Công nhân chạy xe ôm, bán hàng online kiếm thêm thu nhập
Quá nửa người tiêu dùng xem hàng online trước khi mua sắm | |
Kinh doanh online: Dân công sở thêm nghề tay trái |
Tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội nhưng không xin được việc, anh Huỳnh Minh Hải (25 tuổi, quê Tuyên Quang) chấp nhận đi làm công nhân cho một doanh nghiệp tại KCN Bắc Thăng Long hơn một năm nay.
Bán hàng trên mạng được nhiều nữ công nhân lựa chọn để tăng thêm thu nhập cho gia đình. |
Nói về đời sống của mình, anh Hải cho biết: “Công ty ít tăng ca nên thu nhập trung bình của tôi chỉ từ 4,5-5 triệu đồng/tháng, để có thêm khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng tôi nhận chạy xe ôm tự do vào lúc rảnh rỗi, khách hàng chủ yếu là các bạn công nhân vào KCN hoặc sang công viên Hòa Bình chơi”.
Theo liệt kê của anh Hải, hàng tháng sau khi nhận lương anh sẽ gửi về nhà 1,5 triệu đồng cho bố mẹ trả nợ tiền vay lúc đi học đại học, tiền nhà 500 nghìn đồng, ăn uống 1,5 triệu đồng. Còn 1 triệu đồng chi tiêu cá nhân như đi đám cưới, liên hoan, sinh nhật, mọi thú vui cá nhân khác đều phải hạn chế.
“Tiết kiệm được đồng nào tốt đồng đấy, có những hôm sau khi đi làm ca một về tôi chỉ ăn gói mì tôm cho qua bữa, nghỉ ngơi một lúc rồi chạy xe ôm đến hơn 8 giờ tối mới về. Thu nhập không cao nên tôi chưa nghĩ đến việc lập gia đình, ngay cả việc tìm hiểu yêu đương cũng không dám”, anh Hải nói.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Quang (28 tuổi, quê Vĩnh Phúc) làm công nhân tại KCN Bắc Thăng Long cũng chọn công việc chạy xe ôm để phụ giúp gia đình. Anh Quang kể lại, năm ngoái gia đình có người ốm, chi phí điều trị bệnh hết hơn 200 triệu đồng, kinh tế gia đình không đủ nên phải vay mượn thêm. Để có tiền trả nợ hàng tháng anh Quang đã thuê phòng trọ gần KCN vừa làm công nhân vừa tranh thủ chạy xe ôm công nghệ.
“Mỗi tháng tôi có thêm 4,5 triệu đồng để gửi về nhà cho vợ, tôi sẽ cố gắng “cày” từ giờ đến cuối năm trả hết nợ, khi nào kinh tế gia đình ổn định trở lại tôi sẽ trả phòng trọ đi về nhà trong ngày”, anh Quang nói về dự định cuộc sống trong thời gian tới.
Đối với những công nhân nữ đã lập gia đình, để có thêm thu nhập, họ thường chọn công việc nhẹ nhàng hơn như bán hàng trên mạng xã hội, nhận hàng về gia công tại nhà. Chị Bùi Thị Lan (26 tuổi, quê Thái Bình) làm nhân viên khảo sát thị trường tâm sự, hai vợ chồng làm khác công ty, cùng có mức lương 5 triệu đồng/tháng.
Dù chưa có con nhưng cuộc sống đi thuê trọ và hàng tháng gửi tiền về quê phụ giúp bố mẹ nên kinh tế cũng không mấy dư dả. “Do nội tiết tố kém nên tôi phải điều trị lâu dài, có tháng tốn tới chục triệu tiền đi khám, xét nghiệm và tiền thuốc men. Thấy kinh tế gia đình không đủ sức theo bác sĩ cả năm trời nên tôi nghỉ giữa chừng, về nhà tự tìm các bài thuốc nam hoặc mẹo dân gian để áp dụng, hy vọng thời gian tới vợ chồng tôi có tin vui”, chị Lan ngậm ngùi chia sẻ về cuộc sống hiện tại.
Trước đó, với mong muốn sớm ổn định cuộc sống, sau khi tốt nghiệp đại học chị Lan ngoài việc xin vào làm ở công ty vẫn tiếp tục duy trì các mối dạy thêm môn Toán, Lý, Hóa cho học sinh cấp 2 tất cả buổi tối trong tuần. Còn chồng chị Lan, làm công nhân đóng tàu để có thêm thu nhập thường nhận tăng ca.
Một ngày làm việc của vợ chồng chị Lan thường kết thúc và về nhà lúc gần 10 giờ đêm, để tiết kiệm chi phí hai vợ chồng trẻ sẽ cùng nhau nấu bữa tối. “Gọi là làm thêm nhưng khoản thu từ gia sư cũng đem lại cho tôi 4,5 triệu đồng/tháng, tương đương thu nhập chính đã giúp vợ chồng tôi rất nhiều. Khoảng hai tháng trở lại đây, tôi tập tành học bán mấy đồ phụ kiện như dây thắt lưng, ví da, túi xách… trên mạng xã hội để ít nữa nếu có con, trong thời gian nghỉ sinh ở nhà tôi vẫn có thu nhập thêm”, chị Lan nói.
Chị Mai Thị Thắm (27 tuổi, quê Thái Nguyên), làm công nhân tại KCN Bắc Thăng Long cũng có chung suy nghĩ kiếm việc làm thêm tại nhà để tăng kinh tế cho gia đình bằng cách bán hàng trên mạng xã hội. Nói về điều này, chị Thắm bộc bạch: “Thời gian đầu mới lấy nhau, anh Lăng (chồng chị Thắm) vẫn ở quê lái taxi, còn tôi làm công nhân dưới Hà Nội.
Tổng thu nhập khá ổn định nhưng sau khi có con, muốn san sẻ gánh nặng cùng vợ anh Lăng đã xuống Hà Nội với hy vọng xin được làm công nhân. Tuy nhiên, hơn hai năm qua chồng tôi không thể tìm được việc làm ổn định, ba miệng ăn trông chờ cả vào mức lương tháng 7 triệu đồng của tôi, cuộc sống gia đình càng ngày càng khó khăn, nhất là lúc con ốm đau”.
Chị Thắm kể lại, ban đầu thấy bạn bè buôn bán trên trang cá nhân cũng có thêm “đồng ra đồng vào” nên chị lân la học cách làm theo. “Sau thời gian suy nghĩ tôi chọn thuốc đông y cho trẻ nhỏ thay vì quần áo để bán như đa số công nhân khác. Buôn bán trên mạng phải lâu dài thì khách mới tin tưởng, tôi mới bán nên lượng khách chưa được nhiều nhưng cũng đủ tiền mua thuốc hàng tháng cho con bé”, chị Thắm vui vẻ nói.
Mai Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước
Tài chính 21/01/2025 09:02
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng
Tài chính 18/01/2025 09:23
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
Tài chính 17/01/2025 16:44
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày
Tài chính 17/01/2025 16:42
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ
Tài chính 13/01/2025 09:57
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1
Tài chính 12/01/2025 14:56
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tài chính 11/01/2025 17:35
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp
Tài chính 08/01/2025 08:52