-->

Dâng Người niềm tin son sắt

(LĐTĐ) Trong một chuyến công tác được về thăm quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi có rất nhiều kỷ niệm thời thơ ấu của Người, Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng dâng trào cảm xúc và rưng rưng bồi hồi.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vẹn nguyên những bài học về sử dụng hiền tài của Bác

Nhà báo tâm niệm về với quê hương Bác là trở về với nguồn cội - nơi giáo dục, học tập đạo đức, tư tưởng cách mạng của Người. Và chính điều này đã thôi thúc ông viết ra tác phẩm âm nhạc “Về làng Sen”. Một tác phẩm mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ.

“Về Làng Sen” sau khi ra đời đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, được đông đảo khán thính giả nghe đài trong và ngoài nước đón nhận, ca khúc lay động tâm thức bao con tim khi nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Dâng Người niềm tin son sắt
Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng - tác giả ca khúc “Về Làng Sen”.

Chúng con về quê Bác làng Sen

Hình ảnh về làng Sen quê Bác đã được nhà báo Tào Khánh Hưng nhẹ nhàng đưa vào ngay từ câu hát đầu tiên. “Chúng con về quê Bác làng Sen” vừa hay lại mang ý nghĩa sâu sắc của một người con khi về nơi thời thơ ấu Bác Hồ sống (sau khi mẹ qua đời tại Huế). Tứ thơ, hình ảnh trong ca từ bài hát đong đầy cảm xúc.

Thật khó hình dung, một tác giả không chuyên, lại có ca khúc mới về Bác, về quê hương Kim Liên - Nam Đàn với ca từ mộc mạc, hình ảnh chân thực qua phần trình bày truyền cảm của Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Hương Giang đã làm lay động bao con tim.

Nhà báo Tào Khánh Hưng chia sẻ: “Về làng Sen” ca khúc ra đời sau khi anh cùng đoàn cán bộ, phóng viên của Báo Xây dựng có chuyến đi thực tế về dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (7.2022), tại làng Sen quê Bác.

Cảnh đẹp nơi đây và những hiện vật thân thương gắn với tuổi thơ của Người trong ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa đã thôi thúc nhà báo có những ý thơ (ca từ) mộc mạc, chân thực nhưng giàu hình ảnh về cảnh đẹp quê hương Bác.

Dâng Người niềm tin son sắt
Đồng chí Nguyễn Anh Dũng - Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Xây dựng, Bí thư chi bộ, Tổng Biên tập Báo Xây dựng cùng đoàn cán bộ, phóng viên của báo dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Sen - Khu di tích lịch sử Kim Liên - Nghệ An.

“Chúng con về quê Bác làng Sen/ Ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa/ Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối/ Bưởi trĩu cành, sắc tím những vồng khoai”. Đây là những hình ảnh thực mà bất kỳ người con đất Việt nào khi về thăm quê Bác đều cảm nhận được. Mái nhà lá đơn sơ, hàng râm bụt đỏ hoa, bưởi trĩu cành... được nhà báo chắt lọc đưa vào lời ca khúc.

Câu thơ tả thực, nhưng có thể nói là “xuất thần” ở đoạn ca từ này là “Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối”. Tại sao tác giả không chọn “hoa sen" - loài hoa mà từ trước đến nay được trồng nhiều ngay khu di tích Kim Liên, lại đã trở thành “quốc hoa” tiêu biểu, để biểu đạt những gì về cuộc đời Bác giống như những nhạc sĩ khác đã thể hiện mà lại dùng hình ảnh hoa râm bụt để gợi tả?

Rõ ràng, tác giả có ý thức “tránh xa” những khuôn mẫu, những hình ảnh đã được rất nhiều nhạc sĩ tiền bối sử dụng. Nên “hàng râm bụt đỏ hoa” là hình ảnh thơ có thể nói là lần đầu hiện hữu trong thơ nhạc như là sự khai phá mới, để thành một biểu trưng cực kỳ hợp lý khi chuyển tải nội hàm (thực tiễn) “Tư tưởng Bác luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta”: “Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối”. Bài hát là đề tài thời sự vô cùng sâu sắc khi toàn Đảng, toàn Nhân dân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.

Dâng Người niềm tin son sắt
Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng trao đổi với Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang về nội dung diễn đạt ca khúc trước khi thu âm.

“Hàng râm bụt ở đây là hình ảnh thực tế trong Khu di tích lịch sử Kim Liên đưa chúng tôi về nhà Bác. Trong ca khúc này tôi đưa hình ảnh hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối chứ không dùng hình ảnh hoa sen là muốn tạo ra sự khác lạ.

Bài hát ra đời đúng dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật của Bác thể hiện sự kính trọng, biết ơn của Nhân dân, của Đảng ta với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; đồng thời dâng lên Người niềm tin son sắt, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước”, nhà báo Tào Khánh Hưng cho biết.

Khi sáng tác ca khúc này, không thể không nhắc đến huyện Nam Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung - quê hương giàu truyền thống cách mạng, nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhân tài cho đất nước như: Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong…

Và người dân Nam Đàn, Nghệ An rất cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, kiên trung, sắt son một lòng theo Đảng. “Ơi Nam Đàn, nơi địa linh sinh nhiều nhân kiệt/ Xô Viết kiên trung kháng chiến anh hùng/ Một nắng, hai sương xây mùa hạnh phúc...”

Âm hưởng ví giặm và mặn mà dân ca miền Trung

Ca khúc “Về làng Sen” của nhà báo Tào Khánh Hưng ra mắt dịp sinh nhật Bác 19/5, được chia thành 2 phần. Phần đầu là phần tự sự, tả về làng Sen quê hương Bác với bức tranh làng quê sinh động.

Phần hai là điệp khúc dâng trào, tình cảm được đẩy lên cao. Đặc biệt là phần điệp khúc “Chúng con dâng Người niềm tin sắt son/ Hồ Chí Minh tên Người rạng rỡ non sông” - là những ca từ đẹp, lôi cuốn, da diết và hào sảng nhất; tạo ra được dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng, để bài hát có thể sống mãi với thời gian... thể hiện lòng kính trọng Bác Hồ kính yêu và gửi đến Bác niềm tin son sắt của người con đất Việt đang thực hiện những di nguyện của Người”, nhà báo Tào Khánh Hưng chia sẻ.

Cũng theo nhà báo Tào Khánh Hưng, một tác phẩm âm nhạc ra đời là một công trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, trí tuệ của cả một ê kíp: Nhạc sĩ sáng tác, nhạc sĩ phối khí, ca sĩ thể hiện.

Nhà báo Tào Khánh Hưng cũng cho biết: “Với ca khúc “Về Làng Sen” là ca khúc chính trị nhưng viết, giai điệu sao không bị khô cứng mà phải mền mại, đi vào lòng người chuyển tải được ý đồ của tác giả. Chính điều đó chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thể hiện lòng thành kính về Bác.

Và nhóm đã họp bàn xây dựng nội dung ca từ và thống nhất giai điệu, chất liệu nhạc cụ sử dụng sao cho hợp lý. Trong bài hát có sử dụng nhiều nhạc cụ: sáo trúc, đàn tranh, đàn bầu cùng đàn điện tử tạo nên âm hưởng dân ca miền Trung, thể hiện sự nhớ thương, kính trọng Bác”.

Dâng Người niềm tin son sắt
Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang đang thể hiện ca khúc trong phòng thu âm.

Người ta nói, âm nhạc giống như sợi dây kết nối, gắn kết mọi người đến gần nhau hơn, âm nhạc không chỉ đem đến niềm vui, nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực mà còn có thể kéo những con người xa lạ xích lại gần nhau. Với nhà báo Tào Khánh Hưng, âm nhạc chính là người bạn.

Theo ông nhiều điều suy nghĩ ra mà không chia sẻ với ai được thì âm nhạc đã giúp nói hộ lòng mình. Âm nhạc cho chúng ta thêm yêu con người, yêu đất nước mình hơn, âm nhạc cũng chính là nơi được trải lòng, được thỏa mãn với những đam mê sáng tạo và lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước.

Chính vì thế trong mỗi chuyến đi làm báo đã cho anh nhiều trải nghiệm tích lũy kiến thức về mọi miền quê đất nước. Và rồi chắt chiu yêu thương từng địa danh, ca từ, hình ảnh để rồi một ngày cho ra đời ca khúc mới. Đây cũng là hình thức tuyên truyền thay ca từ bằng nốt nhạc thay bài báo là những hợp âm truyền tải nhanh, lan tỏa được nhiều người đón nhận. Say mê âm nhạc, làm việc nghiêm túc, cẩn thận chọn lọc ca từ, giai điệu và cả chọn người thể hiện nữa đã giúp anh có những kết quả bước đầu trong con đường âm nhạc.

Do vậy, các tác phẩm âm nhạc - những đứa con tinh thần của nhà báo Tào Khánh Hưng ngay sau khi ra đời đã được công chúng yêu thích như: “Về làng Sen, Tự hào cô giáo trẻ, Trong mờ sương Sa Pa, Trường Sa yêu thương, Hà Giang trong tôi, Mường Tè quê em, Hương chè, Về Thủ đô gió ngàn, Tình người Hà Nội, Trở về nơi nguồn sáng, Về Hà Nam anh nhé…”

Trong số đó, “Về làng Sen” là ca khúc đầu tiên nhà báo Tào Khánh Hưng viết về Bác nhưng đã thực sự đi vào lòng người bởi lời ca, giai điệu đẹp, ngọt ngào sâu lắng, mang âm hưởng của ví giặm và cái mặn mà của dân ca miền Trung ngập tràn trong ca khúc mà ai nghe cũng cảm nhận được về làng Sen quê hương Bác.

Người được tác giả tin tưởng lựa chọn thể hiện ca khúc là Nghệ sĩ ưu tú - Thượng tá Nguyễn Hương Giang - ca sĩ quê Nghệ An có chất giọng trong sáng, kỹ thuật thanh nhạc tốt, những ca khúc dân ca về miền Trung được ca sĩ thể hiện rất thành công. Hương Giang đã từng có thời gian công tác tại Đoàn Văn công Quân khu 9 và nổi tiếng với vai diễn nhân vật chị Sứ trong tác phẩm kịch “Hai người Mẹ” của cố nhạc sĩ An Thuyên. Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang hiện đang công tác tại Khoa Thanh nhạc (Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội).

Thanh Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động