-->

Đại biểu Quốc hội băn khoăn liệu có những “vụ Việt Á” trong lựa chọn sách giáo khoa?

Có câu hỏi đặt ra là liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa hay không? Những vấn đề này nên được thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết. Đây là ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn TP Đà Nẵng) tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 23/5 về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.
Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khoá XV sẽ quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Trình Quốc hội 4 chuyên đề để lựa chọn

Trình bày Tờ trình tóm tắt về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát. Cụ thể như sau:

Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn liệu có những “vụ Việt Á” trong lựa chọn sách giáo khoa?
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng giám sát việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là rất cấp thiết. (ảnh: Quốc hội)

Quá nhiều bộ sách giáo khoa được đề nghị sử dụng gây ra sự lúng túng

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, cả 4 nội dung mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn rất đúng, rất trúng từ hàng trăm chuyên đề.

Đại biểu bày tỏ đồng tình lựa chọn giám sát với chuyên đề 3 - việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội XIII, Nghị quyết 51 Quốc hội khóa XIV về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

“Tôi thấy đây là một chuyên đề rất nên và rất cấp thiết. Đổi mới chương trình và đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông là nội dung cốt lõi của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông và có tầm quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn.

Tuy nhiên, trên thực tiễn cho thấy cử tri đang rất bức xúc về các chương trình giáo dục phổ thông có nhiều điểm không phù hợp. Đặc biệt trong thời gian vừa qua đó là vấn đề dạy và học môn Sử, cực kỳ bức xúc trong toàn xã hội. Sách giáo khoa khi thì in sai, ngôn từ còn nhiều chỗ không phù hợp, hình ảnh chưa được chuẩn mực”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, vì quá nhiều bộ sách giáo khoa được đề nghị sử dụng cho nên gây ra sự lúng túng trong việc lựa chọn, không chỉ đối với phụ huynh, thậm chí ở các trường, các sở giáo dục.

Đặc biệt, sách giáo khoa không được sử dụng lại nên hằng năm cả xã hội vẫn phải tốn hàng ngàn tỷ đồng để mua sắm sách mới, gây khó khăn lớn cho các gia đình có con đi học, đặc biệt những gia đình nghèo...

Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa?

Tán thành giám sát tối cao vấn đề sách giáo khoa, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn TP Đà Nẵng) nhìn nhận, trong 8 năm qua ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để triển khai các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn liệu có những “vụ Việt Á” trong lựa chọn sách giáo khoa?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết có câu hỏi đặt ra là liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa hay không? (ảnh: Quốc hội)

Tuy nhiên, dư luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai, như là vấn đề giá sách giáo khoa hay là vấn đề đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp đặt ra tại kỳ họp này như là việc sắp xếp môn Lịch sử làm môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học phổ thông.

“Có những vấn đề mà báo chí và đại biểu Quốc hội đã đặt ra suốt từ kỳ họp trước đến kỳ họp này nhưng chưa được giải quyết, như là những sai sót trong cả 3 bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam”, đại biểu nói.

Đại biểu dẫn báo cáo trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thu hồi để sửa chữa 110.000 cuốn, đồng thời hủy và in lại 38.000 cuốn sách khoa học tự nhiên 6 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Tuy nhiên thực tế không đúng như Bộ trưởng trả lời.

“Những bất cập trong Thông tư số 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lựa chọn sách giáo khoa dẫn đến việc bỏ qua quyền lựa chọn dân chủ của cơ sở giáo dục, rồi vai trò hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc lựa chọn sách giáo khoa để đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch, không ảnh hưởng xấu đến chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.

Thậm chí cũng còn có câu hỏi đặt ra là liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa hay không? Những vấn đề này nên được thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nói.

Bộc lộ nhiều bất cập

Cùng quan tâm đến đề xuất giám sát việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) cho rằng, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn liệu có những “vụ Việt Á” trong lựa chọn sách giáo khoa?
Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) phát biểu tại nghị trường. (ảnh: Quốc hội)

Theo đại biểu, đánh giá từ các báo cáo cho thấy khâu tổ chức biên soạn sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương còn chậm so với tiến độ đề ra, quá trình triển khai thực hiện Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 còn bộc lộ nhiều bất cập, cử tri và dư luận đang có những ý kiến về việc dạy và học môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.

“Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình khi đi tiếp xúc cử tri tại 8 huyện, thành phố, cử tri đều có ý kiến về nội dung này”, đại biểu cho biết.

Mặc dù thời gian qua Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức một số cuộc giám sát và tọa đàm chuyên gia về nội dung này, nhưng đại biểu nhình nhận, cần phải đưa việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông để giám sát tối cao của Quốc hội.

Từ đó, đưa ra những đánh giá tổng thể, toàn diện và kịp thời, tìm ra những giải pháp thiết thực để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong những năm tới”, đại biểu đề xuất.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Xem thêm
Phiên bản di động