--> -->

“Đánh thức” các phế tích đang “ngủ quên” trên núi Ba Vì

Vườn quốc gia Ba Vì cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía Tây, không chỉ là rừng nguyên sinh nhiệt đới điều hoà vùng khí hậu Thủ đô. Quan trọng hơn nó còn mang trong mình nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, tâm linh và đặc biệt là sự tồn tại của gần 200 nền phế tích mà người Pháp đã xây dựng thị trấn và khu nghỉ mát cách đây gần 100 năm.
“Đánh thức” các phế tích đang “ngủ quên” trên núi Ba Vì Đánh thức một thị trấn đang "ngủ quên" trên núi Ba Vì
“Đánh thức” các phế tích đang “ngủ quên” trên núi Ba Vì Vẻ đẹp u tịch của phế tích Nhà thờ đổ trên núi Ba Vì

Tìm lại dấu tích xưa

Tại toạ đàm “Phát huy giá trị phế tích tại vườn quốc gia Ba Vì” được tổ chức tại Hà Nội sáng 9/9, các chuyên gia kiến trúc, bảo tồn, các nhà nghiên cứu văn hoá – lịch sử… đã đưa ra những đánh giá, đề xuất cách ứng xử phù hợp để “đánh thức” các công trình phế tích đang bị “ngủ quên” trên núi Ba Vì.

3620 img 5813 2
Phế tích nhà thờ đá trên núi Ba Vì thu hút giới trẻ Thủ đô đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh (Ảnh: P.B)

Mở đầu buổi toạ đàm là câu chuyện sống động của hoạ sĩ, dịch giả Trịnh Lữ khi ông kể về “Nhà Bà Vì” – nơi cha ông, cố hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc đã mua đất, xây nhà, đưa gia đình về sống tại núi Ba Vì từ năm 1944. Mới đầu ngôi nhà chỉ là một nhà lá chừng 50 mét vuông nền để ở tạm, sau là nhà xây 200 mét vuông nền, bằng cả bê tông, gạch, đá, mái lớp ván gỗ thông phủ nhựa đường. Hoạ sĩ, dịch giả Trịnh Lữ bồi hồi kể lại: Cha tôi đưa hai vợ và 6 con lên Nhà Ba Vì với mong muốn trở thành một gia đình bản địa, như người Mường, người Dao ở đó.

Dưới chân núi, ông nhờ người nuôi một đàn bò. Sau nhà, ông cho làm một trại gà giật cấp nhìn xuống Sông Đà. Mấy anh chị tôi rất thích sáng ra đi nhặt trứng ở những chuồng gà làm bằng gỗ hình tam giác ấy. Trước nhà là vườn rau. Nước lấy ngay ở con suối chảy qua trước nhà. Nước suối sạch đến mức không cần phải đánh phèn hay lọc than gì cả. Chúng tôi thắp sáng bằng đèn Hoa Kỳ và đèn “măng- xông”, dùng dầu hoả thông thường. Có bà Nghiễm, sống dưới chân núi, chăm đôi ngựa thồ chuyên chở nhu yếu phẩm cho gia đình. Có “ông bếp già” lo việc cơm nước. Còn cha tôi phải lo việc xưởng nội thất gỗ nên chỉ lên núi vào cuối tuần. Đạp xe đến chân núi thì ông để xe ở nhà bà Nghiễm, rồi chống cây dáo dài đi bộ lên. Có những lần đi đêm, lên đến nhà thì rạng sáng…

Hoạ sĩ, dịch giả Trịnh Lữ nhớ lại Nhà Bà Vì với những cơn mưa rừng, sương núi, những đàn chim trĩ, muôn loài bướm, bọ cành cây, chim chóc đủ màu, cua suối… Rồi con Vàng, con Bạc – hai chú chó bắt cua rất giỏi, mà mỗi lần run sợ chúi nấp trong nhà là ông biết có hổ đến gần, sáng sớm hôm sau cứt hổ còn nóng hổi ngay rìa vườn rau. Gia đình ông cũng thường xuyên đón các đồng chí như Hoàng Đạo Thuý, Trần Duy Hưng, Tôn Thất Tùng, Nhữ Thế Bảo lên ở Nhà Ba Vì cùng, người một hai ngày, người cả tuần lễ. Tuy nhiên, đến năm 1948 vì tình hình chiến sự khiến cha ông buộc phải đưa vợ con trở lại Hà Nội, bỏ lại căn nhà trở thành phế tích.

Thật may những ký ức về cuộc sống bên Suối Hoa đã sống dậy khi gia đình hoạ sĩ, dịch giả Trịnh Lữ tìm thấy phế tích ngôi nhà sau bao tâm huyết. Từ năm 2009 tới nay, đại gia đình ông đã rủ nhau về Nhà Ba Vì hàng năm. Lần nào cũng bồi hồi, xúc động, kể cả dâu, rể đến các cháu, chắt của cụ Ngọc, ai cũng muốn được nghe câu chuyện đời Suối Hoa ở bên những bức tường đá đã trở thành phế tích. Với họ, Nhà Ba Vì đã từ phế tích trở thành di sản có giá trị văn hoá và lịch sử, kết nối các thành viên gia đình qua nhiều thế hệ.

Không để Ba Vì bị “bỏ quên”

Ngoài Nhà Bà Vì, còn có sự tồn tại của gần 200 nền phế tích mà người Pháp đã xây dựng thị trấn và khu nghỉ mát cách đây gần 100 năm. Theo bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, qua khảo sát sơ bộ, tài liệu liên quan đến núi Ba Vì có gần 200 hồ sơ thuộc trên 10 phông tài liệu và nhiều cuốn tư liệu liên quan đến: Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Nha Nông lâm và Thương mại Đông Dương… Theo thông tin từ tài liệu lưu trữ, từ cuối thế kỷ 19 người Pháp đã đến Sơn Tây cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc khác vì mục đích quân sự. Đến đầu thế kỷ 20 đã dần có sự xuất hiện của các điền chủ người Âu với nhiều đồn điền, trang trại sau đó là các khu nghỉ mát được xây dựng.

Năm 1942, trong báo cáo của mình, Công sứ Sơn Tây Tucat đã đánh giá: “… khu núi Ba Vì sẽ trở thành khu nghỉ dưỡng mang lại lợi ích cao hơn Tam Đảo…”. Cho đến năm 1944, khá nhiều công trình đã được xây dựng ở đây. Các hoạt động khai thác du lịch và nghỉ dưỡng đã hình thành. “Tuy nhiên, nhiều công trình còn dang dở từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945. Sau nhiều năm, các công trình hầu như không còn hoặc chỉ còn lại các “dấu tích” ở nơi đây. Các “dấu tích” mà hiện nay đang được coi là “phế tích” trên đỉnh núi Ba Vì là một trong các “di sản” cần được trân trọng và phát huy giá trị cho các thế hệ, không thể để chúng mãi là các “phế tích”, không để Ba Vì bị “bỏ quên”- Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I cho hay.

Tại tọa đàm, các chuyên gia đưa ra các giải pháp đề xuất khai thác nền phế tích kết hợp với thảm thực vật trong Vườn quốc gia Ba Vì để phục vụ du lịch, giáo dục trực quan sinh động theo hướng: Phục dựng, chỉnh trang những không gian văn hóa - kiến trúc Pháp nguyên bản trên nền phế tích cũ; tạo lập không gian kiến trúc mới kết hợp với nền phế tích cũ một cách hài hòa, hữu cơ với khung cảnh thiên nhiên; giữ nguyên những phế tích với cây cổ thụ ôm cuốn trên tường, xây dựng công trình mới bên cạnh phế tích cũ để tăng tính tương phản nhằm tô điểm cho quá khứ – hiện tại; đầu tư, nâng cấp cảnh quan thiên nhiên một cách có nội dung và có quy hoạch.

Cùng chia sẻ và ủng hộ quan điểm bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn theo kinh nghiệm trên thế giới đã làm, nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ: “Giải quyết câu chuyện giữa bảo tồn và phát triển hay khai thác hợp lý tiềm năng của Ba Vì chắc chắn là một bài toán khó. Tuy nhiên trên thế giới bài toán này đã có lời giải rất phổ biến và hiệu quả. Họ đã phát triển, cải tạo các phế tích cũ để thu hút cộng đồng đến hưởng thụ và tìm hiểu trực quan những dấu ấn của lịch sử, văn hóa. Đó là một cách làm thiết thực để quá khứ không còn chỉ nằm trên giấy.

Phương thức này đồng thời tạo nên nguồn kinh phí để bù đắp phần nào cho việc duy trì và bảo vệ các di tích vốn rất eo hẹp”. Tương tự, giáo sư Nguyễn Tấn Vạn – Chủ tịch Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam cho rằng: “Nếu ai đã đến và thấy những phế tích trong Vườn quốc gia Ba Vì thì đều biết đó là 1 câu chuyện cần được cảm nhận để làm giàu thêm giá trị của lịch sử, môi trường, cảnh quan mà chúng ta đang hưởng thụ. Việc phát huy nó, khai phá nó, làm thức tỉnh nó để phục vụ cộng đồng được thăm quan, sống cùng một thời kì lịch sử là 1 hướng đi cần thiết. Cần bảo tồn và khai thác được khí hậu, cảnh quan mẹ thiên nhiên đã ban tặng, bảo vệ rừng nguyên sinh một cách hài hòa tích cực. Nhưng nếu đầu tư thái quá cũng không đúng, để yên cũng không đúng. Tìm ra phương án và đường đi là nhiệm vụ của thời đại chúng ta hôm nay”.

Với chủ trương của nhà nước nhằm kích cầu du lịch, các chuyên gia tham dự toạ đàm kêu gọi các cơ quan quản lý hãy nghiên cứu, xem xét và phát triển các tiềm năng vô cùng giá trị hiện hữu tại núi Ba Vì để trở thành một món quà nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội khi Hà Nội tìm thấy điều mới mẻ ngay trong chính quá khứ của mình./.

Bùi Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.

Tin khác

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, chưa đầy 24 giờ sau vụ lật tàu thương tâm xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh vào chiều 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ việc. Tổng số tiền hỗ trợ bước đầu là 88 triệu đồng, được trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố.
Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Xem thêm
Phiên bản di động