CPI tháng 3/2020 giảm 0,72%
CPI 6 tháng đầu năm 2019: Một số vấn đề cần được làm rõ | |
Xăng dầu khiến CPI 6 tháng đầu năm 2019 tăng 1,41% |
Cụ thể, so sánh tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3 so với tháng trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: tăng 0,57%; tăng 0,21%; giảm 0,27%; giảm 0,21%; giảm 0,72%.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 và bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, tăng lần lượt 4,87% và 5,56%.
Các cơ quan chức năng tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định thị trường dẫn đến CPI tháng 3/2020 giảm. |
So sánh tốc độ tăng CPI tháng 3 so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là: 1,69%; 4,65%; 2,66%; 2,7%; 4,87%. Tốc độ tăng CPI bình quân quý I so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là: 1,25%; 4,96%; 2,82%; 2,63%; 5,56%.
Trong tháng 3, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước. Trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với mức giảm 4,87%. Tiếp theo là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,4%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,15%; Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,11% và Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; Nhóm giáo dục tăng 0,04%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%.
Cũng theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 3/2020 so với tháng trước giảm 0,06%, tăng 2,95% so với tháng 3/2019. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 tăng 3,05%.
Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, CPI quý I/ 2020 tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu như: Nhu cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: lương thực, thực phẩm, rau quả; giá điện nước sinh hoạt…
Ở chiều ngược lại có có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong quý I như: Giá xăng dầu được điều chỉnh giảm; ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhu cầu đi lại, du lịch của người dân sau Tết giảm làm giá của nhóm du lịch. Hơn nữa, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Thị trường 02/02/2025 21:41
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ
Thị trường 02/02/2025 09:04
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết
Thị trường 01/02/2025 20:35
Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết
Thị trường 01/02/2025 17:33
Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm
Thị trường 01/02/2025 08:00
Giá xăng dầu hôm nay (1/2): Giá dầu thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp
Thị trường 01/02/2025 07:59
Giá vàng hôm nay (1/2): Vàng thế giới lập kỷ lục mới
Thị trường 01/02/2025 06:09
Tín dụng 2025 tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
Thị trường 31/01/2025 19:38
Cập nhật giá vàng ngày 31/1: Vàng thế giới tăng "phi mã"
Thị trường 31/01/2025 17:55
Giá xăng dầu hôm nay (31/1): Giá dầu thế giới tăng nhẹ
Thị trường 31/01/2025 07:07