-->

Đảm bảo tính răn đe khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

Chiều 21/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.
Phạt nặng nếu vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phải thể hiện được tinh thần "dân biết, dân kiểm tra, dân giám sát" Thống nhất kiến nghị của Mặt trận gửi tới kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Hà Nội cũng là nơi thu hút đông đảo lượng khách trong nước và quốc tế đến tham quan, là môi trường thuận lợi phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, trong đó có kinh doanh karaoke, nhà hàng ăn uống có sử dụng nhạc, để đáp ứng nhu cầu thư giãn, giải trí cho du khách.

Đảm bảo tính răn đe khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa
Ông Đàm Văn Huân - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố phát biểu tại Hội nghị.

Trước tình hình trên, để đảm bảo tính răn đe trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; căn cứ Khoản 2 Điều 20 Luật Thủ đô năm 2012, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 về việc quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Theo đó, Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND đã tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố, một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã thay đổi, hết hiệu lực; việc áp dụng gấp 2 lần mức phạt mới chỉ áp dụng ở 12 quận nội thành, vì vậy, cùng một hành vi vi phạm, tuy nhiên lại có mức phạt khác nhau tại các địa bàn cùng Thành phố…

Do đó, việc ban hành nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại nội thành thành phố Hà Nội theo Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (thay thế Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014) là cần thiết và phù hợp với thực tế.

Cụ thể, Dự thảo Nghị quyết dự kiến điều chỉnh một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP gồm 8 vấn đề: Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ, nhân bản, tàng trữ phim; vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu; vi phạm quy định về tổ chức lễ hội; vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; vi phạm các quy định về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa; vi phạm quy định về hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng internet.

Có thể kể đến một số mức phạt sẽ được áp dụng như: Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ, nhân bản, tàng trữ phim, phạt tiền từ 50-60 triệu đồng; phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với hành vi biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phủ nhận thành tích cách mạng, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo…; phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuộc thi, người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý nội bộ cơ quan, tổ chức…

Đảm bảo tính răn đe khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa
Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn hóa, nghệ thuật Thành phố góp ý vào Dự thảo Nghị quyết.

Tại Hội nghị, đóng góp vào Dự thảo Nghị quyết, ông Đinh Hạnh - nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế cho rằng, các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa trong thời gian qua có tính phức tạp và nặng hơn, tuy nhiên mức phạt hiện tại còn nhẹ.

Cũng theo ông Hạnh, nếu cố định mức phạt sẽ không có tính răn đe, cứng nhắc. Do đó, ông đề xuất, nên điều chỉnh mức phạt theo sự trượt giá của thị trường, nên chia ra các lĩnh vực có tính chất vi phạm nặng nề, phức tạp hơn thì phạt cao hơn, từ nhẹ đến nặng, để có tính răn đe, không thể tính mức phạt bình quân.

Còn ông Phạm Ngọc Thảo - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật đề nghị ngành Văn hóa, chính quyền Thành phố thống nhất làm rõ một số hành vi vi phạm; nâng cao trình độ năng lực các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thẩm định, phê duyệt, cấp phép; tăng cường thanh tra, kiên quyết xử phạt những hành vi vi phạm.

Phản biện Dự thảo, Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn hóa, nghệ thuật Thành phố cho rằng mức xử phạt cần có tính răn đe và hết sức cụ thể để người dân tuân thủ pháp luật nghiêm túc. Cùng với các hành vi vi phạm lĩnh vực văn hóa, Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố cũng rất đáng lưu tâm, một phần nguyên nhân do Thành phố còn thiếu các nhà vệ sinh công cộng, các thùng rác lưu động tại nhiều tuyến phố...

Kết luận hội nghị, ông Đàm Văn Huân - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cảm ơn ý kiến đóng góp của các đại biểu và cho biết sẽ tiếp thu và bổ sung đầy đủ các nội dung, như: Sự cần thiết ban hành Nghị quyết, căn cứ pháp lý, nâng mức xử phạt vi phạm một số hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa để đảm bảo tính răn đe, bổ sung thêm vai trò của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân…

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động