Đàm phán hạt nhân Iran lỡ thời hạn chót
Thủ tướng Đức không hào hứng khi chơi trò 'khủng bố hạt nhân' | |
Nga tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân số 1 thế giới | |
Cuộc họp giữa ngoại trưởng các cường quốc thế giới |
Iran và 6 cường quốc thế giới đã đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran qua cả thời hạn chót vào thứ Ba, ngày 31/3, với nỗ lực cho ra một thỏa thuận khung về việc kiểm soát chương trình hạt nhân Tehran. Cuộc đàm phán kéo dài thêm một ngày sang tới ngày hôm nay 1/4 , vì cuộc đàm phán đã gần đạt được thỏa thuận, song các bên lại không đồng ý với một chi tiết quan trọng như việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Đàm phán hạt nhân giữa các ngoại trưởng P5+1 và Iran diễn ra tại Lausanne, Thụy Sỹ |
Các bên đàm phán đã kết thúc cuộc đàm phán tại thành phố Lausanne của Thụy Sĩ trong những giờ đầu tiên của ngày thứ Tư và cho biết họ sẽ triệu tập lại vào ngày hôm sau, Iran và Nga bày tỏ niềm lạc quan rằng một thỏa thuận ban đầu đã nằm trong tầm tay.
Thỏa thuận sơ bộ là một cột mốc quan trọng tiến tới một hiệp ước chính thức, vào thời hạn cuối tháng Sáu, có thể chấm dứt sự bế tắc trong vòng 12 năm qua và làm giảm nguy cơ của cuộc chiến tranh Trung Đông.
Hôm thứ Ba, Iran khẳng định "quyền hạt nhân" của mình và Mỹ đe dọa từ bỏ các cuộc đàm phán, các cuộc đàm phán đã bị sa lầy vào các vấn đề nghiên cứu hạt nhân, việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và khôi phục lại các chế tài này nếu Iran vi phạm thỏa thuận.
Theo hãng tin TASS của Nga đưa tin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các nhà đàm phán đã đạt được một hiệp định chung về "tất cả các khía cạnh then chốt", trong khi Ngoại trưởng Iran cho biết một dự thảo thỏa thuận có thể được chuẩn bị vào hôm nay.
Tuy nhiên, một nhà ngoại giao cốt lõi trong cuộc đàm phán đã phủ nhận rằng đã đạt được một thỏa thuận như vậy, và một quan chức Pháp cho biết Ngoại trưởng Laurent Fabius đã rời khỏi các cuộc đàm phán và sẽ trở về từ Pháp nếu điều đó là hữu ích.
Hiện chưa rõ rằng liệu việc rời bỏ cuộc đàm phán của Ngoại trưởng Fabius có phải là dấu hiệu của một vấn đề lớn hay không.
Sáu cường quốc bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc đều đặt mục tiêu ngăn Iran xây dựng năng lực phát triển bom hạt nhân để đổi lại việc quốc tế nới lỏng các trừng phạt hiện đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Iran.
Iran cho rằng chương trình hạt nhân là hòa bình
Khung cảnh buổi đàm phán về chương trình hạt nhân Iran |
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết đáp ứng thời hạn chót vào ngày 31 tháng 3 cho bản phác thảo hiệp ước chính trị. Các nhà ngoại giao thân cận trong cuộc đàm phán cho biết, các bên đàm phán chính trị có một thỏa thuận thăm dò đối với bản phác thảo nháp về bản hiệp ước công khai các tiến bộ mà họ đã thực hiện từ trước đến nay, và trong đó cũng sẽ làm nổi bật các ý kiến quan điểm bất đồng của các bên. Nhưng họ đã không đồng ý về tất cả các chi tiết trung tâm trọng điểm tới một khuôn khổ chính trị sẽ hình thành cơ sở thỏa thuận hạt nhân trong tương lai.
Nếu không đồng ý một hiệp định sơ bộ chi tiết thì sẽ tạo thêm những hoài nghi trong việc kiểm soát đảng Cộng hòa của Quốc hội Mỹ trong bản thỏa thuận mới phác thảo. Quốc hội đã cảnh báo sẽ xem xét áp đặt lệnh trừng phạt mới với Iran nếu không có thỏa thuận trong tuần này, tạo ra bối cảnh cấp bách hơn cho cuộc đàm phán.
Đảng Dân chủ, Obama đã đe dọa sẽ phủ quyết bất kỳ lệnh trừng phạt những động thái kiểm soát của Đại hội đảng Cộng hòa.
Nga cho biết đã nhất trí với các chi tiết then chốt
Các quan chức đã cảnh báo rằng bất kỳ hiệp định nào đưa ra cũng sẽ rất mong manh và không đầy đủ, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tín hiệu xanh cho cuộc đàm phán thâu đêm vượt qua thời hạn chót.
TASS đã trích dẫn lời của Ngoại trưởng Lavrov rằng thỏa thuận có thể bao gồm kiểm soát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế đối với chương trình hạt nhân của Tehran cũng như các bước để dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Ông nói thêm các chuyên gia sẽ tiến hành các chi tiết kỹ thuật vào cuối tháng Sáu.
“Chúng tôi có thể nói chắc chắn rằng các ngoại trưởng đã đạt được đồng thuận về tất cả các khía cạnh then chốt của thỏa thuận cuối cùng cho vấn đề này, trong những giờ tới, cũng có thể là trong ngày hôm nay, nó sẽ được viết ra giấy. " - Ngoại trưởng Lavrov nói.
Đàm phán hạt nhân Iran, P5+1 và Iran gần tiến tới thỏa thuận khung |
Bộ Ngoại giao đã tuyên bố trước đó rằng khi đủ tiến bộ để thực hiện mở rộng cuộc đàm phán vào ngày thứ Tư, tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề khó khăn còn tồn tại." Một nhà đàm phán cấp cao người Iran cho biết Tehran đã sẵn sàng đàm phán cho đến khi bế tắc được giải quyết.
Nhà đàm phán của Iran, Hamid Baidinejad, nói với phóng viên: “Iran không muốn có một thỏa thuận chỉ để có thỏa thuận. Một thỏa thuận cuối cùng cần bảo đảm các quyền hạt nhân của quốc gia Iran”.
Trong khi đó phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố ở Washington rằng các nhà đàm phán Mỹ nếu không thể đạt một thỏa thuận chính trị sơ bộ thì họ sẽ không chờ tới ngày 30/6 mới rời bỏ bàn đàm phán.
Nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết thà không có thỏa thuận còn hơn có một thỏa thuận tệ.
Một thỏa thuận gần như chắc chắn sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chỉ trong một giai đoạn trì hoãn thậm chí quay trở lại việc xuất khẩu dầu thô của Iran ít nhất là đến năm 2016. Các lệnh trừng phạt đã giảm đi một nửa, sản lượng xuất khẩu dầu của Iran chỉ còn hơn 1 triệu thùng mỗi ngày kể từ năm 2012 khi các lệnh trừng phạt áp dụng trên lượng dầu và tài chính của Iran
Các quan điểm chính
Các quan chức song phương cho biết các điểm liên quan chính là việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, sự đảo ngược và nhu cầu của người Iran dối với quyền tự do nghiên cứu và phát triển máy ly tâm hạt nhân tiên tiến sau 10 năm khi thỏa thuận hết hạn.
Các quan chức cho biết Iran vẫn đòi dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc và chúng không được tự động phục hồi không cần đàm phán thêm. Các quan chức cho biết nước Anh, Pháp và Mỹ muốn loại bỏ bất kỳ biện pháp trừng phạt nào của Liên Hợp Quốc sẽ được tự động nối lại, nhưng người Nga không thích điều này vì nó sẽ làm suy yếu quyền phủ quyết của họ trong thương vụ này.
Sáu cường quốc muốn có nhiều hơn một hệ thống treo 10 năm hoạt động hạt nhân dễ bị ảnh hưởng của Iran. Mục tiêu của họ là phải tìm một cách để đảm bảo rằng tối thiểu trong 10 năm tới Iran phải có ít nhất một năm có thể sản xuất đủ vật liệu phân hạch cho một vũ khí nguyên tử.
Iran cho biết vấn đề chính là dỡ bỏ lệnh trừng phạt một cách nhanh chóng. "Sẽ không có thỏa thuận nếu các vấn đề trừng phạt không thể giải quyết," Majid Takhteravanchi, một nhà đàm phán của Iran, nói với hãng tin Pars của Iran.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025
Tự hào 95 mùa xuân có Đảng quang vinh
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm
Tin khác
Liên tiếp rơi máy bay ở Mỹ, nhiều người thương vong
Quốc tế 01/02/2025 09:57
Chưa có thông tin về người Việt Nam trong vụ giẫm đạp ở Ấn Độ
Quốc tế 30/01/2025 09:13
Phi công thoát nạn trong gang tấc khi máy bay rơi
Quốc tế 29/01/2025 14:41
Không khí chào đón Tết Nguyên đán tại các quốc gia châu Á
Quốc tế 29/01/2025 00:17
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển trong thời gian tới
Quốc tế 25/01/2025 12:00
Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Quốc tế 21/01/2025 08:07
Chuẩn bị diễn ra lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Quốc tế 20/01/2025 10:52
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ
Quốc tế 15/01/2025 11:14
Cháy rừng ở California thiệt hại về kinh tế lên tới khoảng 150 tỷ USD
Quốc tế 13/01/2025 11:16
Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong
Quốc tế 07/01/2025 21:19