-->

Đãi ngộ nghệ nhân để giữ nghề truyền thống

(LĐTĐ) Với số lượng 1.793 di sản được kiểm kê, có thể nói Hà Nội là đơn vị có lượng di sản văn hóa phi vật thể nhiều nhất cả nước. Có hàng ngàn nghệ nhân, rất nhiều câu lạc bộ thuộc các loại hình di sản đã và đang tích cực hoạt động. Hiện Thành phố đang nỗ lực thực hiện chính sách đãi ngộ nghệ nhân để bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị các di sản.
Nghệ nhân Nguyễn Trọng Cẩm: Nặng tình với nhà gỗ cổ truyền Phát huy vai trò nghệ nhân trong trao truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội

Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể là những người nắm giữ và thực hành thành thạo các nghi lễ, diễn xướng dân gian, họ cũng là những người truyền dạy, bảo tồn những tinh hoa, bản sắc văn hóa của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tài năng, trách nhiệm, nhiệt huyết và sự cống hiến của các nghệ nhân đã khiến họ thành những báu vật, bảo tàng sống, là linh hồn của các di sản văn hóa phi vật thể của xã hội, và bản thân họ cũng chính là di sản văn hóa.

Đãi ngộ nghệ nhân để giữ nghề truyền thống
Câu lạc bộ Ca trù Thái Hà biểu diễn.

Bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, từ quy định của Luật Di sản văn hóa, sau khi có Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và triển khai việc phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” (NNND và NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, năm 2015, thành phố Hà Nội có 39 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng và truy tặng danh hiệu NNƯT. Năm 2019, trong đợt phong tặng lần 2, thành phố Hà Nội có 7 NNND và 37 NNƯT. Năm 2022, trong đợt phong tặng lần thứ 3, thành phố Hà Nội có 11 NNND và 55 NNƯT. Tổng 3 đợt là 131 nghệ nhân với 18 NNND và 113 NNƯT thuộc các loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Tri thức dân gian.

Tại Kỳ họp thứ X, Hội đồng nhân dân khóa XVI tháng 12/2022, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND Quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”, Nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội. Từ đó, ngày 28/4/2023, Sở Văn hóa và Thể thao ban hành văn bản số 1535/SVHTT-QLDSVH hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết tới Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện thị xã với việc hỗ trợ, đãi ngộ Nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Ngày 16/6/2023, Sở Văn hóa và Thể thao ban hành quyết định số 488/QĐ-SVHTT về việc chi đãi ngộ, hỗ trợ NNND, NNƯT. Kinh phí đãi ngộ được chi trả vào tài khoản cá nhân các nghệ nhân do UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp. Đến nay, 14/18 NNND và 101/113 NNƯT còn sống (tính từ khi Nghị quyết được ban hành) đã nhận được kinh phí đãi ngộ theo Nghị quyết số 23 của Hội đồng nhân dân Thành phố với tổng kinh phí hơn 3,5 tỷ đồng. Các nghệ nhân rất phấn khởi khi nhận được kinh phí đãi ngộ, chính sách này có ý nghĩa to lớn, kịp thời động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy giá trị các di sản đang nắm giữ.

Có thể nói chính sách hỗ trợ nghệ nhân trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể đã được các cấp triển khai hiệu quả, đi vào thực tiễn. Hiện nay, các quận, huyện, thị xã đã và đang triển khai thực hiện, hỗ trợ kiện toàn, thành lập các Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định về việc Tổ chức, hoạt động và quản lý Hội và các quy định liên quan để từ đó có thể được hưởng chế độ hỗ trợ tại Nghị quyết 23 với mức hỗ trợ các Câu lạc bộ lần đầu thành lập được 50 triệu đồng và hàng năm được hỗ trợ 20 triệu đồng để hoạt động.

Đến nay, đã có 2 Câu lạc bộ được thành lập là Câu lạc bộ Trống quân xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) và Câu lạc bộ ca trù Yên Nghĩa (quận Hà Đông), 10 Câu lạc bộ đã thành lập Ban Vận động và đang hoàn thiện thủ tục thành lập Câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Ca trù Lỗ Khê, Chanh Thôn, Câu lạc bộ múa bồng Triều Khúc, Câu lạc bộ tuồng xã Xuân Nộn…

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, ngay sau khi Nghị quyết ban hành, thành phố Hà Nội đã bố trí nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết đến các quận, huyện, với tổng kinh phí là 13 tỷ 232 triệu. Chính sách hỗ trợ NNND, NNƯT, người kế cận nắm giữ di sản tham gia thực hành, trình diễn, truyền dạy, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể theo quy định tại khoản 3, mục II và khoản 3 mục III phụ lục 2 Nghị quyết số 23 trong đó có kinh phí hỗ trợ NNND truyền dạy: 500.000 đồng/người/buổi, NNƯT 300.000 đồng/ người/ buổi.

Các địa phương Đan Phượng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh, Hoài Đức, Quốc Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Long Biên… đã hỗ trợ các Câu lạc bộ và nghệ nhân tổ chức nhiều lớp truyền dạy, nhiều đợt truyền dạy với các di sản như: Hát Ca trù, Hát trống quân, Hát Tuồng, Múa Rối nước, Hát Dô, Hát Chèo, Hát Chèo Tàu, Cồng chiêng của người Mường, Múa rối cạn, Nặn Tò he, Xẩm, Hát múa Bài bông, Hát múa Ải lao…

Các hoạt động trình diễn, giới thiệu di sản cũng đã được quy định mức hỗ trợ cụ thể nghệ nhân thực hành di sản góp phần tạo nên sức sống của di sản; trong các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa của địa phương và Thành phố, các hoạt động trên khu vực phố đi bộ, phố cổ đã thường xuyên đưa các tiết mục trình diễn của nghệ nhân đến với công chúng…

Có thể thấy, Nghị quyết có tác động xã hội tích cực tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất trong quá trình thực hiện các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, vinh danh đãi ngộ các nghệ nhân thực hành, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố. Qua đó động viện, khích lệ, giải quyết phần nào khó khăn trong đời sống của các nghệ nhân, khó khăn trong hoạt động của các câu lạc bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/2/2025.
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

(LĐTĐ) Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Ngoài việc sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, người nghỉ hưu sớm sẽ được nhận thêm một khoản hỗ trợ.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, do vậy, trước khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 thì tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động khác nhau theo từng năm. Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức (CCVC) thì ngoài việc được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự, còn được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng.
Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách

Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách

(LĐTĐ) Với phương châm hành động “lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo của sự phục vụ”, năm 2024, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu đề ra.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Xem thêm
Phiên bản di động