tạp, nhưng với máy móc cũ, làm thế nào để chúng có thể giao tiếp đặt ra nhiều thách thức?

Cũng đề cập đến những rào cản mà doanh nghiệp gặp phải khi ứng dụng AI vào sản xuất, ông Hồ Minh Thắng - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Triển khai AI - FPT Smart Cloud chỉ ra một số rào cản cụ thể như, vấn đề nguồn lực (nguồn nhân lực và hiểu biết về công nghệ AI để ứng dụng); chi phí ban đầu cao (nếu đầu tư AI có chi phí lớn hơn cả các hệ thống chuyển đổi số trước đây mà chưa thấy rõ giá trị mang lại, doanh nghiệp sẽ băn khoăn có nên bắt đầu hay không); cuối cùng là dữ liệu. Theo ông Thắng, để AI hiệu quả, dữ liệu phải chính xác, chất lượng cao và đủ lớn.

Bên cạnh việc nêu rõ các khó khăn, ông Thắng cũng đề cập đến một số giải pháp để giảm thiểu các rào cản để doanh nghiệp thuận lợi hơn khi ứng dụng AI vào sản xuất, cụ thể như, về nhân lực, cần tập trung đào tạo không chỉ đội ngũ kỹ thuật AI mà cả nhân sự trong doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về ứng dụng AI. Về chi phí hạ tầng, mô hình AI Lab giúp doanh nghiệp chia sẻ chi phí ban đầu. FPT có thể hỗ trợ một phần, chỉ khi giải pháp thành công mới tính đến thương mại hóa; về dữ liệu, doanh nghiệp cần chiến lược quản lý và tối ưu dòng dữ liệu để phục vụ AI...

Đề cập đến những giải pháp tổng thể, ở góc độ nhà quản lý, ông Hoàng Ninh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, thời gian tới Bộ Công Thương, sẽ có các hoạt động sau như, xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và ứng dụng AI, đặc biệt trong các lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến, chế tạo; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đề xuất chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng, giúp doanh nghiệp khoa học công nghệ, chuyển đổi số, và ứng dụng AI tiếp cận nguồn lực cần thiết; đẩy mạnh xây dựng dữ liệu lớn - được coi là "nguồn thức ăn" của AI - để phát triển các giải pháp AI phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Về phía các cấp, ngành, địa phương, Bộ Công Thương kiến nghị, cần xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, doanh nghiệp khoa học công nghệ và ứng dụng AI; chủ động xây dựng khu công nghệ cao, khu công nghiệp thông minh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khoa học công nghệ và chuyển đổi số có không gian sáng tạo, thử nghiệm công nghệ mới; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với tổ chức nghiên cứu, trường đại học, như các chuyên gia đã đề cập…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử phạt hành chính Công ty dược phẩm Nhất Nhất 200 triệu đồng

Xử phạt hành chính Công ty dược phẩm Nhất Nhất 200 triệu đồng

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia - Bộ Công Thương vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh đối với Công ty TNHH Nhất Nhất (quận Thanh Xuân, Hà Nội) số tiền 200 triệu đồng.
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội: Tích cực hiến máu tính nguyện

Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội: Tích cực hiến máu tính nguyện

Ngày 18/5, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2025 với tên gọi “Trao giọt máu hồng - Ươm mầm sự sống”.
CLB Hà Nội tiếp tục bám sát Nam Định trong cuộc đua vô địch V-League

CLB Hà Nội tiếp tục bám sát Nam Định trong cuộc đua vô địch V-League

Tối 18/5, tại “chảo lửa” Hàng Đẫy, CLB Hà Nội đã có màn trình diễn rực lửa, ngược dòng đánh bại CLB TP.HCM với tỷ số 5-1, qua đó tiếp tục bám sát CLB Nam Định trong cuộc đua đến ngôi vương V-League mùa giải 2024/25. Dù để thủng lưới trước, đội bóng Thủ đô đã thể hiện bản lĩnh của một ứng viên vô địch thực thụ với màn trình diễn đẳng cấp, đặc biệt là sự toả sáng rực rỡ của Văn Quyết và Joao Pedro.
Những công việc liên quan đến AI vừa hấp dẫn vừa có thu nhập cao

Những công việc liên quan đến AI vừa hấp dẫn vừa có thu nhập cao

Hiện nay, chúng ta được nghe rất nhiều về trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng phi thường và cả những lo ngại liệu máy móc thông minh có cướp đi công việc của con người. Nhưng giữa vòng xoáy biến động ấy, một bức tranh khác đang dần hiện rõ: AI không chỉ thách thức mà còn mở ra nhiều cơ hội mới.
Hiệp hội Gia cầm lên tiếng về trứng gà giả

Hiệp hội Gia cầm lên tiếng về trứng gà giả

Trước thông tin trên một số trang mạng xã hội lan truyền thông tin thất thiệt về trứng gà giả, gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tiêu cực đến chăn nuôi trong nước, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam đã có công văn gửi Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ… bác bỏ thông tin này.
Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Chiều 18/5, tại thành phố Vinh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượn
Hà Nội: Phát hiện 3 nhà xưởng sản xuất khí cười trong đường dây liên tỉnh bị triệt phá

Hà Nội: Phát hiện 3 nhà xưởng sản xuất khí cười trong đường dây liên tỉnh bị triệt phá

Ba nhà xưởng quy mô lớn tại Hà Nội bị phát hiện sản xuất khí cười (N2O) trái phép, nằm trong đường dây tội phạm liên tỉnh vừa bị Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá.

Tin khác

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hướng tới phát triển bền vững và toàn diện, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Trung tâm Ngọc Ân) không ngừng đổi mới, sáng tạo. Đây là phương thức hoạt động một mô hình doanh nghiệp điển hình kết hợp hài hòa giữa kinh tế và trách nhiệm xã hội, đồng thời là hình mẫu tiên phong trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội.
Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Cùng với Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên thành một trong những địa phương được các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn làm cứ điểm nhờ cơ chế chính sách minh bạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, thuận lợi.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quý 1/2025 có 36.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,2 lần so với các giai đoạn trước đó. Đặc biệt, vốn doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024. Qua đó, có thể thấy rằng năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Xem thêm
Phiên bản di động