Đánh thức tiềm năng du lịch ở Đường Lâm
Vị làng... | |
Làng cổ Đường Lâm được công nhận điểm du lịch | |
Thị xã Sơn Tây: Chú trọng phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân |
Theo Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm Phan Văn Lợi, Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề, gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với những phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng nghìn năm nay không thay đổi.
Kể từ năm 2005, khi làng cổ Đường Lâm được Nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, chính quyền và nhân dân xã Đường Lâm đã làm rất nhiều việc để giữ gìn và tôn tạo những công trình kiến trúc cổ. Đáng chú ý, làng cổ ở Đường Lâm còn có nhiều sản vật ngon, như: Gà Mía, kẹo lạc, kẹo vừng, chè lam, tương... được các hộ dân bảo tồn, phát triển.
Một góc thanh bình của Đường Lâm. Ảnh: Đinh Luyện |
Tìm đến anh Cao Văn Hiền - thôn Đông Sàng khi gia đình anh đang chuẩn bị cho ra mẻ kẹo được khách đặt với số lượng lớn. Trao đổi với chúng tôi, anh Hiền cho biết, nghề làm kẹo là nghề truyền thống của gia đình đã có từ 40 năm trước. Nhưng kể từ năm 2006, khi Làng cổ Đường Lâm được công nhận là di tích cấp Quốc gia, gia đình anh mới có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị đóng gói đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan và nhân dân trong vùng.
Đến nay, thương hiệu kẹo dồi, kẹo vừng, kẹo lạc Hiền Bao do gia đình anh sản xuất đã đứng vững trên thị trường, có mặt không chỉ ở các cửa hàng trên địa bàn mà còn đến các tỉnh, thành lân cận. Đặc biệt sản phẩm kẹo lạc của gia đình anh đã đạt giải nhất cuộc thi sản phẩm du lịch làng cổ ở Đường Lâm do cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA tổ chức.
Cũng như gia đình anh Cao Văn Hiền, hiện nay trên địa bàn xã Đường Lâm có khoảng 4 hộ sản xuất các sản phẩm kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi với quy mô tương đối lớn để cung cấp cho thị trường. Nghề làm kẹo giúp gia đình anh có điều kiện phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho một số người dân địa phương với mức thu nhập ổn định 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Theo thống kê hiện nay trên địa bàn xã Đường Lâm có khoảng 100 hộ dân tại khu vực 5 thôn của Di tích Làng cổ làm dịch vụ du lịch và các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên với 1.500 hộ gia đình và 6.000 nhân khẩu ở Đường Lâm, lời giải cho bài toán phát triển kinh tế từ du lịch vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.
Phát triển du lịch kết hợp các sản phẩm dịch vụ là hướng đi nhiều tiềm năng cần nhân rộng ở Đường Lâm. Ảnh: Đinh Luyện |
Nhằm hỗ trợ người dân được hưởng lợi từ dịch vụ du lịch, thời gian qua Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây và Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm đã triển khai nhiều giải pháp để đánh thức tiềm năng, nâng cao nhận thức và trình độ làm du lịch cho người dân như: Mời các hộ đi tham quan mô hình làm du lịch cộng đồng, homestay ở Bát Tràng, Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa (lào Cai), phố cổ Hội An – Quảng Nam…; tập huấn cho người dân tiếp khách, mời khách, đón khách một cách chuyên nghiệp; tổ chức thi làm các sản phẩm bánh kẹo của địa phương; mở chợ quê vào những ngày lễ, hội; tạo ra những sản phẩm lưu niệm phong phú từ mây tre đan, gốm sứ, tranh thêu, rơm… những nỗ lực này của Sơn đã và đang dần phát huy hiệu quả.
Nhất quán quan điểm cần đánh thức tiềm năng du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm Phan Văn Lợi cho biết, vai trò của nhân dân trong xây dựng, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế địa phương là rất quan trọng song vấn đề giải quyết chỗ ở mà không phá vỡ cảnh quan cũng quan trọng không kém. Và để đánh thức được những tiềm năng sẵn có thì trước tiên phải nhanh chóng giải quyết gút mắc này. Chỉ khi có sự thống nhất từ chủ trương tới hành động, mọi việc mới thành được.
Trong những năm gần đây, người dân Đường Lâm đã biết khai thác các tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch. Hướng tới mục tiêu 70% hộ dân sống bằng dịch vụ du lịch vào năm 2020, thị xã Sơn Tây và Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ, đào tạo người dân làm du lịch. Giải bài toán phát triển du lịch gắn với bảo tồn là điều được các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực hướng tới. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17