-->

Dân chủ để tạo mối quan hệ lao động hài hòa

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Một trong các nội dung được các đại biểu thảo luận là việc thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp. Theo nhiều đại biểu, tại nhiều doanh nghiệp, việc thực hiện dân chủ còn hình thức, chưa đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Do đó, việc xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải khắc phục được những tồn tại này.
Nỗ lực kìm chế tai nạn lao động Chìa khóa giúp ổn định quan hệ lao động Quan hệ lao động trên địa bàn huyện Gia Lâm tương đối ổn định

Bảo đảm thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp

Đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho hay, nhiều doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chưa xây dựng quy chế dân chủ, tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn khu vực ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức Hội nghị người lao động còn thấp, đạt khoảng 64%.

Đáng quan tâm, đại biểu cho hay, doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn gần như không tổ chức Hội nghị người lao động theo quy định. Chưa kể, việc tổ chức Hội nghị người lao động ở một số doanh nghiệp vẫn còn hình thức, chưa đảm bảo các nội dung theo quy định, nhất là việc công khai tài chính các loại quỹ.

Dân chủ để tạo mối quan hệ lao động hài hòa
Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở sẽ giúp người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Ảnh minh họa.

“Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa nhận thức đúng ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp nên chưa chủ động phối hợp mà chủ yếu do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đề xuất nên việc thực hiện quy chế dân chủ còn gặp khó khăn, nhất là doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước”, đại biểu nói.

Bên cạnh đó, cũng theo đại biểu Trần Nhật Minh, một số doanh nghiệp không tổ chức lấy ý kiến của đa số người lao động nhưng vẫn ký Thỏa ước lao động tập thể, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện công khai các nội dung của Thỏa ước lao động tập thể nên người lao động chưa tiếp cận được. Số lượng doanh nghiệp có Thỏa ước lao động tập thể còn hạn chế, nội dung có lợi hơn cho người lao động không nhiều.

Đại biểu Trần Nhật Minh cũng dẫn số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, năm 2021 cả nước có 105 cuộc tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể. Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động chưa đồng tình với cơ chế trả lương của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chậm lương, chậm thưởng hoặc chi trả lương, thưởng chưa hợp lý. Chất lượng bữa ăn ca chưa đảm bảo hoặc tăng thời gian làm việc của người lao động mà chưa thông qua ý kiến của người lao động…

“Việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp cần được quan tâm đúng mức hơn nữa, cần thiết phải nghiên cứu, rà soát, xây dựng các quy định của pháp luật để khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp”, đại biểu nói.

Đại biểu Trần Nhật Minh đề nghị rà soát để tránh trùng lặp, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật về dân chủ cơ sở và hệ thống pháp luật lao động. “Các quy định quyền của người lao động về dân chủ cần nghiên cứu thiết kế theo hướng có tính khả thi, thực chất, liên quan trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của người lao động cần được pháp luật bảo vệ, có thể được thực hiện thông qua cơ chế dân chủ đại diện hoặc dân chủ trực tiếp, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị.

Đảm bảo thực chất vai trò của Công đoàn

Đại biểu Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội nhất trí với việc đưa nội dung thực hiện dân chủ ở khu vực doanh nghiệp vào dự thảo Luật. Đồng thời, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần dành 1 điều riêng để quy định về nhiệm vụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp Công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ, chứ không gộp chung vào cùng các tổ chức chính trị xã hội khác. Bởi trong việc thực hiện dân chủ trong khu vực cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, Công đoàn là chủ thể chính, có chức năng tham gia quản lý, đại diện cho một bên trong quan hệ lao động phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và người sử dụng lao động để triển khai thực hiện.

Đại biểu Lê Tất Hiếu (Đoàn Vĩnh Phúc) đề cập đến việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Theo dự thảo Luật, Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị, tổ chức định kỳ mỗi năm một lần hoặc bất thường do Ban Chấp hành Công đoàn yêu cầu hay người đứng đầu thấy cần thiết.

Để tránh việc người đứng đầu tổ chức hội nghị một cách hình thức, không thực chất, đại biểu Lê Tất Hiếu đề nghị bổ sung quy định về địa vị pháp lý và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với tư cách là người cùng người đứng đầu cơ quan đồng chủ trì, nhằm đảm bảo thực chất vai trò vị trí, chức năng của Công đoàn trong phát huy và thực hiện quyền dân chủ của công chức, viên chức, người lao động.

Người lao động rất ngại tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, miễn sao quyền lợi của mình không bị hạn chế hoặc bị thu hẹp, không bị trù dập, được nâng lương theo kỳ là ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp).

Vì vậy, ông Hòa cho rằng, cần quy định rạch ròi về nội dung nhiệm vụ, quyền hạn để cho công chức, viên chức, người lao động thực hiện phát huy dân chủ thì luật sẽ đi vào cuộc sống và được sự ủng hộ, phát huy quyền làm chủ tập thể của công chức, viên chức, người lao động sẽ dễ dàng, còn ngược lại thì sẽ rất khó phát huy.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhiều nơi còn hình thức

Đại biểu Tống Văn Băng (Đoàn Hải Phòng) cũng cho rằng, những đơn vị, doanh nghiệp nào mà tổ chức tốt việc đối thoại công khai, công khai được các nội dung liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và công bố về thang bảng lương, các định mức vào lao động, tiền lương và tiền thưởng đặc biệt trong dịp lễ Tết… thì ít xảy ra các tranh chấp lao động tập thể.

Vì vậy, việc Luật quy định các quyền của người lao động trong doanh nghiệp gồm các quyền tham gia ý kiến, người lao động quyết định, người lao động kiểm tra, người lao động giám sát, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện… là cần thiết.

Đại biểu Cầm Hà Chung (Đoàn Phú Thọ) dẫn Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở cho biết nhiều nơi còn hình thức, nhất là đối với các nội dung, hình thức chính quyền, cơ quan, tổ chức phải công khai nội dung, hình thức, người dân, người lao động được bàn, quyết định, tham gia ý kiến, kiểm tra.

Một trong các nguyên nhân là do trách nhiệm của tập thể, cá nhân quy định trong văn bản pháp luật chưa rõ ràng, đầy đủ. Để khắc phục bất cập trên và để nhân dân, người lao động thực hiện quyền dân chủ một cách thực chất, đại biểu đề nghị cần quy định rõ và đầy đủ trách nhiệm của chính quyền cơ sở, các cơ quan, tổ chức trong các khâu thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền cấp trên cơ sở, trong việc đảm bảo các quy định thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, trong việc đảm bảo để các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện quyền và trách nhiệm làm chủ của mình.

Đồng thời, quy định rõ và đầy đủ quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhấn mạnh ở khâu chủ động đề xuất các vấn đề nhân dân, người lao động bàn, quyết định, tham gia ý kiến./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Sức lan toả từ các phong trào thi đua

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Sức lan toả từ các phong trào thi đua

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Sóc Sơn đã triển khai sâu rộng các phong trào thi đua nhằm động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên, CNVCLĐ.
Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.

Tin khác

Vụ hơn 300 giáo viên bị truy thu BHXH: Đã tìm thấy một số biên bản thể hiện đã nộp tiền

Vụ hơn 300 giáo viên bị truy thu BHXH: Đã tìm thấy một số biên bản thể hiện đã nộp tiền

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An về việc sớm giải quyết việc hơn 300 giáo viên, nhân viên trường học bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), huyện Nam Đàn đã vừa tìm thấy văn bản xác nhận số tiền chênh lệch đã được nộp vào BHXH năm 2012.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH

Gần một tháng qua, tỉnh Nghệ An xôn xao về sự việc hơn 300 giáo viên, nhân viên trường học ở huyện Nam Đàn bị truy thu nhiều tỷ đồng do chưa đóng đủ tiền BHXH trong nhiều năm liền.
Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?

Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?

Người lao động ký hợp đồng thời vụ khoảng 5 tháng với đơn vị, liệu có được đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... không?
“Cầu nối” đưa chính sách đến với người lao động

“Cầu nối” đưa chính sách đến với người lao động

Trong hành trình 32 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao động Thủ đô đã để lại nhiều dấu ấn ấn tượng. Đáng kể đến là “đặc sản” truyền thông mới trên nền tảng số. Đó là chương trình “Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến” với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, được Báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp Công đoàn, doanh nghiệp tổ chức, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác truyền thông chính sách.
Nâng cao kiến thức cho phụ nữ về cơ chế, chính sách phát trển kinh tế tập thể

Nâng cao kiến thức cho phụ nữ về cơ chế, chính sách phát trển kinh tế tập thể

120 cán bộ, hội viên các quận, huyện, thị xã, nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Hà Nội vừa được tập huấn "Những điểm mới Luật HTX năm 2023 và một số cơ chế, chính sách ưu tiên phát trển kinh tế tập thể, HTX hiện nay".
Nghệ An đầu tư 2 dự án nhà ở cho công nhân lao động với 3.541 căn hộ

Nghệ An đầu tư 2 dự án nhà ở cho công nhân lao động với 3.541 căn hộ

Tỉnh Nghệ An vừa chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án khu nhà lưu trú cho công nhân tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An tại Hưng Nguyên.
Thanh Hóa: Kịp thời giải quyết hàng loạt vụ ngừng việc tập thể

Thanh Hóa: Kịp thời giải quyết hàng loạt vụ ngừng việc tập thể

Từ ngày 1/3 đến ngày 7/3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 25.000 công nhân ngừng việc tại 10 doanh nghiệp nhằm thể hiện ý kiến về những chính sách, chế độ lương thưởng của công ty. Ngay sau đó, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa cùng các cơ quan chức năng của tỉnh, cấp ủy chính quyền các địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, vừa đối thoại, vừa kết hợp tuyên truyền các quy định của pháp luật.
TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Từ Tết Dương lịch năm 2025 đến nay, tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tương đối hài hòa, ổn định. Thành phố luôn quan tâm, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc bảo đảm tình hình chi trả lương, thưởng, các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Theo báo cáo nhanh của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025 của người lao động tăng 13% so với mức thưởng Tết Giáp Thìn năm 2024.
Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Khi gia nhập tổ chức Công đoàn, đoàn viên được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động