--> -->

Đại biểu Quốc hội nói về trách nhiệm của tình trạng thiếu điện

Theo các đại biểu Quốc hội, ngoài trách nhiệm của Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cũng phải có trách nhiệm với tình trạng thiếu điện.
Chủ tịch Quốc hội “xin phép” tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường 67 tác phẩm báo chí đoạt Giải Diên Hồng lần thứ nhất

Khó khăn về cả thủy điện và nhiệt điện đang khiến tình trạng mất điện kéo dài ở miền Bắc trong những ngày qua. Theo tính toán của Bộ Công Thương, hệ thống điện miền Bắc đang thiếu hụt khoảng 4.350 MW với sản lượng không đáp ứng được trung bình ngày khoảng là 30,9 triệu kWh (ngày cao nhất có thể lên tới 50,8 triệu kWh). Khi đó, hệ thống điện miền Bắc đối mặt với nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết giờ trong ngày.

Bên hành lang Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội cho rằng, ngoài trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cũng phải có một phần trách nhiệm trong việc đẩy nhanh đầu tư các dự án điện mới.

Đại biểu Quốc hội nói về trách nhiệm của tình trạng thiếu điện
Đại biểu Tạ Văn Hạ phát biểu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam) cho rằng, khi để xảy ra tình trạng thiếu điện, không chỉ có trách nhiệm của Bộ Công Thương, mà còn trách nhiệm của các bộ, ngành khác, trong đó không thể không kể đến Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp. Cơ quan này đang là đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại 7 tập đoàn và 12 tổng công ty. Trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Theo tính toán, Chính phủ đang giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, quản lý tổng số tài sản khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và 820.000 tỷ đồng vốn Nhà nước.

Ông Hạ cho rằng, một trong những vướng mắc mà Ủy ban đang gặp phải là chậm phát triển các dự án năng lượng mới. Điển hình như dự án Nhiệt điện Ô Môn III và IV (Cần Thơ) đã chậm trễ nhiều năm mà chưa thể triển khai.

“Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cần phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ mà Chính phủ giao để hoạt động hiệu quả, đẩy nhanh các dự án điện mới. Tôi cho rằng Ủy ban cần phải hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch, rõ ràng, rõ trách nhiệm của mình”, đại biểu Tạ Văn Hạ nêu quan điểm.

Cũng nhắc đến các nhà máy nhiệt điện Ô Môn chậm tiến độ trong nhiều năm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, điều này đang gây lãng phí nguồn lực rất lớn. Việc chậm trễ không chỉ ảnh hưởng hiệu quả dự án mà còn ảnh hưởng đến việc cung ứng điện cho nền kinh tế.

“Việc chậm trễ các thủ tục pháp lý để triển khai dự án cũng là một phần nguyên nhân khiến các dự án chưa thể triển khai. Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cần xem xét lại trách nhiệm của mình, cùng đồng hành với các cơ quan khác, với doanh nghiệp để đẩy nhanh dự án”, đại biểu Phạm Văn Hòa bày tỏ.

phát biểu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)
Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Theo đại biểu Hòa, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp phải hoạt động dựa trên các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không thể lấy lý do theo quy định mà chậm trễ trong triển khai các công việc khác.

“Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phải vào cuộc, không thể đứng ngoài cuộc khi để xảy ra tình trạng thiếu điện. Nhiều doanh nghiệp lớn đang bị cơ quan này quản lý về vốn. Muốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển lại phải trông chờ vào phê duyệt, kế hoạch, tổ chức thực hiện của Ủy ban. Do vậy, cơ quan này phải vào cuộc để đồng hành cùng các doanh nghiệp triển khai nhanh các dự án. Nếu có khó khăn gì phải báo cáo Chính phủ”, đại biểu Phạm Văn Hòa chia sẻ.

Theo Nghị định 131/2018 của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp được giao trách nhiệm và quyền hạn: Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định.

Ngoài ra, cơ quan này có trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng kế hoạch hoạt động dài hạn, 5 năm và hàng năm của Ủy ban và các chương trình theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhiều thủy điện đang ở mức nước chết, không thể phát điện. Ảnh
Nhiều thủy điện đang ở mức nước chết, không thể phát điện. (Ảnh: Hữu Duyên)

Theo Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) tính đến ngày 6/6, hầu hết hồ thủy điện lớn miền Bắc đã về mức nước chết gồm: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà. Riêng hai hồ thủy điện Lai Châu và Sơn La đã phải chạy xuống dưới mực nước chết. Duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình còn nước trong hồ và có thể duy trì phát điện đến khoảng ngày 12-13/6.

Tổng công suất không huy động được của các nguồn thủy điện miền Bắc nêu trên sẽ ở mức 5.000 MW và có thể lên đến 7.000 MW khi hồ thủy điện Hòa Bình về mực nước chết. Như vậy, tính đến ngày 6/6, công suất khả dụng của thuỷ điện là 3.110 MW chỉ đạt 23,7% công suất lắp.

Về nguồn nhiệt điện, do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, các tổ máy hoạt động tối đa công suất trong thời gian dài dẫn đến những sự cố về thiết bị (chủ yếu là xì ống sinh hơi, xì bộ hâm, bộ quá nhiệt, máy nghiền than, bơm cấp...).

Ngoài ra, nhiều tổ máy nhiệt điện than bị sự cố dài ngày. Điển hình như ngày 1/6, tổng công suất không huy động được từ các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc bị sự cố và suy giảm công suất lên đến 1.030 MW.

Như vậy, mặc dù nguồn nhiên liệu than cho phát điện đã được cấp tương đối đảm bảo nhưng cập nhật đến ngày 6/6, nguồn nhiệt điện than miền Bắc chỉ huy động được 11.934 MW chiếm 76,6% công suất lắp.

Theo đó, tổng công suất khả dụng của hệ thống điện miền Bắc (bao gồm cả điện nhập khẩu) có thể huy động để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện chỉ đạt mức 17.500-17.900 MW (khoảng 59,2% công suất lắp đặt). Công suất này đã bao gồm khoảng từ 2.500 đến 2.700 MW truyền tải từ miền Nam và miền Trung ra Bắc.

Nhu cầu sử dụng điện ở khu vực miền Bắc có thể lên mức 23.500-24.000 MW trong những ngày nắng nóng sắp tới. Như vậy, hệ thống điện miền Bắc sẽ thiếu hụt khoảng 4.350 MW.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến tri ân người có công, gia đình chính sách tại Hà Nội

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến tri ân người có công, gia đình chính sách tại Hà Nội

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến cùng đoàn công tác đã tới dâng hương, thăm, tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng, các gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giám sát hoạt động ủy thác cho vay trên địa bàn Hà Nội

Giám sát hoạt động ủy thác cho vay trên địa bàn Hà Nội

Chiều 21/7, Đoàn công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã giám sát hoạt động ủy thác cho vay; nắm tình hình hoạt động công tác hội, phong trào phụ nữ thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Hôm nay (22/7), giá dầu giảm khi các lệnh trừng phạt mới nhất của châu Âu đối với dầu của Nga được dự đoán sẽ có tác động rất hạn chế đến nguồn cung. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,77 USD/thùng, giảm 0,71%, giá dầu WTI ở mốc 66,91 USD/thùng, giảm 0,67%.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Sở Du lịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bão.
Công an Hà Nội khẩn cấp ứng phó bão số 3, bảo đảm an toàn cho người dân

Công an Hà Nội khẩn cấp ứng phó bão số 3, bảo đảm an toàn cho người dân

Công an thành phố Hà Nội vừa ban hành chỉ đạo hỏa tốc, yêu cầu các đơn vị trực thuộc nâng cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với bão số 3 cùng nguy cơ mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất. Mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản cho người dân, với nhiều biện pháp chủ động từ tuần tra, cảnh báo đến sơ tán khẩn cấp.
Arsenal vs AC Milan: Khởi đầu đầy thử thách trên đất Singapore

Arsenal vs AC Milan: Khởi đầu đầy thử thách trên đất Singapore

Trận đấu giao hữu quốc tế giữa Arsenal và AC Milan vào lúc 18h30 ngày 23/7 trên đất Singapore hứa hẹn sẽ là màn khởi động hấp dẫn cho cả hai đội trước thềm mùa giải 2025/26. Dù lịch sử đối đầu gần đây nghiêng hoàn toàn về phía Pháo thủ, nhưng cục diện trận đấu sắp tới có thể không đơn giản như những gì người hâm mộ Arsenal mong đợi.

Tin khác

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của các cấp, cùng sự ủng hộ của quần chúng Nhân dân, Đảng bộ Công an Thủ đô đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tạo môi trường hòa bình, ổn định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Khoảnh khắc ấy không chỉ đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến - thực dân trên đất nước ta, mà còn mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Nhân dân làm chủ và đất nước bước vào thời đại cách mạng hiện đại hóa.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động