Đánh thứ tiềm năng của các vùng đất khó
Chiếc áo mới sau 10 năm sáp nhập | |
Hai chị em buôn lậu vàng nữ trang gần 9,5 tỉ đồng |
Tập trung mọi nguồn lực
Trở lại 3 xã Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân của huyện Thạch Thất vốn được tách ra từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng và ngạc nhiên. Thay cho những con đường đất vừa dốc vừa nhỏ, mùa mưa lầy lội, giao thông chia cắt, đi lại mất thời gian là những con đường đổ bê tông rộng rãi. Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa vốn là nhà cấp 4 xuống cấp trầm trọng đã được đầu tư xây mới khang trang, đạt chuẩn quốc gia.
Tuyến đường dẫn vào trung tâm xã Yên Bình cho thấy sự đổi thay nhanh chóng sau 10 năm về với Thủ đô |
Bí thư huyện ủy Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn cho biết: Khi sáp nhập về Hà Nội, có thôn ở đây không có điện nhưng chỉ sau 5 ngày, hệ thống điện đã được đầu tư, đáp ứng nhu cầu chiếu sáng nhân dân và phục vụ sản xuất. Ngoài ra, nhiều công trình đường giao thông trong thôn, liên thôn, liên xã; công trình mương bai được xây mới; hồ thủy lợi được nạo vét, kè bờ… Sự đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng là tiền đề thúc đẩy phát triển KTXH, góp phần đưa 3 xã miền núi khó khăn vươn lên thoát nghèo.
Chị Ngô Thị Thương – người dân xã Yên Bình chia sẻ mộc mạc: ngay cả các ngõ nhỏ trong các thôn cũng không còn đường đất, xe máy, ô tô tải nhẹ theo đường bê tông vào tận cửa nhà. Khoảng cách từ Yên Bình đến nội đô cũng được rút ngắn đến 2/3, người dân chỉ mất khoảng 30 phút di chuyển là có mặt ở Mỹ Đình rồi.
Đến với huyện xa nhất của Hà Nội là Ba Vì. Trước đây từ nội đô về Ba Vì, người dân thường mất 4-5 tiếng di chuyển nhưng đến nay, với việc cải tạo, nâng cấp 12 tuyến tỉnh lộ, 33 tuyến đường huyện; đường trục xã, đường liên thôn dài hàng ngàn được kết nối hoàn thiện và bê tông hóa khiến cho việc đi lại thuận tiện và nhanh chóng. Nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng, trang trại sinh thái đã phát triển ở Ba Vì trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách và người dân nội thành.
Nhờ vậy, sau 10 năm, từ huyện vùng núi, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp thì nay tỷ trọng thương mại dịch vụ du lịch đã chiếm trên 40% cơ cấu kinh tế, góp phần đưa thu nhập trung bình của người dân tăng từ 11 triệu đồng/người/năm 2008 lên 38 triệu đồng/người/năm 2018.
Cùng với Ba Vì, Mỹ Đức – huyện khó khăn và là vùng phân lũ, chậm lũ của Thành phố, quanh năm nỗi lo úng ngập cũng đang chuyển mình nhờ sự đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông. Con đường tỉnh lộ 419 huyết mạch trên địa bàn huyện Mỹ Đức dẫn vào khu danh thắng Hương Tích vốn nhỏ hẹp, hai chiều xe đi lại tránh nhau khó khăn đã được mở rộng, nâng cấp, giao thông đi lại thuận tiện góp phần đưa du khách đến Hương Sơn ngày càng tăng.
Cùng với đó, 100% đường làng, ngõ xóm, kênh mương nội đồng với chiều dài hàng trăm km của huyện Mỹ Đức cũng được bê tông hóa, rút ngắn thời gian đi lại, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống lụt bão. Từ huyện thuần nông, đến nay doanh thu từ thương mại du lịch đã chiếm tới 44% cơ cấu kinh tế của huyện. Mỹ Đức bước đầu xây dựng các vùng, khu, trang trại chăn nuôi, thủy sản, trồng cây ăn quả, chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao… góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân.
Đa dạng hóa sản xuất
Hạn chế về hạ tầng, đường xá trước đây đã trở thành rào cản phát triển nông nghiệp. Nông sản, hàng hóa chủ yếu cho năng suất, giá trị thấp và tự cung tự cấp trong địa phương là chính. Thế nhưng, sau khi những rào cản được gỡ bỏ, đường xá mở mang, giao thông thuận tiện đã thúc đẩy người dân vay vốn phát triển kinh tế, mở rộng diện tích, canh tác theo hướng chuyên canh, giá tăng giá trị cây trồng, vật nuôi. Nhiều doanh nghiệp đang tìm thấy ở vùng ngoại thành rộng lớn những cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất.
Trang trại rau hữu cơ Hoa Viên ở thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất. |
Tận dụng lợi thế đồi núi do thiên nhiên ưu đãi, các hộ chăn nuôi gà đồi ở Ba Vì đã đẩy mạnh quy mô chăn nuôi và sản xuất theo hướng hàng hóa. Thay vì bán gà lông nguyên con giá rẻ, nhà nông ở Ba Vì đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền giết mổ, sơ chế, đóng gói, bảo quản đạt tiêu chuẩn rồi chuyển về nội thành tiêu thụ với giá bán cạnh tranh, thu lợi nhuận cao để cải thiện cuộc sống.
Chủ trang trại rau hữu cơ Hoa Viên ở thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất cũng tận dụng đất đai, nguồn nước tinh khiết từ núi Vua Bà để canh tác rau sạch và phát triển chăn nuôi gia súc trên diện tích 60ha.
Nếu như 10 năm trước, rau sạch của Hoa Viên chuyển về nội thành tiêu thụ mất nhiều thời gian thì nay, chỉ trong vòng chưa đầy 4 tiếng đồng hồ, nhà nông ở đây đã có thể hoàn thiện các khâu từ thu hái, sơ chế, đóng gói, chuyển xe chuyên dụng đưa rau từ trên lưng chừng núi, qua quãng đường dài hơn 40km đến hệ thống phân phối trong nội đô. Đến 9h sáng, những mớ rau sạch từ đại ngàn tươi xanh đã có mặt trên các kệ hàng để kịp phục vụ bữa trưa cho các bà nội trợ - điều rất khó thực hiện trong 10 năm về trước.
Việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi của trang trại Hoa Viên đã tạo việc làm ổn định cho 100 nhân công là con em trong thôn, xã với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt ở Thạch Thất, ngoài Hoa Viên, 2/4 mô hình trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn lại của huyện là mô hình sản xuất rau hữu cơ và mô hình chế biến đông trùng hạ thảo, nấm linh chi đều phát triển trên 2 xã miền núi Yên Trung và Tiến Xuân – vốn có xuất phát điểm thấp và điều kiện khó khăn. Thực tế này đã cho thấy, việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho hạ tầng giao thông là hướng đi đúng đắn của Thành ủy Hà Nội. Khi được khơi thông các điều kiện để phát triển, ngay cả vùng đất khó được đánh thức các tiềm năng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57