-->

Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?

Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) để điều tra về Tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. Nhiều người đặt câu hỏi, cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
Giả danh lực lượng phòng, chống dịch cưỡng đoạt tài sản, 6 bị cáo lĩnh án tù TP.HCM: Triệt xóa băng nhóm cưỡng đoạt tài sản và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, sinh năm 1986 (thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án), trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Khoản 4, Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Quá trình bắt, khám xét, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án. Hiện, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án theo quy định.

Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (Ảnh: CACC)

Từ góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 1 - 5 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm.

Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 dưới dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 7 - 15 năm. Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội mà người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm.

Cũng theo luật sư Phạm Hải Long, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị tăng nặng trách nhiệm hình sự. Khoản 1, Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 nêu rõ, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự gồm: Phạm tội có tổ chức; Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Phạm tội có tính chất côn đồ…

Bên cạnh đó, theo khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gồm: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác…

Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Đối chiếu quy định trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản là người có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Nhằm nâng cao hiểu biết cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.

Tin khác

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Từ thực tế cơ quan điều tra triệt phá nhiều vụ án liên quan đến sữa giả, sản phẩm giả cho thấy, đối tượng làm giả còn tinh vi đến mức đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm đó tại cơ quan quản lý Nhà nước. Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã đề xuất nhiều tội phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Cơ quan Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Tô Thị Ty Na về hành vi giết người. Hành vi sát hại con ruột nhằm trục lợi bảo hiểm của đối tượng Na đã gây phẫn nộ trong dư luận. Nhiều người cho rằng, người phụ nữ mất nhân tính này phải bị pháp luật xử lý ở mức án cao nhất...
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Sau khi không còn công an cấp huyện, nhiều ý kiến cho rằng ông an xã có thẩm quyền rộng hơn khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, thậm chí có quyền kiến nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Để làm rõ nhiệm vụ của công an xã, Bộ Công an đã có nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết.
Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?

Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?

Đối với các trường hợp vi phạm được thông báo trước ngày 1/3, trong đó có yêu cầu đến Công an cấp huyện để giải quyết, thì người dân liên hệ tới Phòng Cảnh sát giao thông nơi cư trú hoặc nơi phát hiện vi phạm để giải quyết.
Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh

Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh

Trong bối cảnh giáo dục ngày càng phát triển, việc dạy thêm trở thành một ngành kinh doanh tiềm năng, tuy nhiên, theo quy định có nhiều điểm cần lưu ý.
Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4

Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4

Người dân có nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe bằng hình thức trực tuyến thì truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, sau đó chọn dịch vụ “Đổi giấy phép lái xe”...
Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Mới đây, Bộ Công an đã công bố Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (dự thảo lần 2); trong đó, Bộ Công an đang đề xuất tăng mức phạt mang/sử dụng điện thoại ở cây xăng.
Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?

Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?

Nhiều tài xế xe máy của các hãng xe công nghệ thường xuyên gắn điện thoại lên giá đỡ để xem bản đồ, thuận tiện hơn trong việc "nhận đơn" hoặc xem thông báo "cuốc" khách. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP việc gắn điện thoại lên giá đỡ chỉ để xem bản đồ, không thao tác bằng tay khi di chuyển có bị phạt?
Bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao

Bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao

Hoạt động mua bán dữ liệu của công dân, người dùng internet trên thế giới và Việt Nam diễn ra ngày càng phức tạp về số vụ và số lượng thông tin bị rò rỉ. Có trên 66% người dùng xác nhận rằng thông tin của họ từng bị sử dụng trái phép. Việc lộ lọt dữ liệu cá nhân cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” mà các đối tượng tội phạm lừa đảo trên không gian mạng nhắm đến.
Xem thêm
Phiên bản di động