-->

Cựu chiến binh góp sức đánh “giặc” Covid-19

Trong những ngày thành phố Hà Nội căng sức phòng chống dịch bệnh Covid-19, mặc dù tuổi đã cao nhưng những hội viên Hội cựu chiến binh vẫn sẵn sàng tình nguyện tham gia trực chốt kiểm soát dịch, “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện nghiêm các khuyến cáo phòng dịch. Thậm chí họ sẵn sàng ủng hộ tiền lương trợ cấp cho quỹ phòng, chống dịch của Thành phố.
cuu chien binh gop suc danh giac covid 19 Thêm 3 ca nghi ngờ tái dương tính với SARS-CoV-2
cuu chien binh gop suc danh giac covid 19 Ngày thứ 11 không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng

Sẵn sàng “ra trận” chống dịch Covid

Suốt gần một tháng qua, ông Nguyễn Văn Sơn (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Phùng Xá) cùng các hội viên trở thành chiến sĩ xung kích tham gia phòng, chống dịch của xã. Từ khi có dịch Covid-19, ông cũng như các hội viên khác phải gác hết những công việc riêng của gia đình để nhường chỗ cho việc tuyên truyền, phổ biến thông tin dịch tới người dân trong thôn.

cuu chien binh gop suc danh giac covid 19
Cựu chiến binh tham gia bám trực tại các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19

Trong những ngày thực hiện Chỉ thị cách ly xã hội, ông đảm nhận nhiệm vụ trực tại điểm chốt trực số 2, khu vực đầu cầu Phùng Xá của xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức), đây là chốt quan trọng nhất của xã bởi là khu vực có đông lượng người ra, vào địa bàn mỗi ngày, ông Sơn cũng như các thành viên khác trong đội trực phải thay đổi gần như toàn bộ lịch làm việc và sinh hoạt bình thường.

Trực tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19, hàng ngày ông Sơn ghi chép đầy đủ thông tin người vào địa bàn trong sổ trực, chuẩn bị máy đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang… để nhắc nhở người dân thực hiện theo đúng quy định phòng dịch.

Để duy trì hoạt động các chốt trực, hàng ngày (từ 6 giờ sáng đến 22 giờ) với mục đích kiểm soát người ra, vào các thôn, xóm, khu dân cư, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các xã cũng như các thành viên trong chốt đã xây dựng kế hoạch trực chốt một cách khoa học, bố trí nghỉ ngơi, ăn uống đảm bảo sức khỏe.

Theo đó, chốt của ông Sơn bố trí chia 3 ca trực/ngày, mỗi ca gồm 4 thành viên, trong ca trực các thành viên luôn nhắc nhau phải tập trung cao nhất để ca trực đạt hiệu quả. Mặc dù vất vả nhưng khi chia sẻ về công việc đang đảm nhiệm trong những ngày qua, ông Sơn rất vui vì được góp sức cùng với địa phương tham gia công tác phòng, chống dịch. Bởi với ông, đó là trách nhiệm của những người lính, dù trong thời bình hay thời chiến họ vẫn sẵn sàng vì đất nước.

“Trong những ngày đầu người dân chấp hành nghiêm Chỉ thị, hạn chế đi lại, tuy nhiên những ngày cuối, một số người có tâm lý chủ quan, các phương tiện đi lại nhiều hơn, có những người đặc biệt là một số thanh niên không tuân thủ đeo khẩu trang, khi bị nhắc nhở, họ không hợp tác, do đó chúng tôi phải vừa mềm dẻo để tuyên truyền cùng đó kết hợp cả biện pháp mạnh, giao cho lực lượng công an làm việc khi họ cố tình không tuân thủ…

Mặc dù tuổi cao, nhưng với bản lĩnh của người lính Cụ Hồ cùng tinh thần “chống dịch như chống giặc", các Hội viên Hội Cựu chiến binh đều tham gia đầy đủ, nhiệt tình. Thậm chí, có những tổ kiểm soát số người trực có hôm còn vượt hơn so với quy định”, ông Sơn cho biết.

Đóng góp tiền trợ cấp hàng tháng cho quỹ phòng, chống dịch

Tương tự Hội cựu chiến binh xã Hùng Tiến có 397 hội viên, các hội viên được bố trí tham gia những công việc trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, 12 hội viên tham gia trực tại 4 chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn xã.

Song song với đó 100% các hội viên đều tham gia ủng hộ quỹ phòng chống dịch, hội viên ủng hộ ít nhất là 100 nghìn đồng, trong đó số tiền 200, 500 nghìn đồng chiếm số lượng nhiều, hội viên cựu chiến binh xã đã ủng hộ được tổng số tiền 56 triệu cho công tác phòng chống dịch.

Đơn cử như ông Nguyễn Văn Tạ, thương binh hạng 1/4, ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, mặc dù điều kiện hoàn cảnh kinh tế gia đình vẫn còn nhiều khó khăn, ông lại tuổi cao sức yếu.

Nhưng thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông đã phát huy tấm lòng và phẩm chất truyền thống của người lính Bộ đội Cụ Hồ, ông và gia đình đã tham gia ủng hộ cho Mặt trận Tổ quốc huyện và thành phố Hà Nội với số tiền 2 triệu đồng từ tiền nhận trợ cấp hàng tháng cho thương binh. Hành động nhân văn đó của ông đã khiến không ít người cảm động.

Bởi lẽ việc ông Tạ dành số tiền tích cóp từ tiền trợ cấp chế độ hàng tháng là 2 triệu đồng để đóng góp cho công tác phòng, chống dịch bệnh đối với nhiều người chưa hẳn là lớn nhưng đối với ông là bằng cả tấm lòng và là tài sản quý giá của gia đình mình.

“Trong những ngày đầu người dân chấp hành nghiêm Chỉ thị, hạn chế đi lại, tuy nhiên những ngày cuối, một số người có tâm lý chủ quan, các phương tiện đi lại nhiều hơn, có những người đặc biệt là một số thanh niên không tuân thủ đeo khẩu trang, khi bị nhắc nhở, họ không hợp tác, do đó chúng tôi phải vừa mềm dẻo để tuyên truyền cùng đó kết hợp cả biện pháp mạnh, giao cho lực lượng công an làm việc khi họ cố tình không tuân thủ…

Mặc dù tuổi cao, nhưng với bản lĩnh của người lính Cụ Hồ cùng tinh thần “chống dịch như chống giặc", các Hội viên Hội Cựu chiến binh đều tham gia đầy đủ, nhiệt tình. Thậm chí, có những tổ kiểm soát số người trực có hôm còn vượt hơn so với quy định”, ông Sơn cho biết.

Ông Lê Văn Mạnh, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Hùng Tiến chia sẻ: “Các cựu chiến binh đều là những người lính từng vào sinh ra tử trong các cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc và được tôi luyện trong môi trường quân ngũ, khi đất nước đang gồng mình chống dịch, đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề thì tinh thần vì nước, vì dân lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Thời chiến, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống giặc thì ngày nay, mỗi người dân, trong đó có cán bộ, hội viên cựu chiến binh chính là một chiến sĩ trong công tác phòng, chống dịch bệnh”.

Tương tự, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy phẩm chất cao quý của người lính Bộ đội Cụ Hồ, các cấp Hội Cựu chiến binh thị xã Sơn Tây thời gian qua đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, cùng cộng đồng chung tay phòng, chống dịch.

Mặc dù đa số hội viên đều là những người cao tuổi, thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc Covid-19 nhưng khi cả nước cùng chung tay chống dịch, thì những người lính năm xưa cũng không quản ngại khó khăn, góp sức cùng chính quyền trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của địa phương.

Hội Cựu chiến binh thị xã đã có nhiều hoạt động ý nghĩa như: 347 hội viên cựu chiến binh được cử cùng tham gia trực chốt kiểm soát y tế, thời gian hoạt động từ 6h-22h hàng ngày tại 117 chốt; 256 hội viên tham gia rà soát, giám sát tại nhà đối với người từ nước ngoài trở về từ ngày 7/3, người thăm, khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10 - 28/3/2020; 231 hội viên tham gia triển khai ký cam kết thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly xã hội đến các hộ gia đình trên địa bàn 15 xã, phường.

Cùng với đó, phát huy phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, các hội viên cựu chiến binh thị xã tự nguyện góp tiền ủng hộ công tác phòng, chống dịch. Nhiều cựu chiến binh tham gia ủng hộ với số tiền và hiện vật cao cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường…

Tựu chung có thể thấy những việc làm, hành động nhân văn của các cựu chiến binh là một tấm gương sáng trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Chính từ việc các cựu chiến binh hăng hái tham gia phòng, chống dịch tạo ra sức lan tỏa rộng rãi, động viên toàn dân nâng cao tinh thần phòng, chống dịch.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động