-->

Cuối năm, cảnh giác với bệnh liên cầu lợn

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Thân Mạnh Hùng - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh liên cầu lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng cứ vào dịp cuối năm (tính theo âm lịch), bệnh có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý, bệnh liên cầu lợn không chỉ xảy ra với những trường hợp ăn tiết canh sống, nem sống, mà cả người làm thịt lợn, bán thịt…cũng có nguy cơ, do tiếp xúc trực tiếp với thịt có mầm bệnh.
70% ca bệnh liên cầu lợn trên người do ăn tiết canh lợn

Nguy hiểm tính mạng từ thói quen ăn uống

Thời gian qua, bất chấp những nguy cơ cảnh báo lây nhiễm liên cầu khuẩn khi ăn tiết canh, chế phẩm từ lợn không được chế biến kĩ, nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm tính mạng.

Cuối năm, cảnh giác với bệnh liên cầu lợn
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng

Bác sĩ Thân Mạnh Hùng cho biết, vào dịp chuẩn bị đến ngày lễ, ngày Tết ở Việt Nam, tại các vùng quê thường có thói quen “đụng lợn”, tức là nhiều nhà sử dụng chung 1 con lợn. Đặc biệt, món ăn phổ biến nhất trong những ngày này là tiết canh. Tiết canh là một thực phẩm sống không được chế biến nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm liên cầu lợn cho người sử dụng. “Bệnh liên cầu lợn, ngoài việc lây qua đường tiêu hóa như ăn uống các loại tiết canh, các loại sản phẩm tái, sống từ lợn thì bệnh liên cầu lợn có thể lây từ lợn qua người qua các vết xước ngoài da. Đến thời điểm này, đây là 2 nguồn lây chính của bệnh liên cầu lợn”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo chia sẻ của Phó Trưởng khoa Cấp cứu, thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân có sử dụng các chế phẩm từ lợn mà không được chế biến kĩ, dẫn đến tình trạng bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn. Cụ thể, cách đây vài ngày, bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 61 tuổi, ở Hà Nội. Bệnh nhân này ăn lòng trần, khi vào viện bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, xuất hiện những hoại tử vùng mặt, chân tay, sau đó sốc nhiễm khuẩn. Theo đó, mặc dù được lọc máu rất sớm, hồi sức rất tích cực, tuy nhiên bệnh nhân đã chuyển sang suy đa tạng, rối loạn đông máu rất nặng thì những biện pháp hồi sức không còn kết quả nữa. Các bác sĩ đã giải thích tình trạng của bệnh nhân với tiên lượng nặng cho gia đình, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về.

Đây không phải là một trong những trường hợp hiếm, bởi những trường hợp nhiễm khuẩn huyết dẫn đến thành sốc thì tỉ lệ tử vong là cao. Thậm chí, mỗi năm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận khoảng vài chục ca mắc bệnh liên cầu lợn ở dạng nặng, sốc suy đa tạng. Còn những trường hợp những ca bệnh gây viêm màng não nặng chiếm 50-60% các trường hợp viêm màng não mà bệnh viện điều trị, phát hiện thấy căn nguyên.

Không chỉ riêng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bệnh viện trên địa bàn cả nước cũng thường xuyên phải tiếp nhận các ca bệnh liên quan đến bệnh liên cầu lợn. Trước đó, hồi cuối tháng 8, tại Bệnh viện E cũng đã tiếp nhận, điều trịnam thanh niên (29 tuổi, ở Xuân Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhiễm trùng huyết do liên cầu lợn với triệu chứng rất nặng. Cách đó 3 ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn trong liên hoan ở công ty. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, ý thức lơ mơ, chậm chạp, buồn nôn và nôn, kích thích nhiều, gáy cứng. Bệnh nhân đã tự điều trị ở nhà nhưng không đỡ. Thậm chí, bệnh nhân còn có một cơn co giật gây mất ý thức toàn thân trong 4-5 phút. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, rối loạn ý thức, hôn mê, kích thích vật vã, xuất hiện hội chứng nhiễm trùng không có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.May mắn, bệnh nhân đã được điều trị khỏi.

Đừng để mất Tết...

Theo bác sĩ Thân Mạnh Hùng, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tính đến thời điểm này, so với mọi năm, các bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn nhập viện có vẻ giảm hơn 1 chút. Có thể, việc giảm này phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân, thứ nhất, lâu nay do giãn cách xã hội làm cho mức tiêu thụ thịt lợn có giảm đi; thứ 2, có thể do điều kiện về kinh tế, hoặc những vấn đề sau các vụ dịch, như dịch tả lợn nguồn cung cấp thịt lợn cũng ít hơn. “Việc giảm số bệnh nhân nhập viện do liên cầu lợn là đáng mừng, tuy nhiên cũng không thể chủ quan, vì dịp Tết Nguyên đán sắp tới khi các buổi lễ hội, tiệc tùng diễn ra nhiều thì nguy cơ vẫn còn rất lớn. Do vậy, để có một cái Tết an toàn, người dân cần chủ động bỏ những thói quen ăn uống không tốt, chủ động bảo vệ mình tránh những nguy cơ”, bác sĩ Hùng khuyến cáo.

Cuối năm, cảnh giác với bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn gây những biến chứng nặng cho cơ thể

Liên quan đến nguy cơ nhiễm bệnh liên cầu lợn ngày Tết, bác sĩ Đồng Phú Khiêm – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nhiều người dân còn rất chủ quan với bệnh này. Đặc biệt, mọi người thường có quan điểm sai lầm khi cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, bất kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Thông thường thì vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở vùng họng của lợn mà không gây bệnh cho con vật do đó những con lợn này trở thành lợn lành mang mầm bệnh và bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%-100%.

Cũng theo bác sĩ Khiêm, với bệnh liên cầu lợn thì tốt nhất là nên phòng, bởi khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. “Tùy thuộc vào cơ địa từng người, nhiều người phát hiện sớm và điều trị sớm thì sẽ có cơ hội cứu sống nhưng di chứng thì cũng có thể có. Còn lại, đa phần có người từ lúc ăn, phơi nhiễm với nguồn lây, ăn tiết canh, ăn gỏi, ăn thịt lợn sau khoảng 20h sẽ có triệu chứng sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, nổi ban rất nhanh. Có những người từ lúc ăn đến lúc trở bệnh nặng không làm gì được chỉ khoảng 2-3 ngày. Mặc dù tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã điều trị hồi sức tối đa, lọc máu, thở máy…thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ nặng. Những trường hợp cứu sống được thì các y bác sĩ cũng như người nhà đã phải đổ rất nhiều công sức...”, bác sĩ Khiêm cho biết./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua các chuyên gia nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/4, giá xăng có thể tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 350 - 450 đồng/lít, trong khi đó giá dầu diesel giảm ít hơn ở mức gần 300 đồng/lít.
Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú sau khi xuất hiện hình ảnh du khách tiếp xúc với hổ nuôi nhốt.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

Các đơn vị trong Cụm thi đua số 1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố luôn đổi mới nội dung, linh hoạt, sáng tạo trong phương thức hoạt động; hướng mạnh hoạt động về cơ sở, thực sự là chỗ dựa vững chắc của đoàn viên, người lao động. Đặc biệt các đơn vị trong Cụm đã ký kết và triển khai hiệu quả các nội dung thi đua, đưa phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn của đơn vị ngày càng phát triển.
Hiệu quả từ phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Hiệu quả từ phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Với đặc thù tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số, thời gian qua, phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” trong nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành Giáo dục Thủ đô ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ và đi vào chiều sâu. Thông qua phong trào, nhiều nữ CBGVNV đã trở thành nhà giáo mẫu mực; cán bộ quản lý, cán bộ Công đoàn giỏi; đóng góp tích cực sự nghiệp đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).

Tin khác

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn Thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Một người lớn tử vong do sởi

Một người lớn tử vong do sởi

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm 2025. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Xem thêm
Phiên bản di động