-->

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Di cư lao động châu Âu và cơ hội cho lao động Việt Nam ILO: Chỉ 6% lao động giúp việc gia đình được hưởng an sinh xã hội toàn diện Việc làm xanh và chuyển đổi công bằng trong ngành Hóa chất tại Việt Nam

Bà Chihoko Asada-Miyakawa - Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đã khuyến nghị như vậy khi nói về những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến an toàn và sức khỏe của người lao động.

Theo bà Chihoko Asada-Miyakawa, biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến an toàn và sức khỏe của người lao động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ những đợt nắng nóng khắc nghiệt đến chất lượng không khí tồi tệ, người lao động phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, thường xuyên phải tiếp tục làm việc mà không có sự bảo vệ hoặc biện pháp khắc phục phù hợp, ngay cả khi điều kiện nguy hiểm.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Bà Chihoko Asada-Miyakawa - Giám đốc ILO khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Căng thẳng nhiệt (heat stress) có lẽ là thách thức rõ ràng nhất. Khi nhiệt độ tăng cao, những người lao động ngoài trời trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, đánh bắt thủy sản và vận tải đặc biệt dễ bị tổn thương, phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến nhiệt độ như say nắng.

Tuy nhiên, người lao động trong nhà cũng có nguy cơ, đặc biệt là những người tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt hoặc làm việc trong không gian với hệ thống thông gió kém. Nhà máy, khu chế biến thực phẩm, lò gạch hoặc kho hàng đều có thể nguy hiểm cho người lao động như việc lao động dưới trời nắng nóng.

“Các quy định, thực thi, chiến lược giảm thiểu, đào tạo và nâng cao nhận thức tốt hơn đều có thể tạo ra sự khác biệt. Việc trao quyền cho người lao động, cho phép họ ngừng làm việc do thời tiết quá nóng mà không lo mất lương hoặc mất việc làm, là điều vô cùng quan trọng”, bà Chihoko Asada-Miyakawa khuyến nghị.

Theo Giám đốc ILO khu vực châu Á và Thái Bình Dương, ngoài căng thẳng nhiệt và ô nhiễm không khí, tần suất và cường độ ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đặt ra những thách thức khác cho an toàn và sức khỏe lao động.

Từ lốc xoáy và lũ lụt đến hạn hán và cháy rừng, thiên tai ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh, đe dọa nguồn sinh kế của người lao động và gây thiệt hại kinh tế đáng kể.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Theo ILO, cường độ ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đặt ra những thách thức khác cho an toàn và sức khỏe lao động. (Ảnh minh họa: Đinh Luyện)

Một ví dụ là ngành may mặc, theo một nghiên cứu gần đây của Viện Toàn cầu về Lao động thuộc Đại học Cornell cho thấy nắng nóng và lũ lụt có thể khiến ngành này thiệt hại 65 tỷ USD tiền xuất khẩu và 950.000 việc làm vào năm 2030.

Sau thảm họa, các nỗ lực phục hồi phải ưu tiên an toàn và sức khỏe của người lao động, đảm bảo tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, trang bị bảo hộ và hỗ trợ tâm lý xã hội.

Tuy nhiên, bà Chihoko Asada-Miyakawa cũng giải thích: Không phải tất cả người lao động đều bị ảnh hưởng như nhau. Những người dễ bị tổn thương, lao động phi chính thức, người lao động di cư và những người với hoàn cảnh thiệt thòi là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Phụ nữ cũng bị ảnh hưởng một cách không cân xứng. Bất bình đẳng dai dẳng và hạn chế tiếp cận tài nguyên cản trở khả năng thích ứng với những thay đổi về môi trường của người lao động.

Trước những thách thức này, theo bà Chihoko Asada-Miyakawa, chúng ta cần có hành động phối hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn và sức khỏe của người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Cụ thể, điểm khởi đầu phải là các khuôn khổ pháp lý vững chắc, điều cần thiết để thực thi các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ người lao động khỏi các mối nguy hiểm liên quan đến khí hậu.

Năm 2022, Hội nghị Lao động Quốc tế đã nhất trí đưa “môi trường làm việc an toàn và lành mạnh” vào khuôn khổ các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc của ILO. Điều này có những tác động sâu sắc đến chính sách và thực tiễn.

Hiện nay, có nhiều chính phủ phải ban hành và thực thi các luật pháp yêu cầu thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động, thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tiếp cận với trang bị bảo hộ cá nhân, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nguy hiểm cao.

Mặc dù một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã ban hành luật và hướng dẫn để giải quyết vấn đề nhiệt độ nóng quá mức tại nơi làm việc, nhưng việc bảo vệ người lao động khỏi các tác động khác của biến đổi khí hậu vẫn còn nhiều hạn chế.

“Chúng ta cần có những chính sách toàn diện tích hợp khả năng chống chịu biến đổi khí hậu vào các khuôn khổ an toàn vệ sinh lao động hiện hành, đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa”, bà Chihoko Asada-Miyakawa khuyến nghị.

“Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe Lao động năm 2024, hãy cùng nhau tái khẳng định cam kết bảo vệ an toàn và sức khỏe của người lao động trước những biến đổi của khí hậu. Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người”, Giám đốc ILO khu vực châu Á và Thái Bình Dương kêu gọi.

Hơn nữa, đối thoại xã hội giữa Chính phủ, người sử dụng lao động, và người lao động cũng như các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực này là điều cần thiết để xây dựng các chính sách hiệu quả, thiết thực và linh hoạt ở cấp độ nơi làm việc. Sự phối hợp giữa các ban ngành của chính phủ cùng với việc chuyển giao kiến thức và nâng cao năng lực là rất quan trọng để đảm bảo tính nhất quán và thực thi chính sách.

Các sáng kiến về an toàn vệ sinh lao động cũng nên được tích hợp vào các chiến dịch y tế cộng đồng rộng lớn hơn.

Cùng lúc đó, cần nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho người lao động và người sử dụng lao động sẽ giúp nuôi dưỡng văn hóa phòng ngừa và ứng phó. Các chương trình đào tạo về phòng ngừa và quản lý căng thẳng nhiệt, và sức khỏe nghề nghiệp có thể giúp người lao động tự bảo vệ mình và đồng nghiệp khỏi các rủi ro liên quan đến khí hậu.

Giám đốc ILO khu vực châu Á và Thái Bình Dương cũng cho rằng, các Công đoàn có vai trò then chốt trong quá trình này. Bằng cách đấu tranh cho quyền lợi của người lao động và đảm bảo tiếng nói của họ được lắng nghe, họ có thể giúp thúc đẩy an toàn nơi làm việc và ủng hộ các chính sách công bằng, hợp lý nhằm thúc đẩy những thay đổi tích cực.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động